Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không ngày đèn đỏ được không?

Chăm sóc sức khỏe vùng kín, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều phụ nữ hiện đại. Với những thay đổi sinh lý trong kỳ kinh nguyệt, vùng kín trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị vi khuẩn tấn công. Một trong những phương pháp dân gian được nhiều chị em sử dụng trong những ngày này chính là sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín. Nhưng ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không? Hãy cùng Kotex tìm hiểu ngay.

Công dụng của lá trầu không là gì?

Lá trầu không từ lâu đã được biết đến như một thảo dược quý với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, lá trầu không mang tính ấm - cay, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Cụ thể, lá trầu không có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm vì chứa các hoạt chất như chavicol, eugenol, chavibetol,... Đồng thời loại lá này còn giúp giảm ngứa, kháng viêm và làm lành vết thương nhanh chóng. Nhờ những đặc tính kể trên, lá trầu không  được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều loại bệnh.

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.

Ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không hay không?

Mặc dù lá trầu không có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ cần được xem xét cẩn trọng. Trong những ngày này, vùng kín của phụ nữ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. Nếu sử dụng lá trầu không sai cách có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

Một số chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, mặc dù lá trầu không có tính sát khuẩn tốt, nhưng việc sử dụng nó để rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ không phải là biện pháp hiệu quả. Nguyên nhân là do nước nấu từ lá trầu không có thể làm thay đổi pH tự nhiên của âm đạo, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn và nấm. 

Sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo.

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không trong ngày đèn đỏ gây nguy hại gì?

Việc vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không trong ngày đèn đỏ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Một trong những nguy hại lớn nhất đó chính là làm thay đổi môi trường của âm đạo. Được biết, âm đạo có độ pH tự nhiên từ 3.8 - 4.5 tạo ra acid nhẹ để tránh sự tấn công của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nước nấu từ lá trầu không có thể làm tăng độ pH của âm đạo, từ đó phá vỡ sự cân bằng này.

Ngoài ra, việc sử dụng nước lá trầu không để rửa vùng kín quá thường xuyên hoặc không đúng cách còn có thể gây khô rát, làm mất độ ẩm tự nhiên của da vùng kín. Điều này không chỉ làm cho vùng kín dễ bị kích ứng mà còn tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thêm vào đó, nếu không được rửa sạch trước khi sử dụng, các tạp chất hoặc vi khuẩn có trên lá có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng kín.

Nước lá trầu không có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da vùng kín, làm tăng nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm vùng âm đạo.

Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ đúng cách

Để vệ sinh vùng kín một cách an toàn và hiệu quả trong ngày đèn đỏ, chị em nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Sử dụng nước ấm sạch: Việc sử dụng nước ấm để rửa vùng kín sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn mà không làm tổn thương niêm mạc âm đạo. Tránh sử dụng nước quá nóng vì có thể gây bỏng và làm khô da.
  • Chọn sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ: Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ pH cân bằng, không chứa hương liệu hay chất tạo màu để tránh kích ứng.
  • Rửa từ trước ra sau: Khi vệ sinh, luôn rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây lan sang âm đạo.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên: Băng vệ sinh nên được thay ít nhất 4 tiếng một lần để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Tránh thụt rửa âm đạo: Việc thụt rửa âm đạo có thể làm thay đổi hệ vi sinh tự nhiên và tăng nguy cơ viêm nhiễm chính vì thế chỉ nên thực hiện vệ sinh bên ngoài âm đạo.

Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cân bằng, dịu nhẹ, không chứa hương liệu để tránh kích ứng.

Những dấu hiệu vùng kín bị viêm nhiễm

Viêm nhiễm vùng kín là tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải, tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng kéo dài và trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cụ thể cần chú ý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời:

  • Ngứa ngáy, khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín là dấu hiệu phổ biến nhất của viêm nhiễm. Tình trạng ngứa có thể kéo dài cả ngày, trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi vùng kín bị ẩm ướt.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường: Dịch âm đạo có thể thay đổi về màu sắc, mùi hoặc độ đặc khi vùng kín bị viêm nhiễm. Dịch thường có màu trắng đục, vàng hoặc xanh lá cây, kèm theo mùi hôi khó chịu. Nếu thấy dịch âm đạo thay đổi đáng kể so với bình thường, đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
  • Đau rát khi đi tiểu: Viêm nhiễm vùng kín thường gây cảm giác đau rát, châm chích khi đi tiểu. Điều này xảy ra do niêm mạc âm đạo bị tổn thương hoặc bị viêm nhiễm lan sang đường tiết niệu.
  • Sưng tấy, đỏ rát vùng kín: Niêm mạc có thể vị kích ứng dẫn đến hiện trạng sưng tấy và đỏ rát. Cảm giác này có thể đi kèm với ngứa ngáy và đau đớn, đặc biệt khi ngồi lâu hoặc mặc quần áo chật. Trường hợp nếu viêm nhiễm nặng, vùng kín sẽ bị sưng phù. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm vùng chậu.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Một dấu hiệu khác của viêm nhiễm vùng kín là đau đớn khi quan hệ tình dục. Cảm giác này xuất phát từ việc âm đạo bị tổn thương, viêm nhiễm khiến cho âm đạo trở nên khó chịu, thậm chí gây chảy máu nhẹ khi quan hệ.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Viêm nhiễm vùng kín cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ trở nên bất thường.

Những dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín mà chị em phụ nữ nên đặc biệt chú ý.

Cách điều trị viêm nhiễm vùng kín đúng chuẩn, an toàn

Khi phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín, việc điều trị kịp thời và đúng cách là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những bước điều trị chuẩn và an toàn mà chị em nên thực hiện:

  • Thăm khám bác sĩ phụ khoa: Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào loại viêm nhiễm (do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng), bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc thuốc đặt âm đạo.
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định: Sau khi được chẩn đoán, việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Chị em cần uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Việc ngừng thuốc sớm có thể dẫn đến tái phát viêm nhiễm hoặc kháng thuốc.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách: Trong suốt quá trình điều trị, cần duy trì việc vệ sinh vùng kín đúng cách. Sử dụng nước ấm và sản phẩm vệ sinh có độ pH phù hợp để làm sạch nhẹ nhàng, tránh gây kích ứng thêm cho vùng kín.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có hương liệu mạnh: Các sản phẩm có hương liệu mạnh, xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh không phù hợp có thể gây kích ứng và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Chọn các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, không chứa cồn và hương liệu.
  • Sử dụng quần lót thoáng mát: Nên mặc quần lót làm từ chất liệu cotton thoáng mát, không bó sát để vùng kín luôn khô thoáng.
  • Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị: Quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm nhiễm có thể làm tình trạng nặng hơn hoặc lây nhiễm cho bạn tình.

Nên thăm khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán điều trị khi có những dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín.

Ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không? Mặc dù lá trầu không có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng sai cách có thể gây hại cho vùng kín. Để bảo vệ sức khỏe vùng kín một cách tốt nhất, chị em nên tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh đúng cách và luôn lắng nghe cơ thể mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đừng quên truy cập website Kotex để chọn ngay cho mình những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, để giúp “ngày ấy” của bạn được thoải mái hơn nhé. 

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.