Tác Dụng & Cách Uống Ngải Cứu Điều Hoà Kinh Nguyệt
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, một trong những phương pháp Đông Y được hội chị em mách nước cho nhau chính là điều hoà kinh nguyệt bằng thuốc bắc. Nhưng uống thuốc điều hoà kinh nguyệt nói chung và uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt nói riêng có hiệu quả? Cùng Kotex tìm hiểu ngải cứu có tác dụng gì trong bài viết sau nhé!
>> Tham khảo:
1. Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae, thường được ứng dụng vào việc điều trị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của chị em qua việc uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt.
Ngải cứu là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,4m - 1mm. Lá ngải cứu mọc so le, đầu nhọn, chẻ lông chim, mọc liền từ thân xuống gốc. Ngải cứu mọc hoang ở nhiều vùng miền của Việt Nam, ưa nơi ẩm thấp, sinh trưởng mạnh. Ngải cứu thường được sử dụng phần lá, thân và hoa với cách dùng đa dạng như dùng tươi, phơi khô hay nghiền thành bột. Nhờ dễ trồng và cách chăm sóc đơn giản, cũng như sự thân thuộc trong đời sống mà ngải cứu nhận được rất nhiều tình cảm ưu ái ở cả Đông Y và Tây Y - nhất là đối với việc điều hoà khí huyết cũng như điều hoà kinh nguyệt. Vậy cây ngải cứu có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, ngải cứu có chứa các chất giúp kháng khuẩn, giảm đau thần kinh và đau bụng kinh hiệu quả. Theo y học cổ truyền, ngải cứu với vị đắng, tính ấm, mùi hắc, hơi cay có thể giúp lưu thông kinh mạch, chống đau, cầm máu và điều hoà kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là do hư hàn nên tính ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm bớt triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều mang lại. Tóm lại,cây ngải cứu có khả năng giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó điều hoà kinh nguyệt. Đồng thời, cây ngải cứu còn có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để chữa đau đầu, đau bụng, đầy hơi hay các triệu chứng nhẹ về đường tiêu hoá. Ngoài ra, ngải cứu còn được ghi nhận sự hiệu quả trong việc chữa các triệu chứng chảy máu cam, đau dạ dày, ra mồ hôi trộm, nổi mẩn... Tác dụng của ngải cứu thật nhiều phải không nào!
>> Tham khảo:
Tới tháng không nên ăn gì - Ngày đèn đỏ nên kiêng ăn gì để khoẻ mạnh?
Ăn Và Uống Gì Để Kinh Nguyệt Ra Nhiều Và Nhanh
2. Uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt như thế nào?
Có nhiều cách để chữa điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu, nhưng có lẽ uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt vẫn là đơn giản và dễ dàng nhất. Con gái có thể tham khảo một số cách sau để điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu:
Uống nước ngải cứu tươi: dùng 200g ngải cứu tươi, rửa sạch, nhặt bỏ lá úa (có thể dùng cả thân và lá) cho vào 500ml nước rồi đun sôi. Uống thành 3 bữa trong ngày trước kỳ kinh nguyệt, khi uống thì con gái nhớ hâm nóng lại để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Dùng ngải cứu khô: cho 5g ngải cứu khô, 5g ích mẫu khô, cam thảo vào chung một ly rồi rót nước sôi, hãm như hãm trà. Sau khi các nguyên liệu đã ra nước là con gái đã có thể uống rồi, vẫn đừng quên uống đều đặn 3 lần một ngày nhé. Đặc biệt, con gái nên uống trước "ngày ấy" khoảng 1 tuần đến khi hết để đảm bảo điều hoà kinh nguyệt.
Sắc nước ngải cứu khô: chuẩn bị 10g ngải cứu khô cho vào nồi chung với 200ml nước, sắc nước cho tới khi lượng nước cạn còn khoảng 100ml. Con gái hãy uống mỗi lần 10ml, 2 lần một ngày - và không nên uống khi đang no nha, sẽ giảm đi hiệu quả đó!
Ngoài ra cụ thể hơn theo Đông Y thì với vị đắng, cay, tính ấm của ngải cứu, khi uống vào sẽ tác động vào 3 kinh mạch chính là tỳ, gan, thận - giúp giảm hàn trừ ẩm, ấm kinh và cầm máu. Vì thế khi chị em muốn điều hoà kinh nguyệt bằng thuốc bắc, ngải cứu cũng thường được mang vào một số bài thuốc sau:
Giao ngải thang - Kim quỹ yếu lược: trị kinh nguyệt ra nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược.
Ngải tiễn hoàn - Đông Viên thập thư: giúp điều hoà kinh nguyệt, trị đau nhói do khi huyết, trướng bụng, chóng mặt, buồn nôn.
Cao hương ngải - Dược liệu Việt Nam: trị kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài, đau bụng khi hành kinh.
Con gái có thể tham khảo những bài thuốc trên và đến các tiệm thuốc Đông Y để được tư vấn kỹ càng hơn về những phương pháp điều hoà kinh nguyệt bằng thuốc bắc cũng như thành phần ngải cứu nhé.
>> Tham khảo:
Quan hệ khi có kinh nguyệt ngày cuối có thai không?
Kinh nguyệt kéo dài 10-15 ngày có sao không? Nguyên nhân là gì?
3. Đối tượng không nên uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt
Tuy ngải cứu có công dụng điều hoà kinh nguyệt hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể dùng ngải cứu. Ngải cứu có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn cho những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu
- Bạn gái có vấn đề về gan mật
- Nóng trong người, âm hư huyết nhiệt, huyết áp cao
- Rối loạn tiêu hoá
- Bạn gái có kế hoạch mang thai.
>> Tham khảo:
Cao ích mẫu có tác dụng gì? Có nên uống cao ích mẫu khi có kinh?
Làm sao để có kinh nguyệt quay trở lại? 4 cách chữa mất kinh hiệu quả
4. Lưu ý khi uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt
Khi sơ chế ngải cứu để dùng vào việc uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt, con gái nên chú ý dùng các rau ngải cứu còn tươi khi vừa được ngắt khỏi cành lá, không quá dập và héo. Thân ngải cứng bên dưới có thể bỏ đi, nhưng cành ngải non phía trên vẫn có thể dùng và nên ưu tiên các phần ngọn non.
Cũng như ngải cứu tươi, con gái cũng nên sơ chế ngải cứu khô để loại bỏ tạp chất bị lẫn vào nhé. Ngoài ra thì ngải cứu có vị hơi đắng, con gái hoàn toàn có thể thêm đường vào nước thuốc cho dễ uống nè.
Nếu dùng ngải cứu khô, bạn chỉ nên dùng tối đa 3 - 5g mỗi ngày. Với ngải cứu tươi, bạn có thể dùng 15 - 30g mỗi ngày. Khi dùng ngải cứu để chữa kinh nguyệt không đều, bạn không nên uống liên tục trong thời gian dài mà chỉ nên uống theo đợt, hết kinh thì nghỉ, khi đến gần ngày kinh thì uống lại.
Đặc biệt tuy nhiều hiệu quả là thế, nhưng uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt vẫn chỉ là một biện pháp mang tính chất hỗ trợ, chứ không thật sự có thể điều trị dứt điểm tình trạng kinh nguyệt không đều. Dùng ngải cứu quá liều có thể gây trúng độc hoặc ngộ độc với triệu chứng khó chịu vùng thượng vị, đau bụng, lợm giọng và buồn nôn. Nếu không dừng sử dụng, người dùng có thể bị rối loạn chuyển hoá, dẫn đến viêm gan cấp tính, biểu hiện là gan to, nước tiểu đục,... Vì chứa dược tính tác động mạnh đến hệ thần kinh, người dùng ngải cứu quá liều có thể bị run tay chân, thậm chí co giật toàn thân và tê liệt. Phụ nữ có thai nếu sử dụng ngải cứu không đúng cách có thể xuất huyết tử cung và doạ sảy.
Vì thế, khi uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt, con gái nên dùng liều lượng thật hợp lý nha. Và đừng quên đến bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân kinh nguyệt không đều, để có giải pháp giúp điều hoà kinh nguyệt hiệu quả và dứt điểm.
>> Tham khảo:
Uống Cao Ích Mẫu bao lâu thì có kinh? Công dụng và liều lượng
Giải đáp: Uống rau má để ra kinh nguyệt nên hay không nên?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích con gái phần nào về phương pháp uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt, và đừng quên hội chị em phi thường còn có thể tìm được rất nhiều bài viết khác về điều hoà kinh nguyệt tại website của Kotex nhé! Và các bạn gái đừng quên sử dụng các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để có những cảm giác thật dễ chịu cho ngày hành kinh.
>> Tham khảo thêm các bài viết khác: