Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng đúng chuẩn & Hướng dẫn chi tiết
Băng vệ sinh được xem là một “vị cứu tinh” của chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên thời gian gần đây, rác thải từ băng vệ sinh trở nên báo động bởi không phải ai cũng biết cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng. Trong bài viết này, Kotex sẽ hướng dẫn bạn xử lý băng vệ sinh sau khi dùng đúng cách để giữ gìn vệ sinh chung, góp phần bảo vệ môi trường nhé!
>> Tham khảo them:
Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng
Hàng tháng có khoảng 500 triệu rác thải từ băng vệ sinh thải ra môi trường, trong đó phần miếng lót của băng vệ sinh làm từ nhựa phải mất từ 400 - 500 triệu năm mới phân hủy. Để góp phần giảm thiểu lượng rác thải này, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:
Không vứt băng vệ sinh xuống bồn cầu
Có rất nhiều cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng nhưng vứt xuống bồn cầu là việc tồi tệ nhất mà chị em nên ghi nhớ. Dù băng vệ sinh có kích thước lớn hay bé, làm từ chất liệu gì chúng đều có nguy cơ gây tắc nghẽn bồn cầu và đường ống thoát nước. Thậm chí còn khiến nước thải chảy ngược vào trong nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe và rất khó để xử lý.
>> Tham khảo thêm: Cách Dùng Băng Vệ Sinh Đúng Nhất Để Tránh Các Bệnh Lý Phụ Khoa
Bỏ băng vệ sinh xuống bồn cầu là việc làm không nên (Nguồn: Sưu tầm)
Nên gói cẩn thận miếng băng vệ sinh đã sử dụng và cho vào thùng rác
Một trong những hình ảnh khiến nhiều người “khiếp sợ” là những miếng băng vệ sinh dính đầy máu kinh, bốc mùi hôi thối tại các nhà vệ sinh hoặc thùng rác công cộng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà những miếng băng vệ sinh được vứt bừa bãi còn là nơi để vi khuẩn tích tụ, gây nhiễm bệnh cho người khác, nhất là người dọn dẹp vệ sinh công cộng.
Chính vì thế, mỗi chị em đều nên có ý thức dọn dẹp sạch sẽ băng vệ sinh đã qua sử dụng bằng cách cuộn tròn chúng lại, dùng 2 đầu cánh (nếu có) quấn lại cẩn thận bằng bao lót (khi thay băng mới sẽ có). Sau đó, cho vào túi và buộc chặt rồi mới bỏ vào thùng rác. Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng này vừa tránh để người khác nhìn thấy miếng băng vệ sinh đã qua sử dụng của bạn, vừa hạn chế mùi hôi thối do các loại côn trùng làm mất vệ sinh.
>> Tham khảo thêm: Review Ưu Và Nhược Điểm Của Sản Phẩm Băng Vệ Sinh Dạng Quần
Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)
Rửa tay sạch sẽ sau khi thay băng vệ sinh
Việc rửa tay thật sạch trước và sau khi thay băng vệ sinh là điều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn từ băng vệ sinh có cơ hội xâm nhập lên tay tiếp xúc với thức ăn hay các đồ vật sinh hoạt thường ngày.
Ngoài ra, trong những ngày hành kinh, bạn cần phải vệ sinh vùng kín 2 - 3 lần bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ và phù hợp mỗi khi thay băng vệ sinh nhằm giúp vùng kín sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ra các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
>> Tham khảo:
Rửa tay sạch sẽ sau khi thay băng vệ sinh là điều rất cần thiết (Nguồn: Sưu tầm)
Tìm mua các loại băng vệ sinh thân thiện với môi trường
Mặc dù không thể phủ nhận băng vệ sinh là “cứu cánh” đối với phụ nữ mỗi kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng, số lượng băng vệ sinh sau khi sử dụng thải ra môi trường không hề nhỏ, khó phân huỷ, đặc biệt là các loại băng vệ sinh bằng nhựa.
Để giải quyết vấn đề trên đã có nhiêu loại băng vệ sinh ra đời từ băng vệ sinh giấy, băng vệ sinh tampon, cốc kinh nguyệt đến băng vệ sinh organic (không sử dụng hoá chất, 100% bằng bông thiên nhiên). Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa chất thải thì chị em nên lựa chọn các loại băng vệ sinh dễ phân huỷ hoặc có thể tái sử dụng.
>> Tham khảo thêm: Cách Đeo Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn Khi Ngủ & Lưu Ý
Dùng các loại băng vệ sinh thân thiện với môi trường (Nguồn: Sưu tầm)
Những lựa chọn thay thế băng vệ sinh dùng một lần
Để giảm thiểu rác thải từ băng vệ sinh, các chị em có thể chọn các loại sản phẩm băng vệ sinh có thể tái sử dụng nhiều lần như:
Cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san được sản xuất bằng nhựa y tế hoặc silicon đảm bảo an toàn cho sức khỏe phụ nữ khi sử dụng. Sản phẩm này là một sự thay thế băng vệ sinh dạng sử dụng một lần thân thiện với môi trường hơn. Bởi một chiếc cốc nguyệt san có thể sử dụng được nhiều năm và thay thế hàng trăm miếng băng vệ sinh mỗi năm, từ đó có thể giảm được lượng chất thải nhựa trong các sản phẩm băng vệ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định mua cốc kinh nguyệt thay vì băng vệ sinh bình thường.
>> Tham khảo thêm: Dùng cốc nguyệt san có bị rộng cô bé không? Nguyên nhân và tác hại
Cốc nguyệt san được sản xuất bằng nhựa y tế hoặc silicon đảm bảo an toàn cho sức khỏe phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)
Băng vệ sinh bằng vải
Hiện nay, với xu hướng quay về sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, băng vệ sinh làm bằng vải là sự lựa chọn của nhiều chị em. Bạn có thể tự làm cho mình vài miếng băng vệ sinh tại nhà từ chất liệu vải và màu sắc tùy thích. Bạn cần giặt băng vệ sinh vải cẩn thận sau khi dùng mới đảm bảo sức khỏe.
>> Tham khảo thêm: Không Có Băng Vệ Sinh Thì Dùng Gì? Mẹo Ứng Phó Khẩn Cấp
Sử dụng băng vệ sinh vải giúp giảm lượng rác thải từ băng vệ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Các câu hỏi thường gặp
Điều gì xảy ra nếu bạn xả băng vệ sinh?
Trung bình một phụ nữ sử dụng khoảng 300 sản phẩm băng vệ sinh mỗi năm và nhân với khoảng 3,5 tỉ phụ nữ thì có được con số khổng lồ. Tất cả số băng vệ sinh này sẽ đi ra môi trường, hủy hoại đất đai, gây ô nhiễm nguồn nước,… Hơn nữa, các hóa chất có trong băng vệ sinh như tẩy trắng, tạo mùi,… cũng rất độc hại cho cả bản thân chúng ta lẫn môi trường thiên nhiên.
>> Tham khảo thêm: 7 Nguyên Nhân Gây Tràn Băng Vệ Sinh Mà Các Bạn Nữ Nên Lưu Ý
Làm thế nào để thông bồn cầu bị tắc bởi băng vệ sinh?
Việc thông bồn cầu bị tắc bởi băng vệ sinh cực kì khó khăn, bởi rác thải này không giống như chất thải phân hữu cơ hay giấy vệ sinh thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số cách sau đây:
-
Sử dụng pittong cao su: Đây là dụng cụ thông bồn cầu hiệu quả, với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, có thể tạo được áp lực mạnh để đẩy vật cản đi qua vị trí bị nghẹt.
-
Dùng móc phơi quần áo: Dụng cụ này có sẵn trong gia đình, bạn hãy uốn thẳng móc phơi quần áo ra. Một đầu cầm còn đầu kia thì buộc một miếng vải để tránh gây trầy xước bồn cầu. Sau đó, xoay móc tiếng thẳng phía trước, gặp vật cản hãy dùng lực mạnh vừa đủ để đấy miếng băng vệ sinh ra khỏi vị trí bồn cầu.
-
Sử dụng hóa chất: Các loại hóa chất thường được sử dụng khi tắc bồn cầu có thể kể đến như bột thông tắc bể phốt, viên thông tắc bồn cầu,... Bạn có thể dễ dàng mua các loại hóa chất này tại các cửa hàng tạp hóa với chi phí không quá đắt và vô cùng dễ sử dụng.
>> Tham khảo: Cách Nhận Biết Băng Vệ Sinh Kotex Thật Giả & Hệ Lụy
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các chị em phụ nữ biết được cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng đúng cách để cùng nhau giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Đừng quên theo dõi trang web Kotex để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích về đời sống, tình yêu và chọn mua những sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng nhé!
>> Tham khảo them:
Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.
Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:
Xem thêm tất cả danh mục sản phẩm Kotex
Băng vệ sinh ban đêm
Siêu Ban Đêm 28cm 4 miếng > Siêu Ban Đêm 35cm 3 miếng > Siêu Ban Đêm 35cm 8 miếng > Kotex Siêu Ban Đêm 42cm 3 miếng
Băng vệ sinh hàng ngày
Max Cool French Spa 20 miếng > Max Cool French Spa 20 miếng > Kháng Khuẩn 40 miếng > Kháng Khuẩn 20 miếng
Băng vệ sinh ban ngày
Kotex Khô Thoáng Bảo Vệ Toàn Diện Dày Không Cánh 8 miếng > Mini Meow > Max Cool French Spa Siêu Mỏng Cánh Ngày nhiều & Đêm 6 miếng > Kotex Pro Siêu Mỏng Cánh 8 miếng > Kotex Freedom Mặt Bông Mềm Mại, Maxi Cánh 8 miếng
Băng vệ sinh dạng quần