Như thế nào là dậy thì sớm? Các hậu quả nghiêm trọng của nó
Nếu thời điểm kinh nguyệt lần đầu đến thăm bạn gái quá muộn, ắt hẳn sẽ làm bạn không khỏi lo lắng, hoang mang khi người khác đã có rồi còn mình thì chưa. Nhưng nếu kinh nguyệt đến quá sớm, từ khi mới 9 tuổi thì sao? Nó là hiện tượng bình thường hay bất thường về sức khỏe? Cùng Kotex giải đáp các vấn đề về dậy thì sớm ở nữ giới trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo: Kinh nguyệt đến sớm hơn 7 ngày có sao không?
1. Dấu hiệu dậy thì sớm ở nữ
Với nữ, độ tuổi dậy thì sớm hiện nay là trước 8 tuổi. Tuy nhiên, đây là con số chưa thống nhất khi một số chuyên gia cho rằng độ tuổi cần được giảm thêm. Có thể xác định các bạn nữ đã đến tuổi dậy thì thông qua một số biểu hiện sau đây:
- Chiều cao và cân nặng phát triển rõ rệt
- Vòng 1 to hơn
- Xuất hiện lông mu và lông nách
- Hình dáng bộ phận sinh dục thay đổi
- Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện
Ở độ tuổi dậy thì, hệ xương liên tục phát triển. Đối với bạn dậy thì sớm thì chiều cao tăng lên rất nhanh và đồng thời cũng chững lại sớm hơn các bạn khác. Việc này có thể dẫn đến tình trạng bạn nữ thời gian đầu cao vọt hơn các bạn khá nhiều nhưng đến độ tuổi trưởng thành thì lại không cao bằng các bạn vì không thể đạt được chiều cao tốt nhất. Đây là giai đoạn cần theo dõi kỹ, nếu phát hiện và can thiệp kịp thời thì có thể giúp bạn nữ điều chỉnh lại mức độ phát triển ở tuổi dậy thì.
>> Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt - 11 tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?
2. Nguyên nhân dậy thì sớm ở nữ
Dậy thì sớm ở nữ là do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi bất thường. Nguyên nhân đơn thuần có thể chỉ do thể trạng của từng bạn nữ khác nhau. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của một số bệnh tiềm ẩn. Một số dạng dậy thì điển hình có thể kể đến đó là:
- Dậy thì sớm trung ương: Hormone sinh dục bị bài tiết quá mức do nồng độ GnRH tăng cao. Những bệnh tiềm ẩn khiến GnRH tăng cao là khối u trong não hoặc tuỷ sống bức xạ não hoặc cột sống, viêm màng não, suy giáp.
- Dậy thì sớm ngoại vi: So với dậy thì sớm trung ương, dậy thì sớm ngoại vi ít xuất hiện hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm là do bản thân các hormone sinh dục tăng quá cao so với mức bình thường. Các bạn gái nên lưu ý một số bệnh dẫn đến việc nội tiết tố (estrogen và testosterone) tăng cao bất thường như: hội chứng McCune-Albright, khối u ở tuyến thượng thận, các nội tiết tố tiếp xúc với cơ thể thông qua các loại kem hoặc thuốc mỡ, khối u buồng trứng, u nang buồng trứng.
>> Tham khảo: Con gái lớp 4 đã có kinh nguyệt có phải dậy thì sớm hay không?
3. Tác hại của dậy thì sớm với nữ giới
3.1 Chiều cao bị giới hạn
Những bạn gái dậy thì sớm ban đầu sẽ có chiều cao vượt trội so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, giai đoạn này diễn ra rất nhanh. Sau một thời gian ngắn, bạn gái sẽ chững lại thấy rõ và dần dần chiều cao bị hạn chế so với các bạn khác.
3.2 Tâm lý bị ảnh hưởng
Vào độ tuổi này, bạn nữ rất nhạy cảm về mặt tâm lý. Sự phát triển nhanh so với các bạn cùng trang lứa sẽ khiến bạn nữ cảm thấy mình quá khác biệt, sinh ra tâm lý xấu hổ, ngại ngùng, thậm chí tự ti. Có những bạn bị tổn thương tâm lý vì bị bạn bè ở trường trêu chọc, cười nhạo.
3.3 Nguy cơ mắc các bệnh về đường tình dục
Dậy thì sớm dễ khiến bạn nữ có ham muốn sớm và bị các đối tượng xấu lợi dụng. Điều này có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi trưởng thành và nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục cũng tăng cao.
3.4 Nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang
Bạn gái trước 8 tuổi có kinh sớm có nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố. Sau một thời gian sẽ gây ra hội chứng buồng trứng đa nang. Vì vậy, khi phát hiện có kinh quá sớm, các bạn gái nên thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ về trường hợp cụ thể của mình nhé.
3.5 Kết quả học tập bị ảnh hưởng
Dậy thì sớm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và tâm lý của bạn nữ. Kết quả học tập vì vậy cũng có thể kém đi. Đây là lúc mà bạn nữ rất cần sự thông cảm và động viên từ bố mẹ và người thân trong gia đình.
Tham khảo: Kinh nguyệt lần đầu có màu gì? Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
4. Phòng ngừa dậy thì sớm như thế nào?
4.1 Thường xuyên tập thể dục
Việc luyện tập các môn thể thao hoặc vận động 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn nữ cải thiện sức khoẻ và tâm lý. Những môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, ngoài việc tăng cường thể lực còn hỗ trợ trong việc trau dồi kỹ năng sống.
4.2 Chế độ ăn uống hợp lý
Đồ ăn, thức uống là những thứ ảnh hưởng trực tiếp. Nếu không kiểm soát những thứ nạp vào cơ thể, nội tiết tố bên trong sẽ có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến dậy thì sớm.
Bạn gái nên ăn uống những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và có nguồn gốc rõ ràng. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn, chiên nhiều dầu mỡ hay đồ ngọt.
4.3 Không tiếp xúc với estrogen và testosterone
Các sản phẩm kem, thuốc hiện nay có thể chứa các hormone sinh dục. Nếu bạn nữ tiếp xúc với những sản phẩm này thì khả năng dậy thì sớm sẽ tăng cao. Tham khảo: Kinh nguyệt tuổi dậy thì và 8 điều bạn gái cần biết
Trên đây là tất cả những thông tin mà Kotex đã tổng hợp được xoay quanh vấn đề dậy thì sớm của các bạn gái. Hy vọng với những kiến thức này, các bạn gái sẽ không còn bỡ ngỡ hay lo sợ về những biểu hiện bất thường trên cơ thể của mình nữa. Dựa vào đó, các bạn cũng có thể có cho mình những cách ứng phó kịp thời và đừng quên sử dụng băng vệ sinh Kotex để có những trải nghiệm thật nhẹ nhàng trong những ngày đầu hành kinh nhé!