7 loại thuốc uống làm giảm đau bụng kinh tốt và an toàn khi dùng
Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều bạn gái khi đến kỳ kinh nguyệt. Vì thế nhiều chị em sử dụng thuốc đau bụng kinh để làm giảm các cơn co thắt dữ dội và giúp cơ thể dễ chịu hơn. Vậy đau bụng kinh uống thuốc gì? Cùng Kotex tìm hiểu rõ hơn các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và cách sử dụng thông qua bài viết sau đây!
Xem thêm:
Bị đau bụng kinh là vì sao?
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, là những cơn đau xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt. Theo thống kê, có đến ½ phụ nữ trên thế giới bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày trong kỳ kinh nguyệt và cơn đau có thể kéo dài từ nhẹ đến nặng. Với những trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ trong những ngày kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, trong đó chủ yếu xuất phát từ việc tinh trùng không gặp trứng và quá trình thụ tinh không xảy ra nên tử cung co bóp để đẩy trứng là lớp niêm mạc ra khỏi cơ thể. Khi thành tử cung co lại, khiến mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép, các mô trong tử cung cũng vì thế bị thiếu oxy và phóng ra các chất gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến các cơn đau nặng hơn.
Ngoài nguyên nhân trên, việc mắc một số bệnh lý cũng là lý do khiến các cơn đau bụng kinh ở nữ giới trầm trọng hơn, gồm: u xơ tử cung, bệnh tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung.
Theo thống kê, ½ phụ nữ trên thế giới gặp phải tình trạng đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc làm giảm đau không?
Tuỳ từng trường hợp và các mức độ đau bụng kinh mà bạn gái nên cân nhắc có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh hay không. Nếu các cơn co thắt vào những ngày đèn đỏ trở nên quặn thắt dữ dội, kéo dài dẫn tới không thể làm việc, khó ngủ, thay đổi tâm trạng cáu giận, trầm cảm, lối sống sinh hoạt thường ngày gặp nhiều khó khăn,... thì uống thuốc đau bụng kinh là việc cần thiết.
Mức độ của cơn đau sẽ đi từ đau nhẹ, âm ỉ đến đau bụng kinh dữ dội kéo dài từng cơn khiến bạn nữ khó chịu, mệt mỏi, cản trở các hoạt động hằng ngày. Các cơn đau thường đến ngay trước hoặc kéo dài suốt thời gian có kinh.
Đau bụng kinh được chia thành 2 dạng: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Các bạn nữ chỉ cần áp dụng các phương pháp thông thường như nghỉ ngơi, uống nước gừng, chườm ấm vùng bụng,.. nếu cường độ cơn đau không nặng và không kéo dài lâu ngày.
Tuỳ vào từng trường hợp mà bạn gái nên cân nhắc có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh tốt và an toàn
Thuốc đau bụng kinh hoạt động theo cơ chế làm giãn cơ tử cung, ức chế tổng hợp Prostaglandin từ đó làm giảm các cơn co thắt tử cung. Vậy đau bụng kinh uống thuốc gì?
Thuốc làm giảm đau bụng kinh Paracetamol
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol? Trong một số trường hợp, các bạn gái có thể sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol để giúp thuyên giảm cơn đau. Đây là loại thuốc dễ tìm mua, hay có sẵn ở nhà.
Lưu ý: Nên đọc kỹ thành phần và không nên quá lạm dụng, dẫn đến dùng quá liều hoặc lờn thuốc. Liều dùng tối đa của paracetamol là 4 giờ một ngày.
Paracetamol có tác dụng làm giảm đau bụng kinh hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Thuốc giảm đau Cataflam
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không Steroid, có thành phần chính là Natri của Diclofenac.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc Cataflam với liều lượng cao lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị (vùng trên rốn). Một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày, đường tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng của gan, thận.
Khi dùng thuốc đau bụng kinh Cataflam để điều trị sẽ không được sử dụng chung với các thuốc chống viêm không steroid khác (thuốc giảm đau Aspirin), thuốc chống đông máu (thuốc Heparin, Ticlopidin).
Lưu ý: Thuốc này chống chỉ định với những bạn gái đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có tiền sử hoặc đang điều trị hen suyễn, người bị suy gan thận nặng và mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Thuốc chống co thắt Hyoscinum
Khác với các thuốc trên, thuốc đau bụng kinh Hyoscinum nằm trong nhóm thuốc chống co thắt hướng cơ. Thuốc Hyoscinum có chức năng làm tê liệt giao cảm, làm giảm các cơn đau do cơ thắt như đau bụng kinh. Sau khi uống thuốc có thể khiến tim đập nhanh, bí tiểu, da bị kích ứng và khô cổ họng.
Lưu ý: Đối với những bạn gái bị rối loạn niệu đạo liệt tuyến, hẹp môn vị hoặc bị bệnh glaucoma sẽ chống chỉ định dùng thuốc Hyoscinum.
Thuốc Hyoscinum làm giảm các cơn đau do co thắt cơ (Nguồn: Sưu tầm)
Thuốc tránh thai
Đau bụng kinh uống thuốc gì? Ngoài tác dụng ngừa thai, bạn gái hay mách nhau uống thuốc tránh thai hằng ngày để giúp cải thiện cơn đau bụng kinh hiệu quả. Thuốc tránh thai hoạt động trên cơ chế giữ hormone ở trạng thái ổn định, không sản xuất prostaglandin gây nên đau bụng kinh.
Lưu ý: Các bạn nữ có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như: đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tăng cân do tích nước,... khi sử dụng thuốc tránh thai.
Bạn gái nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Thuốc kháng viêm NSAIDs
Đau bụng kinh uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) được biết đến là thuốc đầu tiên trong liệu trình điều trị đau bụng kinh. Các thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: ibuprofen, diclofenac, naproxen, acid mefenamic,...
Lưu ý: Thuốc nên uống sau bữa ăn để không gây kích ứng đường tiêu hóa, thuốc chống viêm không steroid chống chỉ định cho người bị viêm loét dạ dày, người nhạy cảm với aspirin.
Nên sử dụng loại thuốc đau bụng kinh nào để giảm các cơn đau? (Nguồn: Sưu tầm)
Thuốc giảm đau bụng kinh Mefenamic Acid
Đau bụng kinh uống thuốc gì? Thuốc đau bụng kinh Mefenamic Acid có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh nguyên phát, điều trị rong kinh do đặt vòng tránh thai hoặc kinh nguyệt không đều.
Tuy nhiên, những bạn gái đang sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu hoặc có tiền sử bệnh động kinh tuyệt đối không nên dùng thuốc Mefenamic.
Lưu ý: Không lạm dụng thuốc thường xuyên và kéo dài hơn 7 ngày để đánh những tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể như nổi đốm mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,...
Thuốc Mefenamic Acid làm giảm các cơn đau bụng kinh nguyên phát (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin
Đau bụng kinh uống thuốc gì? Bạn gái hãy thử tham khảo thuốc giảm đau Alverin. Đây là loại thuốc có chứa các thành phần từ Alverin, Drotaverin, Dipropylin,... và thuộc nhóm thuốc giảm đau bằng cơ chế làm giãn cơ tử cung do co thắt cơ gây ra.
Loại thuốc này giúp hỗ trợ xoa dịu các cơn đau bụng kinh cho bạn gái. Với Alverin các bạn gái có thể sử dụng ở hai dạng: viên thuốc uống hoặc thuốc viên đặt vào hậu môn.
Lưu ý: Đọc kỹ thành phần của thuốc và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn gái gặp tình trạng tắc ruột, huyết áp thấp, mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.
Thuốc Alverin cũng hỗ trợ rất tốt việc giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả
Bên cạnh đau bụng kinh uống thuốc gì bạn gái cũng cần biết uống thuốc đau bụng kinh đúng cách. Để thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng hiệu quả, bạn gái nên bắt đầu uống thuốc trước ngày hành kinh từ 1 - 2 ngày, hoặc khi cơn đau dữ dội và kéo dài. Bạn gái nên lưu ý uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cần duy trì uống thuốc từ 2 - 3 ngày.
Xem thêm:
Một số lưu ý cần nắm khi sử dụng thuốc làm giảm đau bụng kinh
Các loại thuốc giảm đau bụng kinh kể trên đều có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp, song nếu cơn đau vẫn kéo dài, nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám. Vì nguyên nhân gây đau rất có thể là do các bệnh lý vùng kín hoặc bệnh lý hệ sinh sản và cần phải điều trị triệt để mới có thể làm giảm tình trạng đau.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cũng như tình trạng đau bụng kinh.
Nếu sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh cơn đau vẫn nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám (Nguồn: Sưu tầm)
Một số câu hỏi thường gặp
Bên cạnh đau bụng kinh uống thuốc gì, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh mà bạn gái có thể tham khảo thêm:
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không?
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không? Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống thuốc giảm đau bụng kinh là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh.
Nhưng nếu bạn quá lạm dụng thuốc thì sẽ gây ra các ảnh hưởng đến cơ thể như: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố nữ, viêm nhiễm phụ khoa,... Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh vào ngày đèn đỏ trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc tử cung dày lên, gây khó khăn cho việc trứng làm tổ sau khi được thụ tinh, từ đó tăng nguy cơ vô sinh.
Lời khuyên cho các chị em đó là nếu đau bụng kinh ở mức độ nhẹ thì nên áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh tự nhiên, không dùng thuốc. Nếu đau liên tục và kéo dài, lúc này mới cần có sự can thiệp của thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau.
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy uống thuốc giảm đau bụng kinh là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh là gì?
Giảm đau bụng kinh bằng thuốc là một giải pháp hữu hiệu cho bạn gái trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống thuốc giảm đau bụng kinh NSAIDs đôi khi có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, đau đầu, mất ngủ.
- Các vấn đề cho hệ tiêu hóa, dạ dày.
- Suy giảm chức năng gan.
- Một số triệu chứng ít gặp: rối loạn máu, viêm da dị ứng, nổi mụn mủ,...
Các cách làm giảm đau bụng kinh khác
Nếu bạn gái không muốn giảm đau bụng kinh bằng thuốc hoặc bị kích ứng với các loại thuốc tân dược, thì một số cách giảm đau bụng kinh không dùng thuốc dưới đây để làm dịu đi các cơn đau và hồi phục lại thể trạng:
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học với những loại thực phẩm giàu chất xơ, không ăn quá nhiều đồ chiên xào.
- Bổ sung thêm những viên uống vitamin A, E, C, B6, B12, Sắt, Magie,...
- Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, thay băng vệ sinh 4 giờ 1 lần trong thời gian hành kinh để vi khuẩn không có cơ hội phát triển gây bệnh.
- Dùng khăn ấm để chườm lên bụng dưới để làm dịu các cơn đau bụng kinh.
- Tính nóng của gừng có thể làm giảm cơn đau. Bạn gái chỉ cần cắt gừng thành những lát mỏng và đắp lên bụng từ 5 - 7 phút.
- Thực hiện các động tác massage đơn giản, nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ và thay đổi hướng ngược lại cho đến khi cơn đau dịu đi.
- Có thể kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả giảm đau hơn.
- Thực phẩm chức năng giảm đau bụng kinh: Blackmores Evening Primrose oil, hải sản, gừng, các loại đậu, socola đen.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về các loại thuốc đau bụng kinh, đau bụng kinh uống thuốc gì và một số hệ lụy của việc lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau bụng kinh trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn, các nàng vẫn nên thông qua ý kiến của bác sĩ. Và đừng quên lựa chọn các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để trải qua kỳ kinh nguyệt thật nhẹ nhàng.