Các mức độ đau bụng kinh nào phải thận trọng?
Đau bụng kinh là cơn đau ở vùng bụng dưới do sự co thắt của tử cung khi đẩy máu và trứng ra bên ngoài trong giai đoạn hành kinh. Thông thường, tất cả phụ nữ sẽ có cơn đau bụng kinh khác nhau. Vậy, có mấy mức độ đau bụng kinh và các triệu chứng khác của từng mức độ là gì? Cùng Kotex tìm hiểu qua bài viết sau đây để có góc nhìn đầy đủ hơn về các mức độ đau bụng kinh nhé!
>> Tham khảo thêm:
Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hướng dẫn cách sử dụng
Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
1. Các triệu chứng và mức độ đau bụng kinh thường gặp
Đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra ở 2 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: ở thời điểm tiền kinh nguyệt
-
Giai đoạn 2: ở thời điểm thống kinh.
Tùy vào cơ địa và sức khỏe, các bạn gái thường sẽ có 3 mức độ đau bụng kinh khác nhau.
>> Tham khảo: Uống Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Có Hại Không?
Các mức độ đau bụng kinh thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)
1.1. Mức độ đau bụng kinh nhẹ, không gây khó chịu
Ở mức độ này, cơn đau bụng sẽ không quá khó chịu. Thông thường, các chị em sẽ có một số dấu hiệu cho mức độ đau bụng kinh này như sau:
-
Cơn đau bụng thường kéo dài từ 1 - 1,5 ngày (tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt).
-
Bụng dưới có cảm giác hơi đau âm ỉ. Thông thường, ở mức độ đau bụng này, nó sẽ không gây ảnh hưởng đến công việc, đời sống sinh hoạt của các chị em.
-
Cơ thể cảm giác hơi mệt do mất máu và hơi mỏi lưng.
Tham khảo: Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các nàng nên biết
1.2. Mức độ đau bụng kinh vừa, bình thường
Khi ở mức độ đau bụng kinh này, chị em sẽ thường gặp các triệu chứng sau đây:
-
Cơn đau bụng thường tập trung nhiều vào 3 ngày đầu hành kinh và sẽ giảm dần sau vài ngày.
-
Bụng dưới đau âm ỉ, đau thắt bụng thường xuyên do lực co thắt ở tử cung quá mạnh.
-
Trong khoảng 3 ngày đầu, cơn đau sẽ tập trung nhiều nhất ở bụng, sau đó lan ra sau gây mỏi lưng. Một số chị em sẽ thường gặp tình trạng mỏi đùi do cơn đau bụng lây lan xuống bắp đùi.
-
Có cảm giác bụng dưới hơi to, bụng trướng và có áp lực nhẹ trong bụng.
Tham khảo: Đau bụng kinh dữ dội và cách giảm đau hiệu quả cho các nàng
1.3. Mức độ đau bụng kinh nặng, dữ dội
Nguyên nhân gây cho chị em tình trạng đau bụng kinh dữ dội là do sinh lý (không có bệnh) hoặc các bệnh lý gây nên. Một số triệu chứng của đau bụng kinh dữ dội:
-
Thời gian đau bụng kéo dài từ 5 - 6 ngày (có thể hơn) và sau đó mới giảm dần vào các ngày sau.
-
Cơn đau bụng xuất hiện liên tục, âm ỉ, đau quặn bụng, khiến chị em cảm thấy rất khó chịu và dễ cáu gắt.
-
Bị đau bụng ngoài (do cơ thể trong giai đoạn này bị suy yếu, dễ bị lạnh bụng).
-
Ăn uống kém đi hẳn, cảm giác chán ăn và không thèm ăn.
-
Một số hiện tượng khác: Buồn nôn, bụng đầy hơi, cơ thể mất sức, mệt mỏi, dễ mất ngủ.
>> Tham khảo: Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Cần lưu ý gì?
Mức độ đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày (Nguồn: Sưu tầm)
2. Một số triệu chứng nặng chị em cần phải cẩn trọng
2.1. Cơn đau kéo dài qua kỳ kinh
Như thường lệ, các cơn đau bụng kinh sẽ giảm dần và biến mất hẳn sau ngày hành kinh cuối cùng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp chị em sẽ gặp phải các cơn đau bụng kinh kéo dài, bất thường từ 10 - 15 ngày trước ngày hành kinh. Đây rất có thể là do các bệnh lý phụ khoa gây nên hoặc do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt vì thế chị em phải thật cẩn trọng khi bắt gặp triệu chứng này.
>> Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì?
2.2. Lượng máu không đều qua từng tháng
Lượng máu không đều trong các chu kỳ kinh nguyệt báo hiệu rằng lượng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) trong cơ thể của bạn nữ đang thay đổi liên tục và không ổn định. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng như là chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ. Nếu lượng máu trong những ngày hành kinh ít không gây mệt mỏi, khó chịu thì chị em có thể yên tâm.
Nhưng nếu lượng máu ngày hành kinh tiết ra quá nhiều. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và có thể ngất xỉu nếu lượng máu mất quá nhiều.
>> Tham khảo: Cách chữa kinh nguyệt màu đen hiệu quả và an toàn nhất cho chị em phụ nữ
Lượng máu không đều trong các chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
2.3. Máu kinh dạng cục có màu đen
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh dạng cục màu đen có rất nhiều. Một số nguyên nhân đó bao gồm:
-
Bệnh phụ khoa: Các bệnh lý phụ khoa u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến tử cung,... Dù là bất kỳ nguyên do gì, các bạn nữ cũng đừng nên phớt lờ dấu hiệu này. Hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
-
Rối loạn nội tiết tố: Thường xuyên stress và ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng máu kinh vón cục màu đen. Nguyên nhân là do lượng estrogen bị thay đổi, gây ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng làm cho kinh nguyệt không đều và thường xuyên đau bụng dữ dội trong những ngày hành kinh.
-
Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc tránh thai hằng ngày, tránh thai khẩn cấp nếu không được sử dụng đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng máu kinh dạng cục màu đen.
Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông - Bình thường hay bất thường?
3. Giảm đau bụng kinh hiệu quả bằng các phương pháp nào?
Nếu cơn đau bụng trong ngày hành kinh dữ dội kéo dài trong nhiều tháng thì chị em cần phải đến thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị kịp thời. Tuy nhiên không phải cơn đau bụng kinh nào cũng do các nguyên nhân bệnh lý phụ khoa gây nên. Vì thế, các chị em có thể sử dụng các phương pháp sau đây để giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu trong ngày “đèn đỏ”.
3.1. Dùng túi chườm ấm bụng
Một trong những cách giúp đau bụng kinh hiệu quả nhất đó là dùng túi chườm ấm bụng. Để đạt hiệu quả cao thì chị em hãy giữ túi nhiệt ở nhiệt độ từ 60 - 90 độ C. Điều này sẽ giúp làm ấm bụng dưới và giảm đau hiệu quả trong ngày hành kinh.
Để thực hiện, chị em nên lưu ý phải lót thêm 1 chiếc khăn tại khu vực cần chườm ấm. Lưu ý là không bao giờ để túi chườm nóng trực tiếp lên da để tránh tổn thương. Ngoài ra, chiếc khăn này cũng có công dụng giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn nên chị em đừng quên điều này nhé!
>> Tham khảo: Cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ cần biết
Dùng túi chườm ấm giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
3.2. Tập luyện các bài tập yoga
Việc tập thể dục luôn là một cách tốt nhất giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, trong những ngày hành kinh, chị em nên hạn chế tập những bài tập nặng mà thay vào đó là tập những bài Yoga nhẹ nhàng. Một trong số những tư thế Yoga giúp giảm cơn đau bụng hiệu quả trong ngày hành kinh:
Tư thế yoga em bé
Để thực hiện chị em hãy ngồi trên gót chân, đầu gối khép vào nhau và đặt tay lên đầu gối trong khi hít thở sâu. Trong khi thở ra, trượt tay xuống sàn và đặt bụng lên đùi, tư thế em bé sẽ giúp làm dịu hệ thần kinh và giải phóng căng thẳng ở cổ và lưng dưới trong ngày hành kinh.
>> Tham khảo: Nguyên nhân tới tháng đau bụng nhưng không có kinh và cách điều trị
Tư thế yoga em bé (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế yoga rắn hổ mang
Chị em có thể thực hiện tư thế này bằng cách nằm sấp và sau đó, đặt lòng bàn tay xuống sàn thẳng với vai. Khi hít vào, chống tay để nâng nửa thân trên lên, hướng lên trần nhà, đồng thời đặt mu bàn chân đối diện với mặt đất.
>> Tham khảo: Gợi ý: 5 Ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt siêu hay ho cho bạn gái
Tư thế yoga rắn hổ mang (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế yoga chim bồ câu
Thực hiện đưa đầu gối phải của bạn vào giữa hai tay, đùi song song với mép thảm và gót chân phải đặt dưới hông trái. Hít thật sâu và thả phần trên cơ thể xuống đất. Mở rộng chân trái ra phía sau rồi sau đó lặp lại ở phía bên kia.
>> Tham khảo: Top 12 nguyên nhân gây nên chậm kinh mà các bạn gái cần biết
"Tư thế yoga chim bồ câu (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế yoga chó úp mặt
Nằm úp và bắt đầu duỗi người bằng hai tay và hai chân, tiếp đó cố định lòng bàn tay trên mặt đất và đặt đầu gối rộng bằng hông, duỗi thẳng chân hết mức khi hít vào mà không di chuyển tay.
Tư thế yoga chó úp mặt (Nguồn: Sưu tầm)
Tham khảo thêm: 5 “bí kíp” giảm đau bụng kinh cực đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Tư thế yoga nữ thần giấc ngủ
Các bạn gái thực hiện nằm trên sàn, gập hai chân thành hình con bướm, lòng bàn chân chụm vào nhau, cố định lại bằng tay, hạ đầu gối sang bên. Duỗi cánh tay dọc theo thân, lòng bàn tay ngửa lên. Ngoài việc thư giãn, tư thế này cho phép các bạn gái co giãn vùng xương chậu và giảm đau bụng trong ngày đèn đỏ.
>> Tham khảo: Hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần có sao không?
Tư thế nữ thần giấc ngủ (Nguồn: Sưu tầm)
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài việc tập luyện yoga để giảm đau bụng kinh, chị em cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mình. Hạn chế các thực phẩm như: thịt màu đỏ, thức ăn cay, rượu, cà phê để tránh các triệu chứng đau dạ dày, đau bao tử, chuột rút, táo bón, tiêu chảy,...
Thay vào đó, chị em hãy ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu Vitamin C, E, Magie, Sắt, Omega-3. Một số thực phẩm có thể kể đến như: trái cây, rau lá xanh, gừng, thịt gà, cá, các loại đậu, trà thảo dược, sữa chua. Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp giảm đau hiệu quả trong ngày hành kinh mà còn giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt tránh tình trạng trễ kinh, vô kinh ở các chu kỳ kế tiếp.
>> Tham khảo: Chậm kinh 1 tuần nguyên nhân do đâu? Có thai không?
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tham khảo thêm: Tới tháng nên và không nên ăn gì? Các thực phẩm giúp giảm đau bụng ngày “đèn đỏ”
4. Tổng kết
Trên đây là tất cả những gì chị em cần biết về các mức độ đau bụng kinh và những cách điều trị hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với bài viết trên, Kotex đã giúp chị em hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt và cách để cải thiện các triệu chứng trong ngày hành kinh. Ngoài ra, chị em đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để luôn có được sự thoải mái và tự tin nhất trong những “ngày ấy” nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan: