Kinh nguyệt khi mang thai - điều không bao giờ xảy ra
Nếu mang thai thì có kinh nguyệt không là câu hỏi khiến rất nhiều mẹ bầu không khỏi băn khoăn, đặc biệt là đối với các nàng mang thai lần đầu. Trên thực tế, vẫn xảy ra trường hợp que thử thai 2 vạch nhưng vẫn ra máu. Vậy đây có phải là có kinh nguyệt không? Cùng Kotex giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới nhé!
>> Tham khảo thêm:
Cách phân biệt kinh nguyệt và máu báo thai
30 Dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác, phổ biến nhất
1. Khi có thai có kinh không?
Mang thai thì có kinh nguyệt không? Câu trả lời là không thể các nàng nhé! Kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ tách rời khỏi tử cung tạo thành hiện tượng kinh nguyệt. Với trường hợp trứng đã được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ dày lên tạo môi trường thuận lợi cho trứng làm tổ. Khi trứng đã được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ không được loại bỏ. Vì vậy, các nàng sẽ không thể có kinh trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, những cô gái đang mang thai có thể bị ra máu khác giống như có kinh nguyệt. Ví dụ, có thể có một lượng máu nhỏ khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung hay còn gọi là chảy máu cấy ghép. Ngoài ra nó còn là dấu hiệu của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, vậy nên, các nàng cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường nhé!
>> Tham khảo thêm: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?
Mang thai thì có kinh nguyệt không? (Nguồn: Sưu tầm)
2. Các nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai
Theo y học, mẹ bầu sẽ tạm thời mất kinh nguyệt cho đến hết kỳ thai. Vậy nếu mang thai nhưng vẫn xuất hiện ra máu trong kỳ thai là do đâu?
Các nàng cần tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết âm đạo trong kỳ thai. Điều này đang cảnh báo về tình trạng sức khỏe bất thường, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ra máu trong kỳ thai mà các nàng có thể tham khảo.
>> Tham khảo thêm: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Là Gì? Bao Nhiêu Ngày, Cách Tính, Cách Theo Dõi?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẹ bầu ra máu trong kỳ thai? (Nguồn: Sưu tầm)
2.1 Thời kỳ mang thai khớp với chu kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng có kinh trong thai kỳ có thể là do thời điểm thụ thai trùng với kỳ kinh nguyệt của bạn. Tình trạng này thường do túi thai còn bé và chưa bít hết tử cung. Lúc này, niêm mạc tử cung đã bong tróc nhưng vẫn còn khoảng trống thoát ra ngoài. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở những tuần đầu thai kỳ và không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
>> Tham khảo thêm: Top 4 mẹo ngưng kinh nguyệt ngay lập tức cực kỳ hiệu quả cho các nàng
2.2 Mang thai ngoài tử cung
Hiện tượng thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh không di chuyển đến tử cung. Trứng bám dính và làm tổ trên thành ống dẫn trứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tình trạng mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến ống trứng bị vỡ rất nguy hiểm.
Các triệu chứng giúp nhận biết mang thai ngoài tử cung như đau bụng dữ dội, chảy máu trong khi mang thai,...
>> Tham khảo: Mất trinh rồi có kinh nguyệt không?
Mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho mẹ và bé (Nguồn: Sưu tầm)
2.3 Sảy thai
Sảy thai là tình trạng thường xuất hiện trước tuần 20 của thai kỳ. Sảy thai cũng gây ra hiện tượng ra máu trong lúc mang thai. Sảy thai có thể gây xuất huyết nhiều giờ liền và lặp lại trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Các triệu chứng nhận biết sảy thai như chảy máu trong thai kỳ, đau từng cơn ở bụng dưới, máu ra nhiều, dịch nhờn âm đạo nhiều và có mùi lạ,... Nếu gặp những tình trạng trên, các nàng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
>> Tham khảo thêm: Làm gì khi ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt? Có nguy hiểm không
2.4 Sinh non hoặc chuyển dạ
Sinh non hoặc chuyển dạ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu trong lúc mang thai. Hiện tượng chảy máu xuất hiện là do quá trình di chuyển thai nhi xuống. Lúc này, cổ tử cung giãn ra và tử cung co lại dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Chuyển dạ cũng gây ra hiện tượng xuất huyết âm đạo (Nguồn: Sưu tầm)
2.5 Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là tình trạng tử cung bị rách trong quá trình sinh sản. Đây là tình trạng hiếm gặp của các thai phụ. Nhưng với những mẹ bầu đã từng sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung, tỷ lệ xảy ra rất cao. Nếu hiện tượng này xảy ra đối với các mẹ bầu đã từng sinh mổ thì Kotex khuyến cáo nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất dành cho quá trình chuyển dạ của mình.
>> Tham khảo thêm: Trễ Kinh Nhưng Không Có Dấu Hiệu Mang Thai Do Đâu?
2.6 Nhau bong non
Nhau bong non cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ. Nhau thai sẽ tách ra khỏi cổ tử cung trước khi thai nhi ra đời. Tình trạng này thường gây chảy máu và đau bụng dữ dội. Các sản phụ có huyết áp cao sẽ có tỷ lệ bị nhau bong non cao hơn.
Nhau bong non thường gặp ở thai phụ cao huyết áp (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm: Trễ kinh 10 ngày có phải là dấu hiệu của mang thai hay không? Các nguyên nhân gây chậm, trễ kinh ở các bạn nữ
3. Khi nào nên đi thăm khám bác sĩ?
Nếu các bạn gái đang mang thai mà vẫn xuất hiện kinh nguyệt, rất có thể là do những nguyên nhân Kotex vừa nêu trên. Tình trạng có kinh nguyệt trong thai kỳ thường là những tín hiệu báo động của cơ thể. Các nàng không nên chủ quan mà phải đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trường hợp các nàng có những biểu hiện sau nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời:
-
Dịch âm đạo đỏ tươi
-
Ra máu nhiều và có cục máu đông
-
Đau bụng dữ dội
-
Đau vùng xương chậu
-
Tình trạng tệ hơn có thể khiến các nàng chóng mặt hoặc ngất xỉu
Các mẹ bầu thường nhầm lẫn giữa kinh nguyệt và ra máu âm đạo. Tuy nhiên, đây là vấn đề sức khỏe quan trọng không thể chủ quan. Hiện tượng ra máu bất thường trong thai kỳ rất nguy hiểm. Các nàng cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
>> Tham khảo thêm: Bật mí các cách đơn giản để nàng chăm sóc vùng kín khỏe mạnh
Bài viết trên Kotex đã giúp các nàng giải đáp thắc mắc nếu có thai thì có kinh nguyệt không. Hy vọng bài viết đã giúp các nàng hiểu rõ hơn về các nguyên nhân vì sao các mẹ bầu hay ra máu nhưng không phải kinh nguyệt. Và đừng quên lựa chọn các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để tự tin làm điều phi thường khi ngày dâu đến nhé.
>> Tham khảo các bài viết liên quan: