Màu Máu Kinh Nguyệt Nói Lên Điều Gì? Màu Nào Nguy Hiểm?
Theo dõi màu máu kinh nguyệt là điều mà các bạn gái cần làm vì biết được máu kinh màu gì sẽ giúp các cô nàng nhận biết các vấn đề về sức khỏe. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kotex để biết mỗi màu máu kinh nguyệt nói lên điều gì về tình trạng sức khoẻ của bản thân nhé! >> Tham khảo:
Nguyên nhân chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng và cách điều trị
Tại sao kinh nguyệt không đều? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà
Sự hình thành và đặc điểm của máu kinh nguyệt
Phái nữ đến tuổi trưởng thành sẽ xuất hiện kinh nguyệt và hiện tượng này sẽ được lặp đi lặp lại ở mỗi tháng. Đây là điều kiện cần để dẫn đến quá trình sinh sản, đặc biệt vào chu kỳ kinh nguyệt sẽ xảy ra quá trình rụng trứng.
Trước khi trứng rụng thì nội mạc trong tử cung sẽ bao phủ bề mặt của tử cung. Đến khi trứng rụng, nội mạc sẽ bắt đầu thay đổi để chuẩn bị cho quá trình trứng thụ tinh và mang thai. Trường hợp không diễn ra quá trình thụ tinh thì tử cung sẽ loại bỏ nội mạc để chuẩn bị cho chu kỳ sau.
Quá trình loại bỏ ấy được gọi là hành kinh và dấu hiệu nhận biết của nó là ở âm đạo xuất hiện máu màu đỏ. Tuy nhiên, loại máu này khác với máu ở tĩnh mạch do thành phần cấu tạo của chúng không giống nhau.
Vậy máu kinh nguyệt có tác dụng gì không? Kinh nguyệt được xem là hệ thống làm sạch tự nhiên. Trong giai đoạn hành kinh, cơ thể sẽ loại bỏ những vi khuẩn khỏi âm đạo, điều này cũng bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp dùng thuốc tránh thai nhằm kìm hãm kinh nguyệt có thể gây cản trở ngực và xương phát triển đồng thời ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai sau này.
Màu máu kinh nguyệt thường sẽ khác nhau: đỏ tươi, nâu, đen, cam hoặc xám. Cụ thể, đầu chu kỳ kinh nguyệt thường có màu đỏ, cuối kỳ thì chuyển sang màu nâu hoặc đen.
>> Tham khảo: Cách Chữa Kinh Nguyệt Màu Đen An Toàn, Hiệu Quả
Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?
Tại sao máu kinh nguyệt lại có sự thay đổi về màu sắc?
Màu máu kinh nguyệt có thể đa dạng khác nhau. Sự thay đổi màu sắc này cũng được xem như dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe sinh sản ở phái nữ. Trường hợp máu kinh khác màu, nguyên nhân có thể là bởi bởi lượng hormone trong cơ thể thay đổi hoặc do bị bệnh lý phụ khoa.
>> Tham khảo: Hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu là bị gì? Nguyên nhân, cách chữa trị
Sự thay đổi màu sắc máu kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Ý nghĩa màu máu kinh nguyệt ở nữ giới
Mỗi người vào những thời điểm thì màu kinh sẽ khác nhau, không ai giống ai. Nếu bạn còn phân vân không biết màu máu kinh nguyệt nói lên điều gì thì hãy tham khảo những gợi ý sau đây:
Máu kinh màu đỏ tươi
Màu máu kinh bình thường vì vậy bạn không cần lo lắng. Đây được xem là màu chuẩn ở những ai có sức khỏe sinh sản cũng như cơ quan sinh sản bình thường.
Ngoài ra, máu kinh màu đỏ tươi có thể phản ánh:
-
Tình trạng nhiễm trùng
Nếu máu chảy trước kỳ kinh, hãy cân nhắc liên hệ với bác sĩ. Hoặc nếu các bạn gái mắc các bệnh nhiễm trùng thì có thể gây ra tình trạng chảy máu giữa các kỳ kinh.
Tham khảo: Vì sao ra máu giữa kỳ kinh? Ra máu bất thường giữa kỳ kinh phải làm sao?
-
Trong thai kỳ
Ra máu trong thời gian mang thai là dấu hiệu không nên xem nhẹ. Đây có thể báo hiệu tình trạng sảy thai, mặc dù có trường hợp phụ nữ ra máu nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh. Do đó, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu ra máu khi có thai.
Bác sĩ Phạm Tú Linh còn lưu ý rằng:
Khi mang thai, tình trạng ra máu âm đạo là dấu hiệu bất thường cảnh báo nhiều nguy cơ như thai ngoài tử cung, doạ sẩy thai, sẩy thai, dấu hiệu chuyển dạ, đặc biệt có những tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và thai như chảy máu trong nhau tiền đạo thường ra máu đỏ tươi vào 3 tháng cuối thai kỳ, chảy máu sậm loãng không đông do bánh nhau bong non khi thai còn trong bụng mẹ. Đây là những tình trạng nguy hiểm cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp khẩn cấp.
-
Bệnh lý
Kinh nguyệt màu đỏ tươi và gây ra triệu chứng đau bụng, chảy máu nhiều trong suốt thời gian hành kinh phản ánh các bệnh lý như u xơ hay polyp tử cung.
Máu kinh màu đen
Nhiều cô nàng chắc hẳn sẽ cảm thấy lo lắng khi ra máu kinh nguyệt màu đen, tuy nhiên vấn đề không nghiêm trọng như bạn nghĩ. Máu đen ngày đầu hành kinh là là máu cũ của kỳ kinh trước hoặc do máu đã ra khỏi cơ thể trong thời gian dài.
Máu kinh màu nâu sẫm
Máu kinh màu nâu đen hoặc đen đều là dấu hiệu của máu cũ. Máu đã trải qua thời gian đủ lâu để oxy hóa và thay đổi màu sắc từ đỏ sang nâu. Máu kinh có màu nâu đen thường xuất hiện trong các trường hợp như:
-
Đầu hoặc cuối kỳ hành kinh
Khoảng thời gian này máu sẽ chảy chậm và mất nhiều thời gian để thoát khỏi cơ thể. Khi máu ở trong tử cung lâu hoặc còn sót lại từ kỳ kinh trước, kinh nguyệt ra màu nâu đen.
>> Tham khảo: Vì sao ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày
Phụ nữ sẽ mất máu trong khoảng 4 đến 6 tuần sau sinh. Những ngày đầu tình trạng này sẽ khá nặng nhưng từ ngày thứ 4 trở đi, tình trạng mất máu sẽ giảm dần và màu máu kinh lúc này sẽ hơi nâu hoặc hơi hồng.
-
Trong giai đoạn thai kỳ
Nếu bạn nhận thấy ra máu trong khi mang thai và có màu nâu thì nên liên hệ với bác sĩ để kiểm tra tình trạng cơ thể của mình.
-
Sảy thai
Tình trạng này xảy ra khi thai ngừng phát triển nhưng chưa ra khỏi tử cung trong 4 tuần. Một số phụ nữ có thể ra máu màu đỏ tươi hoặc nâu nhưng mất máu nhiều.
>> Tham khảo: Rối loạn kinh nguyệt là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Máu kinh màu đỏ sẫm
Các bạn gái có thể thấy kinh nguyệt màu đỏ sẫm trong kỳ kinh của mình. Màu sắc này chỉ đơn giản thể hiện thời gian máu ra khỏi cơ thể chưa dài, vẫn chưa bị oxy hóa để chuyển sang màu nâu. Máu kinh sẽ có màu đỏ thẫm trong các trường hợp:
-
Cuối kỳ kinh
Giai đoạn cuối kỳ hành kinh là lúc lượng máu ra khỏi cơ thể chảy chậm lại. Vì thế màu sắc cũng sẽ chuyển thành đỏ sẫm và đây là hiện tượng bình thường, không phải lo ngại.
>> Tham khảo: Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 20 ngày hay 1 tháng
-
Sau khi sinh
Phụ nữ sau sinh sẽ trải qua giai đoạn ra máu nhiều, trong 3 ngày đầu tiên sẽ có kinh nguyệt màu đỏ sẫm trước khi chuyển sang các màu sắc khác nhau. Nếu phụ nữ sinh mổ thì tình trạng ra máu nhiều thông thường chỉ kéo dài trong 24 giờ.
>> Tham khảo: U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Máu kinh màu hồng
Kinh nguyệt màu hồng xuất hiện là do máu đã trộn lẫn vào dịch cổ tử cung làm loãng màu sắc. Một số nguyên nhân dẫn đến việc ra máu hồng giữa kỳ kinh là:
-
Estrogen thấp
Mức độ estrogen của nữ giới thấp sẽ ảnh hưởng đến màu sắc khi hành kinh. Vì estrogen sẽ làm ổn định niêm mạc tử cung, nếu lượng hormone này thấp, lớp niêm mạc sẽ không được bảo vệ tốt trong suốt chu kỳ. Điều này khiến màu sắc của kinh nguyệt thay đổi, bao gồm cả việc ra máu hồng giữa kỳ kinh. Nguyên nhân khiến estrogen thấp là do sử dụng thuốc tránh thai gây ra mất cân bằng nội tiết tố hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai, các dấu hiệu nhận biết
-
Sảy thai
Nếu nhận thấy máu kinh màu hồng nhạt, đây có thể là báo hiệu sảy thai. Điều các cô nàng cần làm ngay đó là đến gặp bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác nhất.
Máu kinh màu cam
Khi máu trộn lẫn với dịch cổ tử cung, phụ nữ sẽ nhận thấy máu kinh màu cam, hoặc màu hồng tùy từng trường hợp. Màu cam xuất hiện có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết âm đạo.Sau 10 đến 14 ngày thụ thai, một số phụ nữ sẽ gặp tình trạng xuất huyết âm đạo. Không phải ai cũng gặp trường hợp này và màu sắc cũng sẽ khác nhau, nhưng màu hồng được bắt gặp nhiều nhất.
Máu kinh màu đỏ lẫn xám
Nếu máu kinh có màu đỏ lẫn xám thì các bạn gái nên tìm bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng như viêm âm đạo. Đối với những ai đang mang thai, ra máu màu xám là báo hiệu của sự sảy thai.
Máu kinh màu nhạt như nước
Nếu nhìn thấy máu kinh nguyệt loãng và có màu trắng gần như nước thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu máu ở mức độ nặng. Khi hiện tượng này xuất hiện liên tiếp trong 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất bạn nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân.
Máu kinh nguyệt vón cục kèm máu đông
Trường hợp lượng máu kinh có dấu hiệu vón cục, dẻo kèm theo cục máu đỏ đậm, nguyên nhân từ nồng độ progesterone thấp và estrogen cao gây ra. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện với lượng máu vừa phải thì bạn không cần phải lo ngại. Ngược lại, cục máu đông có kích thước lớn và ra nhiều thì do cơ thể bạn mất cân bằng nội tiết tố hay có thể mắc bệnh u xơ tử cung. Đối với trường hợp này, bạn nên theo dõi hiện tượng trong một thời gian (khoảng vài tháng), nếu không có cải thiện thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Máu kinh nguyệt như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo: Tác Dụng Và Cách Uống Ngải Cứu Điều Hòa Kinh Nguyệt
Màu máu và lượng máu kinh nguyệt như thế nào là bất thường?
-
Máu kinh nguyệt nhớt (máu kinh có dịch nhầy)
Xuất hiện chất nhầy trong máu kinh là cụm từ nói đến hiện tượng chất nhầy được tiết ra nhiều trong ngày “dâu rụng” và đây là trường hợp rất thường gặp khi chu kỳ đến mỗi tháng. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ thường bỏ qua khi kinh nguyệt và chất nhầy xuất hiện cùng lúc.
Đây có thể là dấu hiệu cho tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em đang cần khắc phục. Có thể bạn đã mắc bệnh phụ khoa học vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm bên trong cơ quan sinh dục. Chất nhầy này sẽ bị biến đổi về chất và màu sắc, đồng thời còn có mùi hôi nồng khó chịu khiến chị em mất tự tin, không thoải mái vì vùng kín có cảm giác ngứa ngáy.
-
Xuất hiện cục máu đông
Đa số các chị em khi đến kỳ sẽ có vài cục máu đông trong máu kinh nhưng số lượng ít và kích thước nhỏ, ít xuất hiện. Trường hợp, máu kinh tạo thành cục với kích thước lớn và số lượng nhiều thì có thể do các bệnh lý phụ khoa. Nếu xuất hiện tình trạng này bạn cần thăm khám ý kiến của bác sĩ để được điều trị kịp thời.
-
Mùi máu kinh nguyệt lạ
Thông thường, máu kinh không có mùi quá đặc biệt. Nếu bạn thấy có mùi tanh, chua, hôi thì có thể âm đạo bị tắc nghẽn, nhiễm trùng âm đạo,... Với trường hợp này bạn cần can thiệp y tế để không gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
-
Màu máu kinh khác thường
Mặc dù máu kinh có đa dạng màu sắc khác nhau nhưng nếu xuất hiện màu xám hoặc cam thì bạn cần lưu ý bởi nó dễ gây ra nhiễm trùng hay bệnh lý nguy hiểm.
Máu kinh nguyệt bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
Màu máu kinh khác biệt đầu và cuối chu kỳ có bình thường?
Kinh nguyệt của các bạn gái sẽ thay đổi màu sắc từ ngày hành kinh cho đến khi kết thúc chu kỳ. Sự thay đổi màu máu kinh từ đỏ tươi sang đỏ sẫm hoặc nâu có liên quan đến lưu lượng máu và thời gian máu chưa ra khỏi cơ thể. Máu kinh sẽ chảy nhanh vào thời gian đầu hành kinh và chậm dần vào cuối kỳ kinh. Các bạn gái sẽ sẽ bắt gặp máu kinh màu đỏ tươi vào những ngày nhiều.
Thông thường, các bạn gái không phải lo lắng nếu thấy máu kinh có màu bất thường. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng đi kèm với sự thay đổi màu máu thì bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu có sự chảy máu trong thời gian mang thai thì nên liên hệ ngay với bác sĩ.
Nên làm gì khi màu máu kinh nguyệt bất thường?
Về cơ bản, sự khác thường về màu sắc máu kinh, trong đại đa số trường hợp đều tiềm ẩn những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Vì thế chị em phụ nữ nên chú ý quan sát, nhận biết sớm sự thay đổi ấy để kịp thời thăm khám bác sĩ phụ khoa. Việc làm này sẽ giúp chị em tìm được hướng điều trị bệnh sớm nhất để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ/bác sĩ phụ khoa nếu có bất kì triệu chứng nào sau đây:
-
Âm đạo tiết dịch khác thường.
-
Chu kì kinh thường xuyên thay đổi về độ dài cũng như lưu lượng từ tháng này qua tháng khác.
-
Sau thời kỳ mãn kinh nhưng vẫn ra máu âm đạo.
-
Không có kinh hơn 3 chu kì kinh liên tục.
-
Âm đạo xuất hiện mùi hôi.
-
Âm đạo tiết dịch màu xám hoặc trắng đặc.
-
Ngứa bên trong hay xung quanh âm đạo.
-
Bị sốt trong chu kỳ.
Màu sắc kinh nguyệt có thể nói lên những thay đổi bên trong cơ thể của bạn. Vì vậy, hãy chú ý đến màu sắc mỗi khi đến kỳ để có thể nhận biết những bệnh có liên quan. Trường hợp cần thiết, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Máu kinh nguyệt bất thường như thế nào nên đi khám bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài ra, bạn có thể nhận ra sự bất thường của cơ thể thông qua thời gian hành kinh của mình. Nếu kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc chu kỳ kinh ngắn thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem sức khỏe bình thường hay đang gặp phải bệnh lý gì khác.
Thông thường, nếu chu kỳ kinh ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày, đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp rối loạn. Bên cạnh đó, nếu các bạn gái không có kinh trong ba tháng hoặc lâu hơn nhưng không phải mang thai thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Một triệu chứng nữa báo hiệu nên đến bệnh viện đó là đã trải qua thời kỳ mãn kinh nhưng lại chảy máu. Cuối cùng, nếu các bạn gái đang mang thai, hãy liên hệ bác sĩ nếu có hiện tượng chảy máu. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai nếu ra máu kinh màu xám, hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Theo dõi màu máu kinh nguyệt sẽ giúp các bạn gái nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân. Máu kinh sẽ có nhiều màu sắc như màu đen, đỏ tươi, đỏ sẫm,... nên các bạn gái đừng quá lo lắng nếu nhận thấy màu kinh có màu khác lạ nhé! Và đừng quên chọn cho mình những sản phẩm băng vệ sinh Kotex để đảm bảo chất lượng và an toàn trong trải nghiệm kỳ nguyệt san nhé!