Chu kỳ

9 tác hại của cốc nguyệt san cho cô bé khi dùng sai cách

 

Dùng cốc nguyệt san có thể gây ra những tác hại gì? Hiện nay cốc nguyệt san đã được nhiều người biết đến và sử dụng thay cho băng vệ sinh vào những ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn nữ sử dụng cốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới cô bé và là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cùng Kotex tìm hiểu về những lợi ích và tác hại của cốc nguyệt san qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Dụng cốc nguyệt san có bị rộng không?

Tại Sao Dùng Cốc Nguyệt San Bị Đau Bụng? Cách Xử Lý

Dùng cốc nguyệt san có mất trinh không?

Dùng cốc nguyệt san có tốt không?

Ngoài băng vệ sinh thông dụng thì các bạn nữ có thể dùng cốc nguyệt san vào những ngày hành kinh. Cốc nguyệt san có nhiều kích cỡ và có thể tái sử dụng được. Cơ chế hoạt động của cốc là hút lượng máu kinh chảy ra từ tử cung một cách nhẹ nhàng và không để máu kinh tiếp xúc với không khí.

Cốc nguyệt san mang lại khá nhiều ưu điểm khi sử dụng như:

  • Tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường: Cốc nguyệt san có thể tái sử dụng do đó sẽ hạn chế rác thải ra ngoài môi trường.
  • Tiết kiệm thời gian: Bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian đi mua cốc nguyệt san hàng tháng, không phải thay thường xuyên như sử dụng băng vệ sinh.
  • Hạn chế sự thay đổi pH âm đạo và mùi hôi
  • Dung tích chứa lớn, có thể dùng từ 6 - 12 giờ (tùy lượng kinh nguyệt của mỗi người).
  • Sử dụng cốc nguyệt san sạch sẽ và thoải mái: không có hiện tượng rát, ẩm ướt và khó chịu như dùng băng vệ sinh.

Cốc nguyệt san cũng là một lựa chọn phù hợp cho bạn nữ vào những ngày hành kinh

Cốc nguyệt san cũng là một lựa chọn phù hợp cho bạn nữ vào những ngày hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Hướng Dẫn Cách Cắt Cuống Cốc Nguyệt San Đơn Giản

Cách lấy cốc nguyệt san ra nhanh, dễ dàng, không đau

8 Cách Gấp Cốc Nguyệt San Đơn Giản, Đúng Kỹ Thuật

Những tác hại của cốc nguyệt san bạn nên biết

Nếu sử dụng cốc nguyệt san không đúng cách có thể gây ra những rủi ro không mong muốn. Một số tác hại của cốc nguyệt san như: Gây kích thích âm đạo, viêm nhiễm vùng kín, nguy cơ rách màng trinh,...

 Những tác hại của cốc nguyệt san bạn nên biết

Những tác hại của cốc nguyệt san bạn nên biết (Nguồn: Sưu tầm)

Gây kích thích âm đạo

Khi không sử dụng chất bôi trơn trước khi đặt cốc nguyệt san vào âm đạo sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu và gây kích thích âm đạo tử cung. Do vậy, để hạn chế tình trạng khó chịu và kích ứng thì bạn nên bôi một lớp dầu bôi trơn có gốc nước bên ngoài cốc nguyệt san để dễ dàng đặt cốc vào trong âm đạo.

Lưu ý: Sau khi sử dụng không vệ sinh cốc nguyệt san đúng cách có thể gây kích ứng cho âm đạo. Cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ làm sạch cốc nguyệt san trước khi sử dụng và đổ cốc ít nhất 2 - 3 lần/ngày.

Xem thêm:

Cốc nguyệt san dùng được bao lâu? Khi nào thì nên thay mới

6 cách vệ sinh cốc nguyệt san khử trùng phòng viêm nhiễm

Dùng Cốc Nguyệt San Có Quan Hệ Được Không?

Dễ viêm nhiễm vùng kín

Sử dụng cốc nguyệt san không đúng cách rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín. Một số lỗi bạn nữ thường mắc phải như: không vệ sinh tay trước khi đặt cốc vào âm đạo, không vệ sinh đúng cách cốc sau khi sử dụng và để cốc quá lâu trong toilet,...Những lỗi này sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ trong cốc làm lây nhiễm qua vùng âm đạo.

Khi sử dụng cốc nguyệt san bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ dẫn của bác sĩ phụ khoa. Cốc nguyệt san sau khi sử dụng nên cho vào nước ấm vừa đun để tiệt trùng, sau đó lau khô và bỏ vào hộp bảo quản.

Không vệ sinh cốc nguyệt san đúng cách sau khi sử dụng rất dễ bị viêm nhiễm

Không vệ sinh cốc nguyệt san đúng cách sau khi sử dụng rất dễ bị viêm nhiễm (Nguồn: Sưu tầm)

Có nguy cơ rách màng trinh

Đối với những bạn gái chưa quan hệ thì khi sử dụng cốc nguyệt san có thể ảnh hưởng đến màng trinh. Vì cốc được đặt sâu trong âm đạo khoảng 5cm và nếu sử dụng loại cốc cứng còn khiến cô bé bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu các bạn nữ chưa quan hệ nhưng vẫn muốn sử dụng cốc nguyệt san thì nên chọn loại cốc siêu mềm và cẩn trọng khi sử dụng cốc để không làm ảnh hưởng đến cô bé và màng trinh.

Xem thêm:

Tampon Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Tampon Đúng Cách, An Toàn

Tác Dụng Của Băng Vệ Sinh Hàng Ngày Là Gì? Có Nên Dùng?

Review ưu, nhược điểm và cách chọn băng vệ sinh dạng quần

Bị dị ứng cao su nếu dùng sản phẩm kém chất lượng

Nếu sử dụng cốc nguyệt san kém chất lượng có thể gây ra một số vấn đề như: âm đạo bị nổi mụn, phát ban, viêm âm đạo,...Trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và chọn mua cốc ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cốc nguyệt san chất lượng thường được làm từ silicon y tế cao cấp, đảm bảo an toàn và không gây dị ứng, không làm ảnh hưởng đến cô bé.

Nguy hiểm nếu quên cốc nguyệt san trong âm đạo

Nếu bạn để quên cốc nguyệt san trong âm đạo thì rất nguy hiểm. Vì cốc và lượng máu kinh ra để lâu sẽ rất dễ kích thích vi khuẩn làm ảnh hướng đến cô bé và sức khỏe của bạn. Từ đó làm gia tăng các bệnh phụ khoa và các vấn đề nghiêm trọng hơn. Lưu ý bạn không nên để cốc nguyệt san quá 12 tiếng.

Để quên cốc nguyệt san trong âm đạo rất nguy hiểm

Để quên cốc nguyệt san trong âm đạo rất nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)

Sốc độc tố

Nếu như không vệ sinh cốc đúng cách trước đi đưa vào âm đạo thì vô tình có thể khiến cho vi khuẩn có không gian sinh sản và phát triển. Khi vi khuẩn sinh sôi một lượng đủ lớn sẽ sản sinh ra các độc tố gây hại. Một số vi khuẩn sản sinh độc tố như vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus. Trường hợp này cũng rất hiếm gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan.

Xem thêm:

Băng Vệ Sinh Là Gì? Để Làm Gì? Các Loại Phổ Biến Và Lưu Ý Sử Dụng

Băng vệ sinh ban đêm: Bí quyết giữ cho giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn

Top 7 Các Loại Băng Vệ Sinh Tốt Nhất Được Chị Em Tin Dùng

Bị đau rát khi dùng cốc nguyệt san không đúng size

Khi sử dụng cốc nguyệt san không đúng size rất dễ bị đau rát. Nếu sử dụng loại cốc quá nhỏ dễ khiến máu kinh bị tràn ra, sử dụng cốc quá lớn sẽ khiến phần cuống cốc cọ xát ở phần ngoài cô bé và khiến cho bên ngoài âm đạo cảm thấy đau rát. Vì vậy, bạn nên dựa vào độ tuổi, lượng kinh nguyệt và tình trạng sinh con hay chưa để lựa chọn loại cốc nguyệt san phù hợp.

Gây ảnh hưởng đến vòng tránh thai

Một số trường hợp sử dụng cốc nguyệt san có thể làm hỏng vòng tránh thai. Vì khi bạn cố ép cốc vào âm đạo sẽ làm vòng tránh thai bị rớt ra khỏi âm đạo hoặc bị bung ra ngoài,...Tình trạng này chiếm khoảng 0,39% số người đặt vòng tránh thai sử dụng cốc nguyệt san.

Sử dụng cốc nguyệt san có thể ảnh hưởng đến vòng tránh thai

Sử dụng cốc nguyệt san có thể ảnh hưởng đến vòng tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)

Có nguy cơ gặp vấn đề tiết niệu

Khi sử dụng cốc nguyệt san có nguy cơ gặp vấn đề tiết niệu nếu bạn sử dụng cốc không đúng cách. Do vậy bạn nên cân nhắc kỹ và tìm hiểu thông tin trước khi sử dụng cốc nguyệt san.

Xem thêm:

Các Loại Băng Vệ Sinh Mát Lạnh Bạc Hà Có Tốt Không?

Không có băng vệ sinh thì dùng gì? Mẹo ứng phó khẩn cấp

Kinh Nguyệt Màu Đen: Nguyên Nhân, Ảnh Hưởng Và Cách Điều Trị

Ai không nên dùng cốc nguyệt san?

Việc sử dụng cốc nguyệt san có khá nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Đối với một số trường hợp sau thì không nên sử dụng cốc nguyệt san:

  • Các bạn nữ chưa quan hệ hoặc vừa mới đến tuổi dậy thì: Đối với trường hợp này khi sử dụng cốc nguyệt san có thể ảnh hướng đến màng trinh và tổn thương cô bé. Tuy nhiên, nếu bạn nữ vẫn muốn sử dụng thì nên chọn loại cốc thật mềm và kích thước phù hợp để không làm ảnh hưởng tới cô bé.
  • Phụ nữ đang sử dụng vòng tránh thai: Trong một số trường hợp phụ nữ đặt vòng tránh thai mà sử dụng cốc nguyệt san có thể làm ảnh hưởng đến vòng tránh thai.
  • Người bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung: Cần cân nhắc việc sử dụng cốc nguyệt san vì với những người này thường bị chu kỳ kinh rối loạn, đau bụng trong thời gian hành kinh. Nếu sử dụng cốc nguyệt san không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng bệnh phức tạp và trở nặng hơn.
  • Những bạn dị ứng với vật liệu làm cup: Đối với những bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với latex hay silicon thì cần cân nhắc việc sử dụng cốc nguyệt san. Vì rất dễ gây ra tình trạng mẩn đỏ, phát ban, vùng kín có mùi khó chịu,...

Một số trường hợp cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cốc nguyệt san

Một số trường hợp cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cốc nguyệt san (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác

Cách Tính Ngày Rụng Trứng Là Ngày Nào Nhanh Và Chuẩn Nhất

Tổng hợp 12 loại thuốc điều hoà kinh nguyệt dành cho bạn gái

Có nên dùng cốc nguyệt san khi đi ngủ?

Có nên dùng cốc nguyệt san khi đi ngủ? Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nữ có thể sử dụng cốc nguyệt san khi đi ngủ. Cốc nguyệt san có dung tích lớn và có thể chứa được từ 8 - 12 giờ, do vậy khi ngủ bạn sẽ không phải lo lượng máu kinh bị rò rỉ ra bên ngoài, không gây cảm giác khó chịu và ngứa ngáy.

Sử dụng cốc nguyệt san khi đi ngủ sẽ không lo bị máu kinh rò rỉ ra bên ngoài

Sử dụng cốc nguyệt san khi đi ngủ sẽ không lo bị máu kinh rò rỉ ra bên ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Kotex về lợi ích cũng như tác hại của cốc nguyệt san. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ phụ khoa khi sử dụng cốc. Ngoài cốc nguyệt san, các sản phẩm băng vệ sinh Kotex cũng là một lựa chọn phù hợp cho các chị em vào những ngày đèn đỏ.

Tham khảo thêm:

Chậm Kinh, Trễ Kinh 1 Tuần Có Thai Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế

Nguyên Nhân Gây Trễ Kinh 10 Ngày Và Cách Cách Khắc Phục Chậm Kinh

Trễ Kinh 5 Ngày Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.