Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng
Các bạn gái có biết việc lựa chọn tư thế nằm đúng khoa học và phù hợp với bản thân sẽ mang lại lợi ích gì không? Nằm đúng cách không những giúp cho cơn đau được xoa dịu mà bạn gái chúng mình còn cảm thấy thoải mái hơn nữa, đặc biệt trong chu kỳ hành kinh. Cùng Kotex tìm hiểu thêm về những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh ngay lập tức này nhé!
>> Tham khảo:
Vì sao đau bụng kinh?
Trong kỳ kinh nguyệt, tình trạng đau bụng kinh xuất hiện khá phổ biến. Tùy theo thể trạng của mỗi người mà mức độ đau sẽ nặng nhẹ cùng tần suất nhiều ít khác nhau. Nguyên nhân là do bên trong tử cung xảy ra hoạt động co thắt để đẩy nội mạc tử cung cùng trứng không thụ thai xuất ra ngoài qua đường âm đạo.
Có 2 loại đau bụng kinh:
-
Đau bụng kinh nguyên phát
-
Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thường xảy ra trước, trong và cả sau kỳ kinh nguyệt. Phần lớn, bạn gái chúng mình đều gặp phải tình trạng đau bụng này. Đối với những bạn gái có nồng độ nội tiết tố nữ cao, cơn đau bụng kinh có chiều hướng nghiêm trọng hơn.
Tham khảo: Thuốc đau bụng kinh là gì? Hệ lụy & lưu ý khi dùng
Các mức độ đau bụng kinh
Dưới đây là các mức độ đau bụng kinh mà các bạn nữ nên chú ý:
-
Mức độ nhẹ: Ở mức độ đau nhẹ, bạn nữ chỉ bị đau âm ỉ vùng bụng dưới trong thời gian ngắn (1 - 1.5 ngày), không bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra có thể kèm theo đau hoặc mỏi lưng nhẹ, cảm giác uể oải, mệt mỏi do mất máu. Cơn đau bụng kinh nhẹ thường xuất hiện không đều, có tháng đau có tháng thì không.
-
Mức độ vừa: Cơn đau chủ yếu tập trung vào ba ngày đầu của những ngày ‘đèn đỏ’, sau đó sẽ giảm đau dần. Đặc điểm của mức độ đau này là vùng chậu đau liên tục hoặc đau ngắt quãng tùy lúc, đôi khi đau thắt bụng. Cơn đau có thể còn lan ra lưng và bắp đùi.
-
Mức độ nặng, đau bụng kinh dữ dội: Đây là mức độ đau nặng nhất, có thể do sinh lý hoặc các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung... Với mức độ đau nặng này, cuộc sống sinh hoạt của bạn nữ bị ảnh hưởng khá nhiều và có thể phải dùng đến thuốc giảm đau bụng kinh.
>> Tham khảo: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Khi Đến Tháng
Một số tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh
Lúc bị đau bụng kinh, nhiều bạn gái chọn cách nằm để nghỉ ngơi và xoa dịu cơn đau. Tuy vậy, để hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo thêm một số tư thế nằm sau:
Nằm nghiêng và co cong người
Nằm nghiêng và cong người là tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả và tức thời. Khi chuyển cơ thể sang hướng nằm nghiêng và cong người lại, phần cơ bụng, cơ xương chậu sẽ được thả lỏng, đồng thời, vùng bụng sẽ được thư giãn, mang lại cảm giác dễ chịu. Lúc này, những cơn đau bụng được xoa dịu dần, không làm cho bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu nữa.
Tư thế em bé giúp giảm đau bụng khi hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tham khảo: Top 8 điều không nên làm trong ngày kinh để cơ thể khỏe mạnh
Nằm ngửa và kê gối dưới chân
Các bạn gái cũng có thể chọn tư thế nằm ngửa và kê thêm gối ở dưới chân để giảm đau bụng kinh. Khi nằm ngửa, phần lưng và hông được đặt sát xuống giường, còn phần bụng và xương chậu của các bạn gái được thả lỏng theo hướng thẳng. Để thoải mái hơn, các bạn gái nên đặt thêm một chiếc gối thấp hoặc chăn (mền) kê dưới chân. Ở tư thế này, cả cơ thể của bạn sẽ được thả lỏng, mang lại cảm giác dễ chịu và thư thái. Những cơn đau bụng kinh theo đó mà cũng được xoa dịu dần.
Tham khảo: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
Nằm ngủ với tư thế giống bào thai (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế nằm kiểu thai nhi
Tư thế bào thai là một tư thế giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Cách thực hiện: Nằm nghiêng với hai tay, hai chân khép vào nhau như em bé trong bụng mẹ. Đây là tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh vì nó giữ ấm vùng bụng và tránh áp lực mạnh lên thành bụng. Tư thế bào thai kết hợp với ôm gối cũng làm giảm tác động lực lên các cơ quan nội tạng, giúp bạn nữ bớt khó chịu, mệt mỏi và dễ đi vào giấc ngủ ngon hơn.
>> Tham khảo: Top 5 cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng
Nằm nghiêng, cong người là tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế em bé
Đây là một tư thế phổ biến trong yoga có khả năng giúp thư giãn, giảm đau hiệu quả, có thể áp dụng cả lúc bình thường lẫn lúc đau bụng kinh. Tư thế nghỉ ngơi giảm đau bụng kinh này đặc biệt hiệu nghiệm khi cơn đau ở mức độ vừa và nặng.
Cách thực hiện: Quỳ gối trên giường, giơ hai tay thẳng về phía trước, cơ thể từ từ hạ thấp xuống và hướng về phía trước đến khi đầu gối chạm ngực.
>> Tham khảo: Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn
Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế nằm cần tránh khi đau bụng kinh
Không phải tư thế nằm nào cũng sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh khó chịu. Tư thế nằm sấp là tư thế khiến cơn đau bụng không những không thuyên giảm mà còn làm bạn không thoải mái. Nhiều bạn gái nghĩ rằng, khi nằm tư thế này sẽ hạn chế được việc máu kinh xuất ra làm bẩn quần hay dơ chăn ga giường. Nhưng thực chất, tư thế nằm sấp lại là tư thế nằm không tốt cho sức khỏe và cho cả những cơn đau bụng kinh của bạn.
Khi nằm sấp, phần bụng bị chèn, đè ép tạo áp lực lên tử cung. Hoạt động co thắt của tử cung bị hạn chế, làm cho máu kinh không xuất ra bên ngoài được. Những cơn đau bụng kinh không có dấu hiệu giảm mà còn càng tăng hơn.
Tư thế nằm này không có lợi ngay cả khi sức khỏe cơ thể của các bạn gái ở trạng thái bình thường. Nằm sấp trong thời gian dài khiến cho cột sống và tim mạch của nàng đều bị ảnh hưởng.
Tư thế nằm sấp không làm giảm đau bụng kinh còn ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý một số cách dễ ngủ khi đến tháng
-
Tập ngủ đúng giờ: Ngủ vào một khung giờ cố định là bước đầu tiên giúp chị em phụ nữ giảm những cơn đau trằn trọc khi đến kỳ kinh nguyệt và có một sức khỏe tốt hơn.
-
Phòng ngủ thoáng mát: Không chỉ cần quan tâm đến cơ thể có thoải mái hay không mà không gian phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ cũng giúp giấc ngủ được sâu hơn.
-
Thỉnh thoảng thay đổi tư thế nằm để tránh bị mỏi cơ, tê tay chân hay chuột rút.
-
Mặc đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.
-
Chọn đúng tư thế ngủ: Tư thế ngủ trong kỳ kinh khiến bạn lo lắng về vấn đề tràn băng, mỏi lưng và gây khó ngủ. Bạn gái có thể tham khảo các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh ở trên để nằm thoải mái nhất cho vùng bụng và thắt lưng thư giãn hơn trong những ngày đèn đỏ.
-
Làm ấm nóng bàn chân: Vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan đến vùng chậu nên các bạn gái hãy ngâm bàn chân vào một chậu nước ấm có pha muối để cảm thấy thoải mái hơn.
-
Ngâm mình hoặc tấm nước ấm để cơ thể thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu và giãn nở lỗ chân lông, giảm mệt mỏi, đau bụng kinh.
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
-
Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, kẽm, vitamin B, acid folic,.. và các thực phẩm bổ máu.
-
Tránh ăn đồ cay, dầu mỡ, không sử dụng thực phẩm có cồn hoặc chất kích thích.
-
Thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, stress…
>> Tham khảo: Cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ cần biết
Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ
Tình trạng kinh nguyệt tràn vào ban đêm
Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, có rất nhiều bạn gái gặp phải tình huống này (đặc biệt là với những bạn khó ngủ, hay thay đổi tư thế hoặc thức dậy vào ban đêm).
Nếu gặp tình trạng này thì bạn gái có thể lót tấm thảm chống thấm bên dưới trước khi ngủ. Tuy nhiên, đôi khi chị em phụ nữ khá lười trong việc giặt thảm nên thường tìm cách khác để không bị tràn băng ra ngoài khi ngủ.
Kinh nguyệt bị tràn ngược ra sau
Nếu chỉ dùng một miếng băng vệ sinh khi ngủ, bạn gái thường lo lắng máu kinh nhiều sẽ tràn ra sau và ướt cả quần lót (thậm chí ướt cả quần ngoài). Vậy thì trước khi ngủ, chị em nên dán thêm một miếng băng hàng ngày nối tiếp với miếng băng đang sử dụng - vừa không gây khó chịu vừa chống tràn cực hiệu quả.
Dùng băng vệ sinh đúng cách
-
Bước 1: Tháo lớp giấy gói rồi mở hai đầu băng vệ sinh ra. Sau đó, chị em lột phần giấy ở dưới băng vệ sinh và hai cánh (nếu có).
-
Bước 2: Chị em dán phần có keo hai mặt vào bên trong quần lót và cố định hai cánh vào hai bên mặt ngoài của quần. Lưu ý: miếng băng cần nằm ngay bên dưới âm đạo - không dư lên phía trước hoặc lùi ra phía sau.
-
Bước 3: Cuối cùng, bạn gái mặc quần lót vào và kiểm tra xem vị trí của băng đã vừa vặn với âm đạo hay chưa. Nếu chưa thì bạn gái nên tháo ra dán lại để cảm thấy thoải mái cũng như để chắc chắn máu kinh không bị tràn ra ngoài.
Một số cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức
Những cơn đau bụng kinh luôn khiến bạn gái chúng mình khó chịu. Cơn đau bụng kinh không chỉ làm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tâm lý mà còn khiến bạn không tập trung được cho những sinh hoạt hàng ngày như làm việc, học tập, vui chơi, thể dục,... Để giảm bớt tình trạng này, các bạn gái có thể áp dụng một số cách làm giảm đau bụng kinh được Kotex tổng hợp dưới đây.
Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì?
Chườm bụng bằng nước ấm
Nước ấm có thể xoa dịu ngay những cơn đau bụng kinh đang làm bạn khó chịu. Bạn gái có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc đổ nước vào chai nhựa hoặc giặt khăn. Chườm nước ấm lên vùng bụng, các bạn sẽ cảm thấy cơn đau được xoa dịu ngay. Lưu ý, cần phải đảm bảo việc kiểm soát được nhiệt độ của nước trước khi thực hiện chườm lên bụng tránh gây bỏng cho phần bụng.
Sử dụng gừng tươi
Vào những ngày “dâu rụng”, bạn gái có thể dùng gừng kết hợp mật ong rồi pha với nước ấm để uống. Vì gừng tươi có khả năng kháng viêm và giảm đau hiệu quả nên chị em cũng có thể cắt lát gừng đắp lên bụng hoặc dùng nó như một loại gia vị để nấu ăn.
Ăn trứng gà kết hợp ngải cứu
Chị em có thể kết hợp trứng gà và rau ngải cứu để làm giảm cơn đau bụng kinh. Vì theo các tài liệu Đông y, ngải cứu là gia vị có tính ấm, có mùi thơm và vị đắng nên có thể điều hòa khí huyết và kinh nguyệt hiệu quả. Mặc dù ngải cứu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng trứng tráng ngải cứu chính là món ăn hấp dẫn mà bạn gái nên lựa chọn.
>> Tham khảo: Cách Để Hết Đau Bụng Kinh Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Ăn socola
Socola có chứa thành phần endorphine với tác dụng tăng sự hưng phấn, giảm đau và cải thiện cảm xúc hiệu quả. Ngoài ra, trong socola đen còn chứa nhiều magie với tác dụng làm giãn cơ nên cơn đau bụng kinh cũng được dịu đi khá nhiều.
Massage phần bụng dưới
Hãy massage cho phần bụng dưới để những cơn đau bụng kinh không “hành hạ” bạn gái nữa. Khi massage bụng, chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng, không dùng quá nhiều lực, không nhấn hay không đẩy quá sâu. Các bạn gái có thể sử dụng thêm tinh dầu thảo dược để gia tăng hiệu quả trong việc làm giảm đau bụng kinh. Động tác massage cùng tinh dầu còn tác động giúp cơn đau bụng kinh thuyên giảm, tâm trạng dễ chịu và thoải mái.
Bấm huyệt giảm đau bụng kinh
Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường xuất hiện những cơn đau bụng kinh gây khó chịu. Vậy thì chị em có thể tham khảo cách bấm huyệt để khắc phục tình trạng này theo các bước như sau:
-
Bước 1: Khi cảm thấy đau bụng, bạn gái đẩy sâu nhẹ nhàng vào huyệt vị và huyệt thái xung trong khoảng từ 3 - 5 phút.
-
Bước 2: Sau đó, chị em lần lượt bấm các huyệt huyết hải, huyệt tam âm giao và huyệt tử cung trong khoảng từ 2 - 3 phút.
-
Bước 3: Bạn gái tiến hành đấm xát giáp tích L1 và L2 cho vùng này trở nên ấm nóng.
Chị em phụ nữ có thể lặp lại các bước trên tuần tự 1 hoặc 2 lần/ngày thì tình trạng đau bụng kinh sẽ dần được cải thiện.
Vuốt môi trên hết đau bụng kinh
Vuốt môi trên để hết đau bụng kinh là một mẹo đơn giản và cực hiệu quả trong việc điều hòa kinh nguyệt. Vì khi bạn vuốt nhẹ phần môi trên, cụ thể là ở giữa phần rãnh giữa của môi trên và sống mũi - tức là bạn đang tác động vào huyệt Nhân Trung. Khi đó, nó sẽ giúp tăng cường lưu thông máu nên máu kinh cũng được tống nhanh và sạch sẽ ra bên ngoài.
Tuy đây là một mẹo rất đơn giản nhưng bạn cũng cần thực hiện đúng cách và ấn đúng vị trí huyệt Nhân Trung thì cách này mới giúp chị em giảm đau như mong đợi.
Vận động
Khi cơn đau bụng xuất hiện, chị em phụ nữ thường chỉ muốn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, tập yoga, pilates, kegel,... có thể giúp chị em giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau bụng kinh cũng là cách chữa đau bụng kinh dữ dội nhanh chóng. Với những trường hợp cơn đau quá nhiều, khiến cho cơ thể quá mệt mỏi và mất sức, các bạn gái hãy thăm khám bác sĩ để được kê đơn và mua thuốc sao cho phù hợp.
Bổ sung sắt
Uống gì để giảm đau bụng kinh? Khi đến kỳ “dâu rụng”, cơ thể bạn gái sẽ mất nhiều máu cùng tình trạng đau bụng kinh nên khiến chị em mệt mỏi và mất sức sống. Khi đó, việc bổ sung thêm sắt là cần thiết để trị đau bụng kinh lâu dài và hiệu quả. Chị em nên bổ sung viên sắt có chứa sắt dạng hữu cơ, Vitamin B12, Vitamin E, Acid folic, kẽm nano và dầu mè đen để giúp quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra tốt hơn. Từ đó, cơ thể bạn gái sẽ dễ dàng hấp thu sắt và tránh được tình trạng táo bón do tác dụng phụ của sắt.
>> Tham khảo: Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Các câu hỏi thường gặp
Các tư thế nằm nào giúp giảm đau bụng kinh?
Có 4 tư thế nào giúp giảm đau bụng vào chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả: Tư thế nằm như em bé, tư thế thai nhi, tư thế nằm nghiêng và cong người, tư thế nằm ngửa và kê gối dưới chân.
Cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng?
Để giảm đau bụng kinh hiệu quả, bạn nữ hãy dùng túi nước ấm chườm vùng bụng dưới bị khó chịu, kết hợp với uống và tắm nước ấm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý kiểm soát được nhiệt độ của nước trước khi thực hiện chườm bụng tránh gây phỏng.
>> Tham khảo: Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn vào kỳ kinh
Làm thế nào để dễ ngủ khi đến tháng?
Nằm các tư thế giúp giảm đau bụng kinh. Tránh nằm sấp vì tư thế này làm cản trở máu lưu thông, tạo áp lực lên ngực và tử cung, từ đó sẽ càng làm cơn đau càng nặng thêm. Ngâm mình hoặc tấm nước ấm để cơ thể thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu và giãn nở lỗ chân lông, giảm mệt mỏi, đau bụng kinh.
Từ nay, bạn gái nhà mình đã có thể áp dụng những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh. Và đừng quá lo lắng khi gặp phải tình trạng máu kinh bị tràn ra ngoài khi nằm. Tất cả sản phẩm băng vệ sinh Kotex sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này. Nếu các bạn gái còn muốn tích lũy thêm những thông tin bổ ích về kỳ kinh, sức khỏe sinh sản và giới tính, hãy theo dõi và đồng hành cùng Kotex nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan chủ đề Chu kỳ: