Đến tháng không nên ăn gì? 15 thực phẩm cần tránh ngày đèn đỏ
Kinh nguyệt hay còn được gọi là thời kỳ chảy máu âm đạo từ lớp niêm mạc lót bên trong tử cung bị bong tróc. Vào những ngày này, cơ thể phụ nữ xuất hiện nhiều triệu chứng như đau cơ, chuột rút, mệt mỏi, cáu gắt, nhức đầu, suy nhược, uể oải, bứt rứt, rối loạn tiêu hóa,... tóm lại là tâm trạng rất thất thường, thay đổi theo từng thời điểm. Phần lớn phụ nữ sẽ phải trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần trong thời kỳ dâu tây. Một số đau nhiều hơn hoặc đau ít hơn. Vậy nên, việc chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt là thực sự cần được chú trọng kỹ lưỡng. Bạn nữ có thể dùng thuốc để giảm đau, chuột rút và các triệu chứng khác nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách làm giảm sự trầm trọng của các triệu chứng.
Con gái khi tới nên kiêng ăn gì? Sự thay đổi tâm trạng khiến bạn nữ thèm ăn nhiều hơn và ăn thực phẩm không tốt cho sức khỏe, làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng. Để duy trì sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt, bạn nữ nên thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tiêu thụ các loại thực phẩm rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, chuối, sữa chua, cá hồi, các loại hạt,... và nhất là tránh xa các loại thực phẩm ngày đèn đỏ không nên ăn để tránh khó chịu. Cùng Kotex tìm hiểu vấn đề ngày đèn đỏ không nên ăn gì trong bài viết sau đây nhé!
>> Tham khảo:
1. Các thực phẩm nên kiêng vào ngày đèn đỏ
1.1. Thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn đông lạnh, thức ăn nhanh, thịt xông khói, dưa chua, súp đóng hộp,... có chứa các thành phần và chất bảo quản không tốt, có thể tác động vào nội tiết tố và làm tăng sự khó chịu của cơn đau. Thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng muối natri rất lớn, là nguyên nhân chính gây chứng đầy hơi và giữ nước. Một mẹo hay giúp các bạn nữ nhận biết ngày kinh nguyệt không nên ăn gì là luôn đọc thành phần trên bao bì, nếu số lượng hóa chất có nhiều hơn 5 thành phần, thì tốt hơn hết là không nên mua nó, vì nhiều khả năng đây là loại thực phẩm đã được chế biến.
Lời khuyên: Hãy chuẩn bị các bữa ăn tự nấu, nhiều salad và rau lá xanh thẫm, cũng như các món ăn tốt cho hệ tiêu hóa như súp miso, cháo, gừng, cá biển.
>> Tham khảo:
1.2. Thịt đỏ
Vậy ngày đèn đỏ không nên ăn gì để tránh được chứng chuột rút khó ưa? Thịt đỏ có nhiều chất béo no, nên tránh ăn trong giai đoạn này, vì thịt đỏ có thể làm trầm trọng thêm chứng chuột rút, đầy hơi và mụn trứng cá mà kinh nguyệt mang lại. Nếu bạn thèm ăn thịt, hãy ăn thịt nạc như thịt gà không da chẳng hạn.
>> Tham khảo: Ăn gì để kinh nguyệt đều?
1.3. Rượu
Mặc dù rượu có thể làm giảm chuột rút tạm thời, nhưng có quá nhiều tác động tiêu cực mà bạn nữ cần lưu ý khi đến kỳ dâu tây. Nó có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và cũng làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm trầm trọng thêm các triệu chứng co thắt. Estrogen là một trong hai hormone sinh dục nữ chính chịu trách nhiệm duy trì chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái đều đặn, kiểm soát lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Tuy nhiên nếu nồng độ estrogen tăng cao sẽ dẫn đến triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng hơn và đến sớm hơn, ra huyết giữa kỳ và có thể bị đa kinh.
Thời kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì, có nên uống rượu không? Một hậu quả nữa nếu bạn chưa tin: bản chất lợi tiểu của rượu sẽ làm tăng mức độ giữ nước của cơ thể. Điều này có nghĩa là có quá nhiều chất lỏng tích tụ ngày kinh nguyệt sẽ khiến bạn nữ bị đầy hơi hơn.
Tham khảo: Uống Cao Ích Mẫu bao lâu thì có kinh? Công dụng và liều lượng
1.4. Sữa và chế phẩm từ sữa
Để tránh chứng chuột rút, ngoài thịt đỏ, tới kỳ kinh nguyệt không không nên ăn gì? Điều này có thể làm bạn nữ ngạc nhiên, nhưng các sản phẩm từ sữa như sữa, kem, phô mai là một số chế phẩm tử sữa cần tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Chúng có chứa hàm lượng axit arachidonic cao và là nguyên nhân gây nên chứng chuột rút kinh nguyệt. Ngoài ra, các hormone nhân tạo trong sữa kích thích nội tiết tố và có thể gây ra mụn trứng cá. Vì vậy, nếu đang mắc các bệnh như PCOS, lạc nội mạc tử cung, chúng tôi thực sự khuyên bạn nữ nên thảo luận về việc tiêu thụ sữa với bác sĩ.
Lời khuyên: Bạn nữ có thể chọn sữa tách béo, hoặc sữa đặc (loại ít đường) vì đây là loại thực phẩm được khuyến nghị trong thời kỳ đèn đỏ.
1.5. Thức uống chứa caffein
Tới ngày kinh nguyệt không nên uống gì? Tránh dùng cà phê - một trong những thức uống chính mà bạn nữ cần tránh trong kỳ kinh nguyệt. Điều này thực sự hữu ích, bởi vì caffeine là một chất kích thích, dẫn đến sự dao động nội tiết tố, làm trầm trọng thêm các triệu chứng kinh nguyệt như co thắt, chuột rút, khó chịu. Ngoài ra, cà phê làm tăng huyết áp và nhịp tim tác động đến các cơn căng thẳng lo lắng, giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, đồng thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiền kinh nguyệt sau này.
Lời khuyên: Bạn nữ nên uống trà xanh, nước ép cà chua và cà rốt, sinh tố rau xanh là những thực phẩm làm giảm đau bụng kinh nguyệt hiệu quả.
Tham khảo: Quan hệ khi có kinh nguyệt ngày cuối có thai không?
1.6. Chất béo
Tới tháng không nên làm gì? Thực phẩm giàu chất béo ảnh hưởng đến hormone, dẫn đến hiện tượng chuột rút đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt. Thực tế là làn da của bạn nữ rất nhạy cảm trong những ngày này, việc lựa chọn thực phẩm không đúng có thể khiến da trở nên khô và mất nước hơn. Ngoài ra, thực phẩm giàu hàm lượng chất béo bão hòa làm tăng sản xuất hormone prostaglandin, vốn nổi tiếng với tác dụng làm tử cung co bóp đẩy máu kinh ra ngoài, gây nên các cơn đau bụng dữ dội không thể chịu đựng được. Tốt nhất, bạn nữ nên cố gắng tránh các loại thịt mỡ, bánh mì kẹp thịt và món tráng miệng có kem.
Lời khuyên: Bạn nữ có thể thay thế bằng các loại bánh mì nguyên hạt, cháo cá hồi và thịt nạc.
1.7. Các loại ngũ cốc tinh chế
Trong quá trình tinh chế các loại ngũ cốc, chúng sẽ mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cũng như nhiều loại vitamin thiết yếu, làm giảm lượng đường trong máu và tăng cảm giác thèm ăn. Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Bạn nữ nên tránh bánh mì, bánh pizza, ngũ cốc, bánh ngô vì chúng dẫn đến đầy hơi và táo bón.
Lời khuyên: Hãy chọn ăn ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số GI thấp và không chỉ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt mà cung cấp năng lượng đủ cho cơ thể. GI là một chỉ số đường huyết trong các loại thực phẩm có chứa carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi ăn. Bánh chapatis tự làm và gạo lứt là một trong những thực phẩm tốt nhất nên ăn trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh bị chuột rút.
1.8. Thức ăn nhiều muối
Các loại thức ăn chứa nhiều muối như dưa cải muối chua, đồ đóng hộp, thịt xông khói, khoai tây chiên ... nên tránh trong những ngày này vì chúng có hàm lượng muối cao. Tiêu thụ một chế độ ăn muối cao sẽ gây ra các chứng bệnh dạ dày, khó tiêu.
Tham khảo: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Khi Đến Tháng
1.9. Thực phẩm nhiều đường
Vì sự chênh lệch hóc môn mà lượng đường trong máu trở nên không ổn định trong kỳ kinh nguyệt. Bạn gái lúc này sẽ có xu hướng thèm ăn đồ ngọt. Ăn nhiều các loại thực phẩm có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và làm tâm trạng bạn căng thẳng hơn.
1.10. Đồ cay nóng
Ăn các loại thực phẩm cay trong ngày đèn đỏ làm da dễ nổi mụn, hơn nữa còn ảnh hưởng đến tiêu hóa, cụ thể là dạ dày và ruột gây nên những cơn đau bụng khó chịu.
1.11. Ăn nhiều đồ lạnh
Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm cơn đau bụng kinh trở nên dai dẳng hơn. Trong những ngày đèn đỏ, bạn chỉ cần chú ý ăn các loại thực phẩm thanh đạm, bổ sung nhiều rau quả, không nên ăn các thực phẩm mang tính kích thích như đồ quá mặn hoặc quá cay, kết hợp với vận động nhẹ nhàng để tăng cường thể chất.
1.12. Đồ chiên rán
Khi đến tháng không nên ăn gì? Hầu hết các loại thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ, bánh quy,... đều chứa chất béo chuyển hóa hoặc dầu thực vật hydro hóa. Tất cả những thứ này có thể làm tăng nồng độ estrogen cơ thể, làm trầm trọng thêm tâm trạng thất thường, xuất hiện mụn trứng cá và gây viêm da ở phụ nữ, đó là lý do tại sao tốt nhất nên tránh xa loại thực phẩm không tốt trong kỳ kinh nguyệt này.
Lời khuyên: Thay vào đó, bạn đang băn khoăn không biết phụ nữ đến tháng nên kiêng gì, ăn gì thì có thể chọn đồ ăn nhẹ như rau có thân to, củ quả (cà rốt, dưa chuột, ớt chuông) nướng trong nồi chiên không dầu.
1.13.Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Nước sốt đóng gói, thịt xông khói, khoai tây chiên, thịt hộp là những thực phẩm cần tránh trong thời kỳ kinh nguyệt vì chúng chứa rất nhiều muối. Hormone chịu trách nhiệm về kinh nguyệt sẽ làm cơ thể giữ nước nhiều hơn và chế độ ăn nhiều muối sẽ gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Nếu cảm thấy uể oải, thiếu sinh lực, không thoải mái vào những ngày đèn đỏ, bạn nữ nên xem xét kỹ lưỡng lượng muối tiêu thụ.
Lời khuyên: Bạn nữ có thể làm các món ăn đơn giản như sữa chua trộn salad vừa ngon thanh, thư giãn lại tăng sức đề kháng rất tốt.
1.14. Đồ uống có ga
Không có gì ngạc nhiên khi đồ uống có ga có thể gây đầy hơi, khiến cơn đau bụng vào những ngày dâu tây trở nên dữ dội hơn.
1.15. Các loại đậu
Đau bụng kinh không nên ăn gì? Các loại đậu được biết đến là thực phẩm giàu khoáng chất thiết yếu, nhưng cũng có thể khiến bạn nữ bị đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt nếu tiêu thụ nhiều. Vì vậy, hãy loại bỏ đậu xanh, đậu đen, đậu tây và thậm chí cả đậu Hà Lan ra khỏi chế độ ăn uống khi đang trong kỳ kinh nguyệt.
Tham khảo: Tới tháng nên làm gì và không nên làm gì để ngày đèn đỏ dễ chịu?
2. Những việc nên tránh làm trong ngày đèn đỏ
Bên cạnh việc tìm hiểu tới tháng không nên ăn gì hay ngày đèn đỏ nên kiêng ăn gì để dễ chịu hơn, bạn gái cần lưu ý tránh làm những việc sau đây để tránh ảnh hưởng sức khỏe trong những ngày nhạy cảm.
2.1. Không dùng sữa tắm vệ sinh vùng kín
Nhiều bạn gái cho rằng sữa tắm sẽ giúp làm sạch vi khuẩn vùng kín trong ngày đèn đỏ. Thế nhưng, sữa tắm chỉ có công dụng vệ sinh cơ thể chứ không dành riêng cho khu vực mẫn cảm như vùng kín. Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi đến kỳ kinh nguyệt, "cô bé" lại nghiêng về môi trường mang tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra lây nhiễm.
Nếu sử dụng các loại sữa tắm để vệ sinh vùng kín sẽ làm cho tính kiềm tăng lên. Mất cân bằng pH xảy ra và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, gây nên các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa. Do đó, bạn gái nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc dùng nước lạnh thông thường để làm sạch mỗi khi cần nhé!
2.2. Không nên vận động quá mạnh
Trong những ngày có kinh, nếu vận động mạnh có thể làm ảnh hưởng đến quá trình bong nội mạc của tử cung, thậm chí có thể gây xuất huyết tử cung, vì lúc này nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường.
Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt về sau mà còn gây ra viêm nhiễm. Bạn vẫn có thể tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt nhưng tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng không quá 1 giờ mỗi ngày.
Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì?
2.3. Không tắm nước lạnh quá lâu
Cơ thể của bạn trong những ngày này khá nhạy cảm. Tắm bằng nước lạnh quá lâu sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, lưu thông máu chậm lại. Tốt nhất bạn gái nên tắm bằng nước ấm, nếu sử dụng nước lạnh thì không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn.
2.4. Không mặc đồ quá chật
Hãy cố gắng lựa chọn trang phục thoải mái nhất, tránh sử dụng quần áo bó sát, bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, gia tăng áp lực cho hệ thống mao mạch, gây ảnh hưởng cho quá trình tuần hoàn máu, tăng ma sát vùng kín.
2.5. Không làm việc quá sức
Hãy để cho bản thân được nghỉ ngơi, làm việc vừa đủ, hạn chế áp lực và đặc biệt tránh làm những việc nặng như bưng bê, lau dọn… Làm việc quá sức có thể khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi thậm chí gây rối loạn kinh nguyệt.
Tham khảo: Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
2.6. Không khám ngực
Với những bạn gái bị đau ngực hoặc phát hiện có khối u trong ngực muốn đến bệnh viện kiểm tra, hãy tránh thời điểm đang hành kinh. Nếu đi kiểm tra vú trong giai đoạn này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt giữa tăng sản lành tính và khối u nhỏ.
Lời khuyên của các chuyên gia là bạn chỉ nên đi khám vú khi kết thúc kỳ kinh được 1 tuần. Thời điểm này, các estrogen đã trở lại mức ban đầu, ngực trở nên nhỏ hơn và mềm hơn, hiện tượng đau và căng cứng được giảm bớt hoặc thậm chí biến mất, và các nốt tăng sản tự nhiên cũng giảm. Khi đó, nếu ngực bạn có điều gì bất thường cũng sẽ dễ phát hiện ra hơn.
>> Tham khảo: Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng
2.7. Không nên đi khám phụ khoa khi mới hết kinh
Khi kết thúc kỳ kinh 3-7 ngày, cổ tử cung lúc này tương đối mềm, giảm bớt sự khó chịu và bác sĩ dễ lấy dịch âm đạo hơn. Do vậy, sau khi hết kinh được một tuần là thời điểm tốt nhất để đi khám phụ khoa vì sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, vì độ chính xác giảm đi rất nhiều sau khi vừa hết chu kỳ kinh nguyệt.
2.8. Không nhổ răng
Nếu nhổ răng trong thời gian có kinh nguyệt rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn đông máu. Tuy nhiên, kể cả ngay sau khi đã hết kỳ kinh, bạn cũng không nên tiến hành nhổ răng ngay. Thời gian tốt nhất là từ 8 - 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh. Lúc đó, nếu bạn thực hiện nhổ răng thì lượng máu chảy ra tương đối nhỏ, cơn đau sẽ nhẹ hơn và khả năng nhiễm trùng hậu phẫu là tương đối thấp, có lợi cho việc nhanh chữa lành vết thương răng miệng.
Thế là câu hỏi "Tới tháng không nên ăn gì, không nên làm gì?" của hội bạn gái đã được giải đáp rồi. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe của mình trong những ngày mẫn cảm, không còn lo lắng hay bồn chồn vì những triệu chứng khó chịu mà kinh nguyệt mang lại nhé! Tham khảo các sản phẩm băng vệ sinh Kotex mới nhất để nàng luôn tự tin và thoải mái trong ngày ấy.