Máu Báo Rụng Trứng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Máu báo rụng trứng thường xuất hiện giữa chu kỳ kinh và kéo dài từ 1 - 3 ngày. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, vậy máu báo rụng trứng là gì? Có nguy hiểm không và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Hãy cùng Kotex tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>Tham khảo:
Thế nào là ra máu báo rụng trứng
Máu báo rụng trứng là tình trạng ra máu trong khoảng từ 1 - 3 ngày giữa kỳ kinh nguyệt. Lượng máu bị ra không nhiều và còn được xem là hiện tượng hành kinh có 15 ngày một lần. Trước kỳ kinh hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết.
Thế nào là máu báo rụng trứng? (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu kỳ rụng trứng
Theo như các nghiên cứu thì hiện tượng ra máu kỳ rụng trứng xảy ra 70% là ở thiếu nữ do ở thời điểm này buồng trứng chưa hoạt động ổn định. Nồng độ hormone estrogen sẽ tăng đều đặn vào những ngày trước khi rụng trứng. Sau khi rụng trứng, mức progesterone bắt đầu tăng lên và nồng độ estrogen giảm xuống. Sự thay đổi giữa nồng độ estrogen và progesterone cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu.
>>Tham khảo: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Cách điều trị tình trạng ra máu báo rụng trứng
Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân mà sẽ có phương án điều trị khác nhau. Nếu tình trạng chảy máu ở mức độ nhẹ với tần suất thấp thì có thể chưa cần điều trị. Trường hợp nặng hơn, lượng máu ra quá nhiều thì nên đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm lượng estrogen từ ngày thứ 10 đến 16 của vòng kinh. Một trong những loại thuốc an toàn và hiệu quả thường dùng để cải thiện hiện tượng ra máu giữa kỳ kinh hoặc kỳ rụng trứng là EstroG-100.
>>Tham khảo: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?
Thăm khám bác sĩ khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
Những trường hợp ra máu khác mà bạn gái cần biết
Tình trạng chảy máu liên quan đến việc rụng trứng thường sẽ không có hại nhưng bạn cần biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài chảy máu do rụng trứng thì còn một số hiện tượng chảy máu âm đạo khác:
Sự làm tổ của tinh trùng với trứng
Sau khi trứng thụ tinh với tinh trùng và làm tổ trong niêm mạc tử cung sẽ dẫn đến hiện tượng có đốm máu trên quần lót. Đây chính là dấu hiệu máu báo thai hay nói cách khác là quá trình thụ tinh thành công. Khi phôi thai làm tổ khiến một phần lớp niêm mạc bị tổn thương và gây nên tình trạng chảy máu. Máu báo thai thường xuất hiện sau khi rụng trứng khoảng 10 ngày.
>>Tham khảo: 30 Dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác, phổ biến nhất
Sảy thai
Chảy máu sớm trong thai kỳ là tình trạng rất phổ biến, có thể là tình trạng xuất huyết dưới màng đệm. Hoặc là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, việc này khá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.
Các chu kỳ Anovulatory
Trong thời kỳ trứng rụng thì buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng hoặc tế bào trứng. Chu kỳ rụng trứng là khi cơ thể bạn nữ bỏ qua quá trình rụng trứng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bạn nữ không rụng trứng và điều này có thể gây nên tình trạng chảy máu bất thường.
>>Tham khảo: Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt do đâu?
Những bất thường về cấu trúc
Cấu trúc của tử cung hoặc buồng trứng bất thường cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu. Một số trường hợp bị chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt như: Bị lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung,...
Những bất thường về cấu trúc của buồng trứng và tử cung có thể gây nên tình trạng chảy máu bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
Vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bằng việc tiết ra các hormone. Lượng hormone quá ít hoặc quá nhiều cũng gây ra tình trạng chảy máu giữa chu kỳ kinh.
Các bệnh tuyến yên
Một số tình trạng liên quan đến tuyến yên như bệnh Cushing có thể gây ra hiện tượng chảy máu.
Bệnh thận hoặc gan
Ảnh hưởng của các căn bệnh như suy thận, bệnh gan sẽ gây ra các vấn đề về đông máu và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường.
Phương pháp điều trị hormone
Một số phương pháp điều trị bằng hormone như: Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hỗ trợ sinh sản,...cũng gây ra tình trạng chảy máu giữa các kỳ kinh.
Chảy máu do cấy ghép
Một số người gặp phải tình trạng chảy máu khi thực hiện cấy trứng. Việc cấy trứng thường xảy ra khoảng 10 ngày sau khi rụng trứng. Khi tinh trùng thụ tinh với trứng, trứng sẽ làm tổ trong niêm mạc tử cung. Trong khoảng thời gian này có thể bị chảy máu (hay còn được gọi là tình trạng đốm sáng).
>>Tham khảo: Vừa Quan Hệ Xong Có Kinh Nguyệt Có Thai Không?
Việc cấy ghép trứng cũng có thể gây ra xuất huyết âm đạo (Nguồn: Sưu tầm)
Khối u
Xuất hiện khối u ở buồng trứng, đặc biệt là các khối u sản xuất estrogen có thể gây ra hiện tượng chảy máu. Ngoài ra việc chảy máu bất thường cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung hay nội mạc tử cung.
Tình trạng nhiễm trùng/mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, chlamydia,...sẽ khiến mô tử cung bị viêm và dễ chảy máu.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của một số loại thuốc như chống co giật, chống loạn thần cũng gây nên tình trạng chảy máu bất thường.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Những bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ rất khó để phân biệt giữa hiện tượng xuất huyết không đều và kinh nguyệt bình thường. Các bạn không nên chủ quan, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt thì nên đến ngay cơ sở y tế/bệnh viện thăm khám kịp thời để biết chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp về hiện tượng ra máu báo rụng trứng
Máu báo rụng trứng có màu gì?
Máu báo rụng trứng thường có màu nâu hoặc đốm máu tươi, là do nang trứng bao quanh và bảo vệ tế bào trứng bị vỡ ra để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Thường xuất hiện từ 1 - 3 ngày giữa chu kỳ kinh.
Máu báo rụng trứng thường có màu nâu hoặc đốm máu tươi (Nguồn: Sưu tầm)
Ra máu ngày rụng trứng có thai không?
Theo như các nghiên cứu thì có khoảng 30% nữ giới có hiện tượng ra máu ngày rụng trứng hoặc xuất huyết âm đạo ở những ngày đầu thai kỳ. Vậy ra máu ngày rụng trứng cũng là một dấu hiệu để nhận biết bạn có thể đã có thai.
Ngoài máu báo rụng trứng thì còn có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu âm đạo. Bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể chăm sóc cho bản thân tốt nhất. Đừng quên ghé qua website Kotex để lựa chọn các sản phẩm băng vệ sinh kotex cho kỳ kinh nguyệt nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325847
https://www.healthline.com/health/pregnancy/ovulation-bleeding
Tham khảo các bài viết khác: