Mách nhỏ: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?
Kinh nguyệt không đều là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều chị em thường gặp phải trong những ngày “đèn đỏ”. Không chỉ khiến các bạn nữ cảm thấy khó chịu mà hiện tượng này kéo dài còn khiến chị em lo lắng “đứng ngồi không yên” về sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây, Kotex sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề “nan giải” này cũng như gợi ý kinh nguyệt không đều uống thuốc gì để chị em tham khảo. Cùng khám phá ngay.
>> Tham khảo thêm:
1. Như thế nào là kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt
Để biết được kinh nguyệt không đều uống thuốc gì, trước hết, bạn cần tìm hiểu như thế nào được gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt được định nghĩa là tình trạng chảy máu ở âm đạo dựa trên cơ chế vận hành của buồng trứng theo một chu kỳ nhất định. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ, diễn ra đều đặn theo vòng tuần hoàn. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28 - 32 ngày, bắt đầu tính từ ngày đầu tiên chảy máu ở khu vực âm đạo cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (tức là vào tháng tiếp theo). Trong đó, ngày hành kinh được tính từ lúc âm đạo chảy máu và chỉ kéo dài từ 3 - 7 ngày (tùy thuộc vào thể trạng của từng chị em).
Như vậy, có thể kết luận rằng, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, ổn định sẽ vận hành theo cơ chế như trên. Ngược lại, nếu kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật thì được coi là hiện tượng kinh nguyệt không đều. Cụ thể, một số biểu hiện điển hình của tình trạng này như sau:
-
Chu kỳ kinh đến sớm hơn ngày dự kiến: Kinh nguyệt diễn ra không đúng ngày, thường đến sớm hơn 3 hoặc 7 ngày. Thậm chí, một số chị em còn gặp phải tình trạng “đèn đỏ” đến 2 lần/tháng.
-
Rong kinh: Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi kinh nguyệt không đều. Trong trường hợp này, chu kỳ kinh thường kéo dài lên đến 10 ngày hoặc thậm chí còn hơn thế nữa.
-
Kinh thưa: Là một biểu hiện khác của trễ kinh. Kinh thưa được hiểu là tình trạng để lại khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt lớn hơn từ 2, 3 hoặc thậm chí là 5 tháng.
>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Máu Đông Nhìn Như Bào Thai Có Nguy Hiểm Không?
Kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật thì được coi là hiện tượng kinh nguyệt không đều (Nguồn: Sưu tầm)
2. Điều hòa kinh nguyệt là gì?
Điều hòa kinh nguyệt là việc sử dụng những biện pháp khiến cho kinh nguyệt ở người phụ nữ đang ở trạng thái không đều trở lại ổn định như bình thường. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Do đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc điều hòa kinh nguyệt sẽ được thực hiện bằng các giải pháp can thiệp phù hợp tương ứng. Một số phương pháp thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt đó là dùng thuốc điều kinh, liệu pháp tự nhiên hoặc thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống thường ngày,… Trong đó, việc dùng thuốc chuyên dụng để điều hòa kinh nguyệt là một biện pháp được nhiều chị em áp dụng.
>> Tham khảo: Bạn Gái Đang Có Kinh Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Được Không?
Điều hòa kinh nguyệt là việc sử dụng những biện pháp khiến cho kinh nguyệt không đều trở lại ổn định như bình thường. (Nguồn: Sưu tầm)
3. Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều chị em. Trên thực tế, chị em nên xác định đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng này để tìm giải pháp khắc phục cho phù hợp. Nếu rối loạn kinh nguyệt do tác động tâm lý thì việc sử dụng thuốc là không cần thiết. Các bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày khoa học ví dụ như: ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục, hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng stress, ngủ đủ giấc,... Trong trường hợp kinh nguyệt không đều do bệnh lý, chị em nên đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn uống thuốc đúng cách. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt như:
-
Thuốc sắt: Nếu bạn gặp phải hiện tượng rong kinh hoặc ra nhiều máu một cách bất thường trong ngày “đèn đỏ” thì khả năng cao là do thiếu máu. Lúc này, thuốc sắt chính là gợi ý phù hợp để ổn định kinh nguyệt.
-
Thuốc nội tiết: Chứa progestatif, estrogen hoặc kết hợp cả hai. Đây là thuốc giúp điều hòa lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể ổn định, từ đó, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều.
-
Thuốc chống viêm không steroid: Thường được sử dụng khi muốn hạ nồng độ prostaglandin xuống thấp, nhằm mục đích cải thiện hiện tượng rong kinh cũng như giảm thiểu các cơn đau bụng kinh hiệu quả.
>> Tham khảo: Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng như thế nào?
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này (Nguồn: Sưu tầm)
4. Sử dụng một số thực phẩm chức năng và dược liệu
Một số thực phẩm chức năng và dược liệu từ thiên nhiên cũng có tác dụng tốt trong việc giúp điều trị kinh nguyệt không đều. Cụ thể, Eluna, Cyclotest zyklus-balance, PM H-Regulator hay Maganda có khả năng điều hòa cân bằng nội tiết tố nữ, giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, cây Ích mẫu trong tự nhiên còn được các nhà khoa học chứng minh về công dụng điều trị tắc kinh và bế kinh ở phụ nữ. Hơn thế nữa, loại cây này cũng giúp điều trị máu ứ tích tụ ở sản phụ sau khi sinh, kinh nguyệt không đều hay đau bụng kinh rất tốt. Vì thế, nếu đang thắc mắc kinh nguyệt không đều uống thuốc gì, bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thảo dược, thực phẩm chức năng kể trên.
Tham khảo: 1 tháng có kinh 2 lần có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không ? Giải pháp điều trị
Cây ích mẫu có công dụng tốt trong việc giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)
5. Lưu ý khi dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh tìm hiểu kinh nguyệt không đều uống thuốc gì, bạn cũng cần biết đến một số lưu ý trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc để nhận được hiệu quả như mong đợi.
-
Không được tự ý dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt.
-
Nên đến các địa chỉ phòng khám uy tín để được thăm khám và tư vấn thuốc điều trị phù hợp.
-
Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường trong khi sử dụng thực phẩm chức năng hoặc dược liệu để điều trị kinh nguyệt không đều, bạn cần đến bệnh viện để khám ngay để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
6. Tổng kết:
Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc kinh nguyệt không đều uống thuốc gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp để cải thiện các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt của bản thân. Tuy nhiên, bài viết trên của Kotex chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng thuốc chị em cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, các chị em đừng quên truy cập vào website của Kotex mua sắm những sản phẩm băng vệ sinh để tự tin làm điều phi thường trong ngày đèn đỏ.
>> Tham khảo thêm:
Tại sao lại đau bụng kinh?
Trong giai đoạn nữ giới hành kinh, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin, prostaglandin sinh ra sẽ làm cho tử cung co thắt lại và đặc biệt co thắt mạnh hơn để nội mạc tử cung bong tróc gây chảy máu kinh. Nếu tử cung co bóp quá mạnh, có thể đè lên các mạch máu gần đó, làm nghẽn nguồn cung cấp oxy cho các mô cơ. Bạn sẽ cảm thấy đau khi một phần cơ bị mất đi nguồn cung cấp oxy trong thời gian ngắn. Đó là lý do xuất hiện đau bụng kinh, hay còn gọi là thống kinh.
>> Tham khảo:
Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
Đau bụng kinh dữ dội và buồn nôn vào kỳ kinh là bình thường hay bất thường?