Chu kỳ

Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

Mặc dù cũng là "bảo bối" trong chu kỳ kinh nguyệt của con gái như băng vệ sinh và tampon nhưng khá nhiều bạn gái không biết đến sự có mặt của cốc nguyệt san trên thị trường. Hãy cùng Kotex tìm hiểu chi tiết về cốc nguyệt san và cách sử dụng trong những ngày “đèn đỏ”.

Cốc nguyệt san là gì? Cốc nguyệt san dùng để làm gì?

Cốc nguyệt san là loại băng vệ sinh có hình dạng giống như chiếc chuông nhỏ (hoặc dạng phễu) dài khoảng 5cm, được làm từ cao su, silicone y tế hoặc nhựa dẻo, có tính đàn hồi.

Tương tự như băng vệ sinh hoặc tampon, cốc nguyệt san là dụng cụ dùng để thu thập máu kinh. Nếu băng vệ sinh hay tampon có khả năng thấm hút kinh thoát ra ngoài thì cốc lại "thu thập" kinh ngay từ bên "tử cung" trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là gì? Đây là dụng cụ thu thập máu kinh nguyệt của bạn gái (Nguồn: Sưu tầm)

Có nên dùng cốc nguyệt san không? Ưu - nhược điểm

Cốc nguyệt san là dụng cụ an toàn để bạn gái yên tâm sử dụng, tuy nhiên bạn cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn đúng cách của nhà sản xuất, hoặc các chỉ định chuyên môn của y bác sĩ.

Ưu điểm khi dùng cốc nguyệt san là gì?

  • Cốc nguyệt san là sản phẩm thân thiện với môi trường và có giá thành hợp lý: Giá của 1 cốc thường sẽ giao động từ 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ, nhưng giá trị sử dụng có thể lên đến 5 - 10 năm. Vì đây là sản phẩm mà các bạn nữ có thể tái sử dụng, vậy nên sẽ có ít chất thải bị thải ra môi trường hơi so với băng vệ sinh truyền thống.
  • Bạn có thể sử dụng cốc nguyệt san trong thời gian lâu hơn (12 tiếng): Thông thường, một miếng băng vệ sinh, bạn chỉ được sử dụng từ 4 - 8 giờ. Điều này sẽ gây bất tiện vào ban đêm cho các bạn nữ.
  • Có thể chứa máu kinh nguyệt nhiều hơn: Một chiếc cốc có thể chứa tối đa 30ml chất lỏng và số lượng này gấp đôi sức chứa của một chiếc băng vệ sinh.
  • Hạn chế được việc rỉ máu ra ngoài: Việc sử dụng cốc nguyệt san đúng cách, nó sẽ ôm kín âm đạo, từ đó giảm thiểu khả năng bị rò rỉ máu ra bên ngoài.
  • Giảm sự kích ứng và khô âm đạo: Một số loại băng vệ sinh và tampon có thể gây kích ứng hoặc khô âm đạo do thay đổi PH.
  • Giảm mùi hôi khó chịu: Máu kinh nguyệt có thể tạo mùi khi tiếp xúc với không khí, vậy nên khi dùng cốc nguyệt san nó sẽ bịt kín âm đạo và ngăn chặn tối đa việc máu tiếp xúc với không khí.

>> Tham khảo thêm:

<p>&nbsp;<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Cốc nguyệt san là gì?" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-1" /></p><p style="text-align: center;"><em>Cốc nguyệt san l&agrave; g&igrave;? Đ&acirc;y l&agrave; dụng cụ thu thập m&aacute;u kinh nguyệt của bạn g&aacute;i (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Nhược điểm của cốc nguyệt san là gì?

Một số nhược điểm của cốc nguyệt san mà bạn cần lưu ý:

  • Dùng cốc nguyệt san bị đau bụng: Việc đặt cốc bị lệch, chọn kích cỡ, loại không phù hợp có thể gây đau đớn, khó chịu, máu kinh tràn ra ngoài.
  • Bị tràn khi lấy ra: Việc rút cốc nguyệt san sẽ làm tràn máu kinh, vậy nên các bạn không nên rút cốc khi đang ở ngoài.
  • Khó chọn loại phù hợp: Cũng như các sản phẩm khác, cốc nguyệt san có nhiều loại, kích cỡ để phù hợp với độ tuổi, hình dạng tử cung. Vậy nên, bạn cần chọn kỹ trước khi mua.
  • Khó vệ sinh cốc khi đang ở nơi công cộng: Bạn cần phải chuẩn bị thêm 1 cốc nguyệt san dự phòng nếu muốn lấy cốc hoặc vệ sinh cốc ở những nơi công cộng.

Cốc nguyệt san loại nào tốt? Cách chọn cốc nguyệt san phù hợp

Vậy cốc nguyệt san loại nào tốt? Hiện nay, có nhiều loại cốc nguyệt san đa dạng thương hiệu, xuất xứ từ Pháp, Mỹ,... Mỗi thương hiệu lại có một ưu điểm riêng.

Nếu vẫn đang chưa biết phải chọn loại nào cho phù hợp thì dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn:

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Cách chọn cốc nguyệt san" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-3" /><p style="text-align: center;"><em>C&aacute;ch chọn cốc nguyệt san ph&ugrave; hợp (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Kích cỡ

Hầu hết các nhà sản xuất đều có hai mức kích cỡ cốc nguyệt san là cỡ nhỏ (small) và cỡ lớn (large).

Cốc nhỏ thường có đường kính miệng từ 35 đến 43mm còn cốc lớn thường có đường kính miệng là 43 đến 48mm.

Nên chọn cốc dựa trên độ tuổi và lịch sử sinh nở thay vì ước lượng theo mức độ ra máu vào kỳ kinh.

Mặc dù thể tích cốc là điều quan trọng nhưng phải chọn được được sản phẩm có đường kính vừa với thành âm đạo, không quá to và không quá nhỏ để tránh gây khó chịu hay rò rỉ máu ra ngoài.

Nếu bạn chưa bao giờ làm “chuyện ấy” thì nên dùng cốc cỡ nhỏ. Còn nếu đã từng sinh thường hoặc có sàn chậu suy yếu thì nên chọn cốc nguyệt san cỡ lớn.

Đôi khi sẽ phải thử qua 2 – 3 loại mới có thể tìm ra được sản phẩm phù hợp nhất với mình.

Chất liệu

Hầu hết cốc nguyệt san đều được làm từ silicone. Tuy nhiên, một số loại được làm từ cao su hoặc chứa thành phần cao su.

Nếu bạn bị dị ứng với mủ cao su (latex) thì những loại cốc nguyệt san bằng chất liệu này có thể gây kích ứng âm đạo.

Do đó, luôn phải đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng để tránh xảy ra vấn đề không mong muốn.

Màu sắc an toàn cho sức khỏe

Các nhà sản xuất chế tạo cốc nguyệt san với nhiều màu sắc khác nhau, có từ màu trắng trong, trắng sữa, hồng đến xanh, vàng, tím, cam,… Khi chọn mua ngoài việc chọn màu sắc yêu thích của mình, bạn nên chọn thương hiệu uy tín để đảm bảo họ dùng thuốc nhuộm an toàn cho sức khỏe, không gây hại cho cơ thể khi dùng.

Người có tiền sử bị dị ứng, kích ứng, da nhạy cảm nên chọn các mẫu cốc không nhuộm màu, màu trắng trong suốt hay màu cao su y tế sẽ an toàn hơn cho da.

Khi vệ sinh cốc nên sử dụng nước nóng hay dung dịch làm sạch chuyên dụng trước và sau khi dùng để hạn chế cho cốc bị ố màu, bẩn.

Lưu ý đến chứng chỉ an toàn

Cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nếu sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có chứng chỉ an toàn được cấp bởi các cơ quan tin cậy dù cho đó là sản phẩm được người bán “xác nhận” là hàng nước ngoài.

Chọn mua cốc nguyệt san an toàn nên chọn hàng làm từ silicon y tế, không gây kích ứng khi dùng và có thông tin chứng nhận của cơ quan y khoa in rõ trên bao bì sản phẩm.

Hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san đúng cách

Để học được cách sử dụng cốc nguyệt san trong chu kỳ, bạn giữ mình ở tư thế ngồi hoặc ngồi xổm, xếp chiếc cốc thành hình chữ U rồi đặt vào bên trong "nội cung", ngay phía dưới cổ tử cung. Cốc silicone ở yên tại chỗ cho đến khi bạn nó lấy ra bằng cách kéo phần chân ở cuối chiếc cốc cho đến khi chạm vào mặt hông của cốc. 

Bạn có thể để cốc nguyệt san trong cơ thể từ 5-10 tiếng tùy theo lượng kinh của bạn nhiều hay ít. Tuy nhiên, không nên để quá 12 tiếng.

Cốc nguyệt san có thể rửa sạch để tái sử dụng trong vòng 5-10 năm. Ưu điểm của sản phẩm này là không làm thay đổi độ pH, môi trường bảo vệ "cô bé".

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Cách sử dụng cốc nguyệt san" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-4" /><p style="text-align: center;"><em>C&aacute;ch đặt cốc nguyệt san v&agrave;o &acirc;m đạo, c&aacute;ch lấy ra v&agrave; c&aacute;ch vệ sinh (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

4 bước đặt cốc nguyệt san không bị lệch vào âm đạo

  • Bước 1: Rửa tay sạch và lau tay thật khô với khăn sạch.
  • Bước 2: Gác 1 chân lên ghế/ thành bồn cầu hoặc ngồi xổm/ tư thế squat (Đây là các tư thế phổ biến để đặt cốc vào âm đạo).
  • Bước 3: Lấy cốc ra khỏi túi đựng, rồi bóp nhẹ miệng cốc thành hình chữ C (hoặc hình chữ V).
  • Bước 4: Đặt cốc nhẹ nhàng vào âm đạo rồi xoay nhẹ cho đến khi cốc vừa khít với âm đạo. Bạn có thể cắt bớt cuống cốc nếu nó quá dài và gây khó chịu.

3 bước lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo

Cách dùng cốc nguyệt san không khó, sau đây là các bước cụ thể của cách lấy cốc nguyệt san ra:

  • Bước 1: Rửa sạch và lau khô bàn tay.
  • Bước 2: Đứng ở tư thế giống như khi đặt cốc vào.
  • Bước 3: Nắm chặt núm cốc, bóp nhẹ 1 phần đáy và lấy ra từ từ, nhẹ nhàng. Lưu ý, bạn nên cầm cốc đúng tư thế để tránh tình trạng nghiêng đổ.

Cách vệ sinh cốc nguyệt san

Bởi vì cốc nguyệt san là sản phẩm có thể tái sử dụng, nên bạn cần phải nắm được cách vệ sinh cốc nguyệt san thật sạch sẽ. Mục đích của việc này là để tránh mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa. 

  • Bạn cần vệ sinh cốc 2 lần/ ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ loại dịu nhẹ trong suốt kỳ kinh nguyệt. 
  • Sau khi hết kinh, bạn phải rửa cốc bằng nước sôi, sau đó hong khô và cất vào túi vải sạch.
  • Tuyệt đối không được để cốc trong nhà tắm hoặc môi trường ẩm mốc để tránh cốc bị nhiễm vi khuẩn.

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Cách vệ sinh cốc nguyệt san" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-5" /><p style="text-align: center;"><em>C&aacute;ch vệ sinh cốc nguyệt san để tr&aacute;nh vi&ecirc;m nhiễm v&ugrave;ng k&iacute;n (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Lưu ý khi sử dụng cốc nguyệt san

  • Cốc nguyệt san thường sẽ có phần đuôi dài để thuận tiện lấy ra sau khi sử dụng. Chiều dài âm đạo mỗi người là khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể cắt ngắn bớt phần cuống nếu phần cuống bị nhô ra ngoài và cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên cắt quá ngắn vì sẽ khiến việc đưa cốc vào và lấy cốc ra khó khăn hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cả trước và sau khi sử dụng, ở bất kỳ lần dùng nào. Ngay cả khi đã vệ sinh và bảo quản cốc sạch sẽ sau khi sử dụng, thì ở lần dùng tiếp theo vẫn cần tiệt trùng cốc để đảm bảo an toàn và tránh vi khuẩn thâm nhập.
  • Có thể chủ động sử dụng cốc nguyệt san vào trước ngày “đèn đỏ”. Việc sử dụng cốc trước ngày hành kinh giúp bạn tránh khỏi bị tràn máu mà không kịp chuẩn bị.
  • Với những chị em lần đầu sử dụng hoặc những người có lượng kinh quá nhiều nên dùng thêm miếng lót hoặc băng vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra để tránh rò rỉ ra quần áo.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái là điều quan trọng khi sử dụng cốc nguyệt san, nhất là trong lần đầu sử dụng. Tạo áp lực cho cơ thể hoặc căng thẳng chỉ làm cho việc đưa cốc vào cơ thể khó khăn hơn, gây ra cảm giác khó chịu, sợ hãi.

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Một số lưu ý khi dùng cốc nguyệt san" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-6" /><p style="text-align: center;"><em>Lưu &yacute; khi d&ugrave;ng cốc nguyệt san (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Bí quyết dùng cốc nguyệt san lần đầu

Khi đặt cốc vào

Khi đặt cốc nguyệt san lần đầu tiên, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Thư giãn: Bạn nên chọn khoảng thời gian ở một mình để có thể tập trung mà không bị phân tâm hay gián đoạn. Bạn có thể tắm bằng nước ấm trước để cơ thể thư giãn trước khi đặt cốc. Bởi vì nếu bạn căng thẳng và lo lắng thì các cơ âm đạo sẽ co thắt lại và gây khó chịu. Vì thế, bạn sẽ không thể dễ dàng đặt cốc nguyệt san vào âm đạo.
  • Làm quen với bản thân: Bạn nên dành thời gian để xác định vị trí cửa âm đạo. Bạn có thể đưa ngón tay vào nhằm xác định vị trí của cổ tử cung. Việc xác định đúng vị trí cổ tử cung để có thể đặt cốc đúng cách và đúng vị trí.
  • Thực hành: Bạn có thể thực hành đặt cốc trong kỳ kinh nguyệt. Bởi vì lúc này, âm đạo sẽ linh hoạt hơn và có chất bôi trơn là máu. Hoặc bạn có thể tận dụng trước kỳ kinh nếu bạn không thích cảm giác chạm vào máu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên sử dụng nước để làm chất bôi trơn.
  • Thử các cách gấp nếp khác nhau để đặt vào: Tuy hầu hết trường hợp sử dụng đều là nếp gấp chữ C điển hình nhưng vẫn có nhiều cách khác để gấp cốc. Vì thế, hãy lựa chọn cách gấp phù hợp với bạn nhất.
  • Hướng chèn đúng: Bạn nên lưu ý hướng chèn phải hướng theo trục âm đạo chứ không phải đẩy thẳng lên trên.
  • Hãy kiên nhẫn: Bạn nên biết rằng sẽ cần một vài lần thất bại trước khi thành công. Vì thế, khi đặt cốc nguyệt san lần đầu, bạn không nên quá kỳ vọng. Vì nếu bạn không có kỳ vọng thì khi thực hiện thành công, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi thao tác.

Khi tháo cốc ra

Không chỉ khi đặt vào, khi tháo ra bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để tháo ra nhẹ nhàng và tránh bị thương.

  • Nhẹ nhàng khi thực hiện: Khi tháo cốc, bạn sẽ dễ bị đau. Đồng thời, nếu cốc không được hỗ trợ tốt sẽ gây dây dính.
  • Bóp đáy cốc để xả lực hút: Đáy cốc có các đường gờ để gấp. Vì thế, khi tháo cốc, bạn nên nắm chặt đáy và chỉnh cốc sang một bên. Tốt nhất là bạn nên kéo một mép ra khỏi thành âm đạo để cốc nhả lực hút. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo thành tiếng
  • Lắc nhẹ: Khi lực hút nhả ra, bạn hãy lắc nhẹ cốc từ bên này sang bên kia khi kéo cốc ra. Bạn không nhất định phải sử dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ giúp bạn lấy cốc ra dễ dàng hơn.

Trao đổi với chuyên gia hoặc bác sĩ phụ khoa để được hỗ trợ khi cần

Việc dùng cốc nguyệt san trong kỳ kinh nguyệt vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Vì thế, tuy có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng cốc với kích cỡ phù hợp sẽ không làm ảnh hưởng đến âm đạo nhưng nếu bạn còn trẻ và lo lắng cốc nguyệt san có ảnh hưởng đến màng trinh hay không thì bạn nên tham vấn các chuyên gia. Đồng thời, bác sĩ phụ khoa cũng có thể đưa ra lời khuyên về kích thước phù hợp và thương hiệu uy tín cho bạn.

Có thể sử dụng gương hỗ trợ khi lắp cốc nguyệt san

Lần đầu sử dụng, bạn thường lúng túng khi xác định vị trí đặt cốc để vừa vặn và không rò rỉ máu kinh. Vì thế, bạn có thể sử dụng một chiếc gương để hỗ trợ quan sát trong quá trình đặt cốc. Việc này giúp bạn đặt cốc vào âm đạo nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tuy lần đầu sử dụng sẽ có nhiều khó khăn nhưng bạn chỉ cần thực hiện từ một vài ngày đến một vài kỳ kinh nguyệt là có thể hoàn toàn làm quen với cốc nguyệt san. Tuy nhiên, một khi bạn đã biết cách sử dụng thì lợi ích mà cốc mang lại sẽ rất tiện lợi cho bạn.

Các sản phẩm khác thay thế cốc nguyệt san

Băng vệ sinh

Băng vệ sinh là lựa chọn phổ biến nhất cho các bạn gái mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu băng vệ sinh với đầy đủ các sản phẩm phục vụ theo từng nhu cầu của các bạn.

  • Độ dày: dày, mỏng
  • Thời điểm sử dụng: băng cho ngày nhiều, ban đêm, hàng ngày
  • Cấu tạo: có cánh, không cánh
  • Chất liệu: tơ tằm, lưới, bông,...
  • Ngoài ra còn có một số loại khác như khử mùi, mini, maxi,...

Các bạn gái có thể yên tâm để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình. Để giữ cho “cô bé” luôn sạch sẽ trong những ngày “đèn đỏ”, các bạn nữ nên thay băng vệ sinh thường xuyên và vệ sinh vùng kín đúng cách.

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Băng vệ sinh" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-7" /><p style="text-align: center;"><em>Băng vệ sinh l&agrave; sự lựa chọn phổ biến cho c&aacute;c bạn nữ trong ng&agrave;y &ldquo;đ&egrave;n đỏ&rdquo; (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Tampon

Hình dạng của tampon tương tự như một cái que và bằng đầu ngón tay nên khá tiện lợi và tạo cảm giác dễ chịu cho bạn gái. Thay vì đặt bên ngoài âm đạo như băng vệ sinh, khi sử dụng tampon, bạn cần đặt sâu trong âm đạo để thấm hút kinh nguyệt. Để thuận tiện cho việc thay thế và kiểm soát, tampon trang bị thêm một đoạn dây đi kèm. Tùy theo các giai đoạn của chu kỳ, sẽ có những loại tampon phù hợp. 

Những đối tượng sử dụng tampon phù hợp thường là những cô gái ưa vận động, thường xuyên tập luyện thể thao, đặc biệt là các môn thể thao dưới nước.

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="tampon" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-8" /><p style="text-align: center;"><em>Tampon l&agrave; loại băng vệ sinh kh&aacute; tiện dụng cho c&aacute;c bạn g&aacute;i (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi có được không?

Câu trả lời là “có”! Bạn vẫn có thể sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi, tham gia các hoạt động vận động mà không cần lo ngại bất cứ điều gì.Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng cả băng vệ sinh thấm hút cao, công nghệ chống tràn lẫn tampon. 

Dùng cốc nguyệt san có mất trinh không?

Cốc nguyệt san là sản phẩm phù hợp với những bạn gái cá tính, cởi mở, sẵn sàng thích nghi cái mới hơn là những cô nàng thuộc tuýp truyền thống, kín đáo. 

Nhiều bạn gái tâm sự rằng các loại băng vệ sinh có nhiều chức năng trong một cùng khả năng thấm hút tốt và lại" êm ái, thông thoáng tuyệt đối, đủ để họ an tâm chọn làm người bạn đồng hành cho chu kỳ "đèn đỏ".

Những rủi ro tiềm ẩn khi dùng cốc nguyệt san

Khi dùng cốc nguyệt san, nguy cơ xảy ra hội chứng sốc nhiễm độc và nhiễm trùng sẽ thấp hơn nhiều so với khi dùng tampon. Một vấn đề không mong muốn khác thường gặp hơn đó là kích ứng.

Tuy nhiên, khi hiểu rõ nguyên nhân gây nên những vấn đề này, bạn sẽ có thể giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi dùng cốc nguyệt san.

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Rủi ro tiềm ẩn khi dùng cốc nguyệt san" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-9" /><p style="text-align: center;"><em>C&oacute; một số rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng cốc nguyệt san (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Kích ứng

Kích ứng do sử dụng cốc nguyệt san xảy ra vì nhiều lý do khác nhau và đều có thể ngăn ngừa được.

Ví dụ, việc đặt cốc nguyệt san mà không bôi trơn có thể gây tổn thương vùng mô nhạy cảm trong âm đạo. Do đó, chỉ cần dùng một ít nước hoặc gel bôi trơn gốc nước lên ngoài miệng cốc là có thể khắc phục tình trạng này.

Chọn cốc không đúng kích cỡ hoặc cốc không được vệ sinh cẩn thận giữa các lần sử dụng cũng là nguyên nhân gây ra kích ứng. Cách lựa chọn và vệ sinh cốc nguyệt san sẽ được nói kỹ hơn trong phần sau.

Nhiễm trùng

Viêm nhiễm vùng kín là một vấn đề hiếm gặp khi sử dụng cốc nguyệt san.

Trong những trường hợp bị nhiễm trùng thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào âm đạo chứ không phải vi khuẩn từ cốc.

Ví dụ, nhiễm trùng nấm men và nhiễm khuẩn âm đạo có thể xảy ra nếu hệ vi sinh vật và độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng.

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bằng cách rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi đặt hay tháo cốc. Ngoài ra, phải rửa cốc bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi trước và sau khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín, sữa tắm không mùi và không chứa dầu dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh cốc nguyệt san.

Hội chứng sốc nhiễm độc

Hội chứng sốc nhiễm độc (toxic shock syndrome) cũng là một vấn đề hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân là do vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus – những chủng vi khuẩn tồn tại trên da, mũi hoặc miệng – bị đẩy sâu vào bên trong cơ thể.

Hội chứng sốc nhiễm độc thường xảy ra do để tampon quá lâu trong cơ thể hoặc do dùng tampon có độ thấm hút cao hơn mức cần thiết. Sốc nhiễm độc do dùng tampon là sự cố rất hiếm gặp và khi sử dụng cốc nguyệt san thì khả năng xảy ra còn thấp hơn nữa. Cho đến nay, mới chỉ có 1 trường hợp duy nhất bị sốc nhiễm độc do cốc nguyệt san được ghi nhận.

Trong trường hợp này, do chưa quen nên người dùng đã vô tình gây xước thành âm đạo khi đặt cốc nguyệt san vào lần sử dụng đầu tiên. Sự cố này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào máu rồi lây lan khắp cơ thể.

Bạn có thể giảm nguy cơ bị sốc nhiễm độc bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi tháo hoặc đặt cốc.
  • Vệ sinh cốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi, không dầu sau mỗi lần tháo ra.
  • Bôi một ít nước sạch hoặc gel bôi trơn gốc nước (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) vào vànhcốc để có thể đưa vào trong một cách trơn tru hơn.

Ai không dùng được cốc nguyệt san?

Cốc nguyệt san thường được quảng cáo là sản phẩm phù hợp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề dưới đây, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Co thắt âm đạo: Vấn đề này sẽ gây khó khăn khi đưa bất kỳ vật gì từ bên ngoài vào âm đạo, bao gồm cả cốc nguyệt san.
  • U xơ tử cung: Gây kinh nguyệt ra nhiều và đau vùng chậu. Do đó, cần hạn chế sử dụng cốc nguyệt san hoặc nghe theo chỉ định của bác sĩ
  • Lạc nội mạc tử cung: Đau bụng kinh dữ dội khi tới ngày "đèn đỏ" thì và khi thâm nhập vào bên trong âm đạo. Vùng kín lúc này đang bị tổn thương, bạn không nên đưa dị vật vào âm đạo vì có thể khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Vị trí tử cung bất thường, ví dụ như tử cung ngả sau: Điều này có thể ảnh hưởng đến vị trí đặt cốc nguyệt san, gây cảm giác khó chịu trong thời gian dài.

Việc có một trong số các vấn đề này không có nghĩa là bạn không thể dùng cốc nguyệt san. Tuy vậy, sử dụng cốc trong những trường hợp này sẽ khó khăn và đau đớn hơn bình thường trong quá trình sử dụng.

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Rủi ro tiềm ẩn khi dùng cốc nguyệt san" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-9" /><p style="text-align: center;"><em>C&oacute; một số rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng cốc nguyệt san (Nguồn: Sưu tầm)</em></p>

Nên bảo quản cốc nguyệt san ở đâu?

Để ngăn ngừa nấm mốc hoặc làm hỏng cốc của bạn, hãy luôn bảo quản cốc trong túi vải cotton hoặc hộp đựng thoáng khí khác để không khí lưu thông. Tránh bảo quản cốc gần nơi ẩm thấp hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Review Top 10 cốc nguyệt san tốt nhất hiện nay

Nếu mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng, chưa biết nên chọn sản phẩm nào, chất liệu, kích thước sao cho phù hợp. Hãy cùng tham khảo 10 loại Cốc nguyệt san dưới đây:

Cốc nguyệt san Lincup

Xuất xứ từ Mỹ, đạt chứng nhận FDA Hoa kỳ. Cốc được làm từ 100% silicon y tế, không gây kích ứng, khô rát hay mẩn ngứa.

Giá sản phẩm: 400.000 - 700.000 đồng

Cốc nguyệt san BeUcup

Cốc nguyệt san BeUcup được sản xuất 100% tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Đức. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm với BeUcup do cốc được làm 100% từ silicone y tế, nhập khẩu từ Đức.

Dung tích sản phẩm lên đến 40ml, chưa được nhiều kinh nguyệt hơn nên có thể sử dụng liên tục trong 12 tiếng.

Giá sản phẩm: 500.000 đồng

Cốc nguyệt san Becup

Là thương hiệu nổi tiếng có xuất xứ từ Pháp, Be'cup hiện nay đã trở thành thương hiệu cốc nguyệt san được phân phối trên khắp các quốc gia. Becup cũng tương tự với các loại cốc khác, đều có phần thân và cuống chắc chắn. Tuy nhiên, điểm nổi bật của sản phẩm là phần rãnh chạy dọc cốc. Đặc điểm này giúp sản phẩm thoáng khí nên sẽ tạo được cảm giác thoải mái khi sử dụng. Ưu điểm của sản phẩm này là có giá thành ổn và thiết kế thoáng khí, lạ mắt, tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.

Giá sản phẩm: 310.000 đồng

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="đặt tên con trai họ phạm" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-13" /><p style="text-align: center;">Cốc nguyệt san Becup của Ph&aacute;p (Nguồn: Sưu tầm)</p>

Cốc nguyệt san Liberty Cup

Là thương hiệu đến từ Pháp, được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu u. Liberty Cup được thiết kế phù hợp với cơ địa phụ nữ Việt Nam, với 2 size dành cho phụ nữ chưa sinh và đã sinh con.

Giá sản phẩm: 380.000 đồng

Cốc nguyệt san Ovacup

Ovacup là sản phẩm đến từ Mỹ, thiết kế phù hợp với thị trường Châu Á. Chất liệu mềm mại được làm từ 100% silicon y tế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Sản phẩm gồm hai kích thước S và L phù hợp cho phụ nữ có âm đạo hẹp, chưa sinh và phụ nữ đã sinh con.

Giá sản phẩm: 700.000

Cốc nguyệt san SiBell

Là sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được làm từ silicon y tế và an toàn với người sử dụng. Đây là sản phẩm phù hợp với người mới bắt đầu sử dụng do có chất liệu mềm mại. SiBell có hai kích thước S và L cho bạn lựa chọn.

Giá sản phẩm: 750.000 đồng

Cốc nguyệt san Claricup

Cốc nguyệt san Claricup là sản phẩm hợp tác giữa BeUcup, D+I của Úc và Nielsen Việt Nam. Do đó cốc rất phù hợp với cơ địa phụ nữ Việt Nam. Claricup có đến 4 kích cỡ khác nhau để lựa chọn.

Giá sản phẩm: 700.000 đồng

Cốc nguyệt san Pharma Cup

Pharma Cup có thiết kế nhỏ gọn nên khá phù hợp với các nàng. Bên cạnh đó, một trong các yếu tố giúp sản phẩm thu hút người dùng là màu sắc và kích thước. 

Thiết kế của Pharma Cup khá mềm mại nên bạn có thể đặt cốc vào đúng vị trí một cách dễ dàng. Phần rãnh nổi ở bề mặt cốc giúp giảm độ ma sát, hạn chế tối đa việc gây tổn thương cho âm đạo. Bên cạnh đó, miệng cốc có 2 lỗ thoáng khí, giúp bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Những vòng kẹp ở cuống sản phẩm cũng tạo điều kiện cho bạn giữ sản phẩm khi đặt hoặc lấy cốc ra. 

Giá sản phẩm: 250.000 đồng

Cốc nguyệt San LadyCup

LadyCup là sản phẩm được làm từ silicon y tế cao cấp nên khá dày dặn và an toàn. Thời gian sử dụng của cốc có thể lên đến 15 năm. Tuy nhiên cốc sẽ không phù hợp với những người mới bắt đầu sử dụng do cốc khá dày.

Giá sản phẩm: 550.000 đồng

Cốc nguyệt san Organicup

Organicup là sản phẩm đến từ Đan mạch, là loại cốc nguyệt san tốt nhất tại Châu Âu. Sản phẩm có 3 kích thước khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng.

Giá sản phẩm: 700.000 đồng

<img style="width: 100%; height: 100%; vertical-align: middle;" alt="Gợi ý những loại cốc nguyệt san uy tín được nhiều người tin dùng" src="https://www.kotex.com.vn/-/media/ubykotexvn/vnarticle/coc-nguyet-san/coc-nguyet-san-11" /><p style="text-align: center;">Gợi &yacute; những loại cốc nguyệt san uy t&iacute;n được nhiều người tin d&ugrave;ng (Nguồn: Sưu tầm)</p>

Những câu hỏi thường gặp về cốc nguyệt san

Bác sĩ nói gì về cốc nguyệt san?

Bác sĩ đã khẳng định cốc nguyệt san là sản phẩm tuyệt vời của phụ nữ. Bởi vì sản phẩm này vừa văn minh, hiện đại, bảo vệ môi trường, vừa đem lại sự thoải mái và giúp ngăn ngừa các bệnh cho nàng.

Tuy lần đầu sử dụng sẽ khiến nàng khó chịu và lo ngại âm đạo sẽ bị làm rộng. Tuy nhiên, sự thật là cốc nguyệt san có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, được thiết kế để phù hợp với hình thể và cơ địa của các nàng. Vì thế, khi đưa cốc vào bên trong, nó có khả năng co giãn rất tốt và vừa vặn nên không hề làm rộng âm đạo như lời đồn.

Có nên dùng cốc nguyệt san khi chưa quan hệ?

Câu trả lời cho câu hỏi chưa quan hệ có nên dùng cốc nguyệt san sẽ là có hoặc không tùy vào nhu cầu của mỗi người. Do phải đặt ngay vị trí cổ tử cung nên việc dùng cốc làm ảnh hưởng đến màng trinh là chuyện có thể xảy ra.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng quan hệ nhưng không quan tâm lắm đến vấn đề màng trinh thì bạn vẫn có thể dùng bình thường. Thậm chí, dùng cốc nguyệt san còn có thể giúp bạn thấy tự tin, thoải mái, sạch sẽ hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa (ung thư/ viêm cổ tử cung).

Tại sao không thể đặt cốc kinh nguyệt vào được?

Khi dùng cốc nguyệt san, việc bạn không thể đưa cốc vào âm đạo có thể do các nguyên nhân sau:

Do quá căng thẳng: Cố gắng nhét cốc kinh nguyệt vào âm đạo đôi khi khiến bạn cảm thấy khó chịu và sợ hãi, nhất là lần đầu tiên sử dụng. Trạng thái căng thẳng khiến các cơ âm đạo co thắt lại, làm cho việc nhét cốc vào trở nên khó khăn.

  • Cách gấp cốc sai hoặc chưa phù hợp: Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cốc nhằm tránh tình trạng gấp cốc sai hay chưa phù hợp khiến không thể nhét cốc vào âm đạo được. Có nhiều cách gấp cốc nguyệt san và mỗi người phù hợp với một cách khác nhau, bạn nên thử gấp cốc theo nhiều cách để biết mình phù hợp với cách nào nhất.
  • Sai tư thế: Bạn ngồi sai tư thế khiến âm đạo không được mở rộng, hạn chế không gian khó để nhét cốc vào âm đạo . Những tư thế ngồi giúp bạn dễ dàng đưa cốc nguyệt san vào cơ thể là: ngồi xổm, ngồi trên bồn cầu, gác 1 chân lên bồn cầu.

Tại sao tôi bị viêm nhiễm, kích ứng vùng kín khi sử dụng cốc chứa kinh nguyệt?

So với băng vệ sinh hoặc tampon, sử dụng cốc nguyệt san giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm vùng kín hơn rất nhiều. Song nếu bạn bị viêm nhiễm, kích ứng vùng kín khi sử dụng sản phẩm vệ sinh này rất có thể do các nguyên nhân:

  • Chưa vệ sinh sạch sẽ: Tay bạn không được rửa sạch khi sử dụng cốc, cốc không được vệ sinh đúng hoặc bạn mua phải cốc chất lượng kém. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể, gây ra tình trạng viêm nhiễm, kích ứng.
  • Quên cốc trong âm đạo: Một ưu điểm khi dùng cốc nguyệt san là cảm giác dễ chịu, thoải mái như không sử dụng. Nên đôi khi bạn quên đi việc phải thay và vệ sinh cốc. Nếu để cốc quá 12 tiếng trong âm đạo, dịch kinh sẽ biến đổi gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Nguyên nhân bị tràn dịch khi sử dụng cốc nguyệt san?

Khi dùng cốc nguyệt san, nguyên nhân xảy ra “tai nạn” tràn dịch khi sử dụng cốc kinh nguyệt có thể là:

  • Bạn đặt cốc chưa đúng cách: Lý do bị tràn dịch khi sử dụng là cốc chưa bung mở hoàn toàn. Sau khi đưa cốc vào âm đạo, bạn hãy nắm cuống cốc, xoay nhẹ để miệng cốc bung đều vừa khít với âm đạo.
  • Bạn chọn sai kích thước: Việc chọn kích thước cốc không phù hợp với cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến máu kinh bị rò rỉ. Nếu kích thước cốc quá nhỏ hoặc quá to, miệng cốc nguyệt san không thể ôm khít thành âm đạo hoặc khó bung mở.
  • Bạn để cốc quá lâu trong cơ thể: Điều này khiến lượng máu kinh đọng trong lòng cốc quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng rò rỉ máu kinh xảy ra. Ngoài ra, để cốc quá lâu có thể làm lượng kinh dịch biến đổi, gây ra viêm nhiễm.

Cốc nguyệt san dùng được bao lâu?

Bạn có thể sử dụng cốc nguyệt san tối đa 12 tiếng/ngày. Tuy nhiên, đa phần các nhà sản xuất đều khuyên nên đổ cốc 2 – 3 lần/ngày, đồng nghĩa tầm 5-8 tiếng/1 lần đổ cốc

Lưu ý là vào những ngày máu kinh chảy ra nhiều, bạn nên thường xuyên đổ cốc để tránh hiện tượng rò rỉ.

Cốc nguyệt san có tuổi thọ lên đến 10 năm nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách. Tuy nhiên nếu thường xuyên sử dụng thì sau 3-5 năm, chị em nên thay cốc mới để đảm bảo an toàn vệ sinh.

>> Tham khảo: 

Nên tiệt trùng cốc nguyệt san bao lâu một lần?

Cốc nguyệt san cần được tiệt trùng trước lần đầu tiên sử dụng và một lần nữa khi bạn đóng gói cốc sau mỗi kỳ kinh.

Làm thế nào để khử mùi hôi của cốc nguyệt san?

Cốc nguyệt san sẽ không có mùi nếu bạn vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Một số lý do chính khiến cốc nguyệt san có mùi là:

  • Bạn đã đun sôi nó trong một chiếc nồi không hoàn toàn sạch.
  • Bạn đã để nó quá lâu trong âm đạo.
  • Bạn đã bị nhiễm trùng âm đạo.
  • Bạn bảo quản cốc ngay khi cốc vẫn chưa khô ráo.

Nếu cốc nguyệt san của bạn có mùi, hãy ngâm cốc trong dung dịch tiệt trùng trước khi sử dụng lại.

Cốc nguyệt san bị ố vàng phải làm thế nào?

Cốc nguyệt san vẫn có thể bị đổi màu một chút theo thời gian. Các vết bẩn không ảnh hưởng đến hoạt động tốt của cốc, vì vậy bạn không cần phải thay cốc.

Nếu việc ố vàng gây khó chịu cho bạn, hãy làm sạch cốc bằng bicarbonate soda, sử dụng khăn ẩm hoặc bàn chải đánh răng cũ. Điều đó sẽ giúp làm sáng bất kỳ vết bẩn nào.

Hoặc thử ngâm cốc nguyệt san trong dung dịch khử trùng, nếu bạn thường đun sôi.

Dùng cốc nguyệt san có đi vệ sinh được không?

Chất thải từ trong cơ thể như nước tiểu, phân sẽ được đưa ra khỏi cơ thể thông qua cơ quan bài tiết là lỗ hậu môn và lỗ tiểu. Trong khi đó, cốc nguyệt san lại được đưa vào bên trong âm đạo do vậy dù là tiểu tiện hay đại tiện đều không ảnh hưởng.

Với những thông tin trên, Kotex hy vọng bạn đã có cơ sở để cân nhắc nên dùng cốc nguyệt san hay vẫn dùng băng vệ sinh như trước nay rồi nhé. Quan trọng nhất là bạn cảm thấy thoải mái trong ngày "đèn đỏ" mà thôi! 

Nếu vẫn còn e ngại trong việc sử dụng cốc nguyệt san, các bạn gái có thể tham khảo các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để những ngày hành kinh không còn là những ngày ám ảnh nữa.

>> Tham khảo thêm: 

Nguồn tham khảo:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.