Dấu hiệu dậy thì muộn ở nam và nữ là gì? Cách khắc phục

Như một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển, dậy thì mang theo nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua giai đoạn này cùng một nhịp độ. Do đó, dấu hiệu dậy thì muộn trở thành chủ đề được nhiều bạn quan tâm. Vậy hãy cùng Kotex tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này cùng những thông tin liên quan  thông quan bài viết sau đây.

Thế nào là dậy thì muộn?

Dậy thì là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển hoàn thiện của cơ thể. Ở nữ, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 7 đến 13 tuổi. Trong khi đó, ở nam, giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 9 đến 15 tuổi. 

Bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể của bé sẽ trải qua những thay đổi sinh lý. Dưới sự điều khiển của vùng dưới đồi và tuyến yên, tuyến sinh dục bắt đầu sản xuất các hormone sinh dục, bao gồm testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái. Các hormone này có nhiệm vụ kích thích phát triển các đặc trưng giới tính, cụ thể như:

  • Ở bé gái: Ngực và buồng trứng bắt đầu phát triển.
  • Ở bé trai: Cơ bắp và tinh hoàn bắt đầu phát triển.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều trải qua giai đoạn dậy thì như nhau. Khi bé gái trên 13-14 tuổi và bé trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì, tình trạng này được xem là dậy thì muộn.

Dậy thì là giai đoạn đánh dấu sự phát triển toàn diện từ sinh lý đến tâm lý ở nam và nữ.

Dấu hiệu dậy thì muộn

Dậy thì muộn là tình trạng trẻ không phát triển các dấu hiệu sinh lý của tuổi dậy thì trong khoảng thời gian bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dậy thì muộn ở nam và nữ mà ba mẹ có thể lưu ý:

Dấu hiệu dậy thì muộn ở nam

Một bé trai được xem là đang trải qua quá trình dậy thì muộn nếu sau độ tuổi 15, bé không có biểu hiện nào cho thấy sự chuyển tiếp về mặt sinh lý hay cơ thể, bao gồm:

  • Tinh hoàn và dương vật không có dấu hiệu của sự phát triển so với bình thường.

  • Không có lông mu mọc lên.

  • Chiều cao không có sự gia tăng đột biến trong khoảng thời gian 1 năm khi mà những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì bắt đầu xuất hiện.

Những yếu tố này thường được coi là các chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển bình thường của một cậu bé trong giai đoạn dậy thì.

Sau 15 tuổi, bé trai không có biểu hiện chuyển tiếp về mặt sinh lý hay cơ thể được xem là dậy thì muộn.

Dấu hiệu dậy thì muộn ở nữ

Tương tự như nam, nếu sau 14 tuổi bé gái vẫn chưa có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy sự phát triển sinh lý như:

  • Chưa xuất hiện  chu kỳ kinh nguyệt.

  • Ngực không cảm thấy đau hay chưa có sự phát triển về kích thước.

Điều này có thể là dấu hiệu của dậy thì muộn và một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm.

 Ở nữ, dậy thì muộn có biểu hiện là ngực không phát triển về kích thước.

Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn

Nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì muộn có thể được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm di truyền, bệnh lý, vấn đề nội tiết và ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính bạn có thể tham khảo.

  • Do chế độ ăn uống hằng ngày không hợp lý.
  • Mắc các bệnh mãn tính.
  • Các bé gái thường rèn luyện thể chất với cường độ cao như tham gia điền kinh hoặc thể dục dụng cụ sẽ có thời gian bắt đầu dậy thì muộn hơn so với trẻ em bình thường.
  • Các tuyến sinh dục ở trẻ (tinh hoàn đối với nam và buồng trứng đối với nữ) sản xuất hormone ít hoặc không có. Hiện tượng này được gọi là chứng suy sinh dục. Chứng suy sinh dục được chia thành hai loại:
    • Suy sinh dục nguyên phát (hay còn gọi là suy sinh dục trung ương): Bệnh này xảy ra khi tuyến yên và vùng dưới đồi trong não gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể đến từ các rối loạn di truyền, đặc biệt là hội chứng Turner (ở nữ) và hội chứng Klinefelter (ở nam). Ngoài ra cũng do một số rối loạn tự miễn dịch, rối loạn trong phát triển, tác động của xạ trị hoặc hóa trị, nhiễm trùng.
    • Suy sinh dục thứ phát: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm hội chứng Kaliman, xạ trị, chấn thương, phẫu thuật ở não, tuyến yên hoặc sự hiện diện của khối u trong não hoặc tuyến yên.

Triệu chứng của dậy thì muộn

Triệu chứng dậy thì muộn ở nam:

  • Tinh hoàn không phát triển ở độ tuổi 14.
  • Kích thước dương vật không thay đổi.
  • Không thấy lông mu hoặc lông nách đến tuổi 14.
  • Không có sự gia tăng chiều cao nhanh chóng.
  • Chưa có sự thay đổi thanh quản gây vỡ giọng.

Triệu chứng dậy thì muộn ở nữ:

  • Không thấy sự phát triển của ngực sau 13 tuổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt chưa xuất hiện.
  • Không thấy lông mu hoặc lông nách đến tuổi 14.
  • Thay đổi hình dáng cơ thể chậm, không có sự thay đổi về hình dáng cơ thể.

Triệu chứng dậy thì muộn ở bé gái.

Yếu tố dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn 

Dậy thì muộn có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn là di truyền. Ngoài ra, mắc các bệnh lý mãn tính hay suy dinh dưỡng do rối loạn ăn uống cũng có thể làm chậm quá trình dậy thì. 

Thêm vào đó, việc tập thể dục quá mức như ở các vận động viên chuyên nghiệp, có các khối u hoặc chấn thương ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết cũng như các hội chứng liên quan đến hormone cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tuổi dậy thì ở nam và nữ.

Cách phòng ngừa dậy thì muộn

Dậy thì muộn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ, nên ba mẹ nên có sự quan tâm chú ý đến con cái để kịp thời nhận ra các dấu hiệu dậy thì muộn, từ đó có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa kịp lúc. 

Nếu các con nhận thấy mình dậy thì muộn hoặc có dấu hiệu khác, các con cũng hãy mạnh dạn nói chuyện với ba mẹ. Ba mẹ sẽ luôn là người bên cạnh hỗ trợ để giúp các con phát triển tốt nhất.

Ba mẹ nên chú ý đến con cái để sớm phát hiện những dấu hiệu dậy thì muộn ở trẻ.

Những phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn 

Hiện nay, công nghệ đã phát triển rất nhiều kỹ thuật cùng phương pháp nhằm chẩn đoán chính xác hiện tượng dậy thì muộn ở bé, cụ thể như:

  • Tiền sử gia đình: Giúp bác sĩ xác định rõ nguyên nhân tiềm ẩn về thói quen ăn uống không bình thường và việc tập luyện thể thao quá mức. Đây là 2 yếu tố có thể gây ra sự trì hoãn trong quá trình dậy thì.
  • Phương pháp xét nghiệm máu: Được thực hiện để kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Phân tích nhiễm sắc thể: Sẽ được tiến hành để loại trừ khả năng mắc các rối loạn hiếm gặp.
  • Chụp X-quang: Nhằm đánh giá xem sự phát triển tuổi xương ở trẻ có chậm hơn so với bình thường hay không.
  • Chụp cắt lớp: Chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não để tìm kiếm khối u ở tuyến yên.
  • Siêu âm: Siêu âm để kiểm tra xem buồng trứng và tử cung có phát triển bình thường hay không.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn.

Cách khắc phục dậy thì muộn

Để khắc phục tình trạng dậy thì muộn ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Ở bé gái

  • Có thể cung cấp cho trẻ từ 4 - 6 tháng hormone estrogen nhằm kích thích quá trình dậy thì diễn ra sớm hơn.
  • Tăng cường dinh dưỡng để trẻ tăng cân phù hợp với độ tuổi.
  • Bổ sung estrogen liều thấp, định kỳ sau 6 tháng sẽ điều chỉnh liều cao hơn. Sau khoảng 12 - 18 tháng, bác sĩ sẽ cho thêm hormone progestin và sau vài tháng sẽ ngừng progestin trong vòng 1 - 2 ngày.

Ở bé trai

  • Sử dụng thuốc tiêm trong vài tháng để thúc đẩy chiều cao và sự phát triển của cơ quan sinh dục.
  • Bổ sung testosterone là lựa chọn ưu tiên. Liều sẽ được tăng dần theo thời gian và cần tiếp tục bổ sung khi trẻ đã trưởng thành.

Trị liệu tâm lý

Dậy thì là một giai đoạn trưởng thành rất quan trọng. Vì vậy, nhiều trẻ dậy thì muộn thường cảm thấy mặc cảm, tự ti so với bạn bè. Ba mẹ nên chú ý trò chuyện với trẻ, nhấn mạnh vào những ưu điểm của trẻ để giúp trẻ tự tin hơn. Khi nhận thấy trẻ dậy thì muộn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám một cách tự nhiên, tránh làm trẻ lo lắng và luôn đồng hành cùng trẻ nếu cần thiết điều trị.

Ba mẹ nên tâm sự nhiều hơn để giải tỏa tâm lý cho trẻ trong giai đoạn dậy thì muộn.

Mỗi cơ thể phát triển theo nhịp độ riêng. Vì vậy, dậy thì muộn không nhất thiết là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nắm bắt được các dấu hiệu dậy thì muộn có thể giúp ba mẹ có được sự tư vấn kịp thời của bác sĩ đồng thời có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Thông qua bài viết, Kotex hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website Kotex để chọn ngay cho mình những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, để giúp “ngày ấy” của bạn được thoải mái hơn nhé. 

 

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.