Chu kỳ

Đấm Lưng & Điều KHÔNG NÊN Làm Khi Tới Tháng

8 công việc teen không nên làm trong ngày nguyệt san

Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra suôn sẻ, thoải mái, bạn gái nên biết những điều cần tránh khi có kinh nguyệt. Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu những việc không nên làm trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh ảnh hưởng sức khoẻ bạn gái nhé!

>> Xem thêm: Những Cách Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt Tại Nhà Hiệu Quả

Những điều cần tránh khi có kinh nguyệt

1. Đấm lưng

Trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt, không ít bạn gái thường bị đau lưng. Để giảm cảm giác đau mỏi, nhiều bạn rất hay đấm lưng nhưng việc này có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo: Tắc kinh là gì? 6 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà
Đối với triệu chứng đau mỏi ở vùng lưng trong chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ lí giải là do trong thời kì này ở phụ nữ thường có biểu hiện của sự ""ùn tắc"" máu kinh ở vùng xương chậu. Khi các bạn đấm lưng không những không khiến cho cơn đau mỏi bị đẩy lùi mà ngược lại càng làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn tốc độ của máu lưu thông ở khu vực này. Từ đó, bạn có thể mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Tham khảo: Vô kinh là gì? Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát
Mặt khác, trong thời kì này, sức đề kháng của bạn bị giảm xuống đáng kể do niêm mạc tử cung bong ra. Nếu bạn đấm lưng thường xuyên sẽ gây tác động đến niêm mạc tử cung, làm cho những vết thương ở niêm mạc có thể bị nhiễm trùng cấp tính và gây nên bệnh phụ khoa mãn tính.

Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Khi Đến Tháng

2. Uống nhiều trà

Chất tiền acid tannic trong trà có thể kết hợp với một số loại thực phẩm hoặc sắt trong máu dẫn và làm rối loạn quá trình hấp thụ sắt, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể.
Ngoài ra, trong những ngày kinh nguyệt, một số chị em thường có một số triệu chứng kích thích thần kinh khác như căng thẳng, bồn chồn, khó chịu... Do đó, lượng caffeine có chứa trong trà sẽ kích thích hệ thần kinh, từ đó làm cho các triệu chứng trên trở nên trầm trọng, gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Tham khảo: Cách chữa không có kinh nguyệt - Nguyên nhân mất kinh nguyệt

3. Mặc quần áo quá chật

Nếu bạn mặc quần quá chật trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

4. Uống rượu bia

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng đối với phụ nữ đang có kinh nguyệt, uống bia rượu có thể ngấm vào gan nhiều hơn và gây ra những tổn thương nghiêm trọng như rối loạn chức năng gan. Hơn nữa uống rượu còn làm cho lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường. Tham khảo: Kinh nguyệt lần đầu có màu gì? Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu

5. Thực phẩm chiên

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn chiên sẽ tạo góp phần gia tăng sự bài tiết của da, là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn trứng cá, viêm nang lông và làm sạm màu da. Mặt khác, ăn nhiều thực phẩm chiên trong thời kì này dễ làm tích tụ chất béo trong cơ thể và làm tăng nguy cơ bị béo phì.

6. Thực phẩm tươi sống, thực phẩm lạnh

Khi có kinh nguyệt, nếu ăn nhiều thực phẩm lạnh hoặc thực phẩm tươi sống có tính hàn sẽ làm cơ thể bị lạnh và dẫn đến tình trạng ứ đọng máu, khiến tình trạng đau bụng kinh càng thêm tồi tệ. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Đau bụng kinh nên ăn gì để cập nhật cho tủ thực phẩm nhà mình trong những ngày khó chịu này. Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt - 11 tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?

7. Vận động cường độ cao

Tập thể dục là một thói quen tốt. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch của cơ thể, bạn nên tập những bài tập nhẹ nhàng hơn bình thường và hạn chế những bài tập tiêu hao năng lượng lớn như chạy đường dài, nhảy, ném... Thậm chí, trong những trường hợp nặng, bạn gái có thể bị rong kinh kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

8. Quan hệ tình dục 

Quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn trong âm đạo và dễ dẫn đến những viêm nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến vùng âm đạo và vùng chậu. Nhiều bạn trẻ hay thắc mắc: đang có kinh quan hệ có thai không? Câu trả lời là khá cao bởi có nhiều trường hợp ngày kinh nguyệt kéo dài cho tới ngày rụng trứng. Do đó nếu quan hệ những ngày này tinh trùng vẫn có thể sống sót và có thai. Tham khảo: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì - Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm sao?
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn gái cần đặc biệt chú ý hạn chế những hoạt động nêu trên vì đây là thời điểm cơ thể đặc biệt nhạy cảm.
Xem thêm: Cách tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai hiệu quả

Những thực phẩm nên ăn trong kỳ kinh nguyệt

Trong thời gian đèn đỏ, bạn gái nên dùng nhiều các thực phẩm sau để giảm bớt khó chịu, bổ sung dinh dưỡng cho cở thể.

  • Nước: Nước rất cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt vì giúp giảm đau, hạn chế mất nước và đầy hơi.
  • Trái cây: Để giữ nước trong chu kỳ kinh, bạn gái có thể ăn dưa hấu. Để cải thiện tình trạng khó chịu, bạn gái có thể ăn cam và chuối. Những trái cây này chứa các vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm đau bụng kinh, hỗ trợ chức năng tiêu hoá.
  • Rau xanh: Rau xanh giúp bổ sung lượng sắt bị mất, cải thiện tình trạng chóng mặt, đau cơ bắp và mệt mỏi. Bạn gái nên dùng rau bina và bông cải xanh.
  • Gừng: Gừng có khả năng làm giảm đau nhức cơ bắp và chống viêm, giảm buồn nôn, cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, không nên dùng nhiều hơn 4 gram gừng mỗi ngày vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Cá: Một số loại cá giúp bổ sung axit béo omega 3 giúp cải thiện tâm trạng và tình trạng trầm cảm liên quan đến chu kỳ như cá ngừ, cá hồi, cá mòi.
  • Chocolate: Magie trong chocolate giúp cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt và khiến bạn gái dễ chịu hơn trong chu kỳ kinh.
  • Sữa chua: Tương tự chocolate, sữa chua giàu magie và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả.

Xem thêm 10 Điều cần biết khi quan hệ trong những ngày kinh nguyệt - Nên hay không nên?

Những lưu ý ngày đèn đỏ

Bên cạnh việc tìm hiểu tới tháng nên ăn gì và những điều cần tránh khi có kinh nguyệt, bạn gái có thể tham khảo một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ như:

  • Tập yoga, đi bộ hay các bài thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện cơn đau bụng kinh.
  • Sử dụng túi chườm nóng hay chai nước nóng để xoa dịu cơn đau nơi bụng và lưng.
  • Massage, xoa bóp vùng lưng, bụng dưới cũng giúp làm dịu cơn đau
  • Sử dụng thuốc Ibuprofen dưới sự kê đơn của bác sĩ để làm giảm cơn đau bụng kinh.

Nếu những triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt vượt quá sức chịu đựng, diễn ra liên tục và ngày càng trầm trọng thì bạn gái cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: Tại sao kinh nguyệt ảnh hưởng đến đại tiện? 4 cách khắc phục đau bụng kinh khi đi ngoài

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.