Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
“Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?" là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Hiểu rõ được nỗi lo lắng này, Kotex sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời chi tiết xoay quanh vấn đề về ra tình trạng máu giữa chu kỳ kinh cùng các thông tin sức khỏe sinh sản liên quan khác thông qua bài viết sau đây để chị em sớm tìm được hướng xử lý phù hợp.
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?
Bộ Y tế ước tính khoảng 25 - 30% phụ nữ mang thai có khả năng gặp phải tình trạng ra máu báo thai hoặc chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ. Vì vậy, hiện tượng ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt có thể là một trong những dấu hiệu sớm giúp chị em nhận biết được việc có thai.
Phân biệt máu báo mang thai và ra máu kinh nguyệt
Thông thường, máu báo thai rất dễ bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Do đó, chị em cần hiểu rõ những đặc điểm riêng biệt dưới đây để có thể phân biệt tình trạng này:
- Máu báo thai thường có màu nâu hoặc hồng nhạt.
- Lượng máu ra rất ít, chỉ khoảng vài giọt và kéo dài trong vài ngày.
- Không có dịch nhầy kèm theo, không bị vón cục như máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
- Thường xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 14 sau khi thụ
Ngoài tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh, cơ thể của mẹ bầu cũng sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như:
- Tăng cân, cảm thấy đói nhanh chóng và thèm ăn hơn.
- Khẩu vị thay đổi, có triệu chứng ốm nghén.
- Tâm trạng dễ cáu gắt và buồn rầu.
- Cảm giác căng tức ở ngực, hay mệt mỏi.
- Thường xuyên thấy buồn ngủ, bị choáng và chóng mặt.
- Que thử thai hiện 2 vạch.
Nguyên nhân gây ra máu giữa chu kỳ kinh không do mang thai
Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc mang thai, tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh có thể xảy đến do một số nguyên nhân sau đây:
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp ở nhiều chị em. Hiện tượng này xuất hiện ở các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì do chức năng buồng trứng vẫn chưa ổn định. Ngoài ra, chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng dễ mắc tình trạng này vì chức năng buồng trứng suy giảm.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể đến từ một số yếu tố khác như:
- Thường xuyên thức khuya, dậy sớm và không ngủ đủ giấc.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai và thuốc giảm cân,...
- Căng thẳng và áp lực trong thời gian dài.
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc quá sức và ít vận động,...
Âm đạo và tử cung bị tổn thương
Những chị em phụ nữ đã từng nạo phá thai hoặc đặt vòng tránh thai có nguy cơ lớn bị tổn thương tử cung và cổ tử cung, gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Hơn nữa, việc thụt rửa âm đạo và quan hệ tình dục mạnh cũng dẫn đến tình trạng xuất huyết âm đạo.
Bị viêm nhiễm phụ khoa
Các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như clamydia, lậu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,... có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất ngờ. Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng khác như đau rát ở vùng chậu, nước tiểu có màu đục, dịch âm đạo bất thường với mùi hôi...
Trong những trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây vô sinh và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gây ra hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ kinh do sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone không còn ổn định như trước. Sự giảm sút của các hormone này có thể dẫn đến niêm mạc tử cung dày lên hoặc mỏng đi, gây ra chảy máu bất thường giữa các chu kỳ kinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Vi khuẩn, vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục hoặc thụt rửa âm đạo, dẫn đến bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh này sẽ xuất hiện với nhiều triệu chứng bất thường như chảy máu, ra nhiều khí hư, đau ở vùng bụng dưới, tiểu đau, tiểu nhiều lần,... gây ra các vấn đề về viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung,...
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở những cô gái chưa từng quan hệ tình dục. Bệnh này dẫn đến việc rong kinh kéo dài, máu kinh có màu đỏ sậm, mùi hôi, chu kỳ kinh nguyệt ngắn và thời gian hành kinh có thể kéo dài tới 1 tháng.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô niêm mạc trong tử cung phát triển và xâm lấn sang các bộ phận xung quanh như buồng trứng, cổ tử cung, ruột,... Các mô này có thể bong ra và dẫn đến chảy máu bất kỳ lúc nào, gây ra các triệu chứng như rong kinh, cường kinh, chảy máu âm đạo trong giai đoạn giữa chu kỳ.
Bị u xơ tử cung
U xơ tử cung là một khối u lành tính được hình thành từ tế bào cơ trơn ở tử cung, thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 50. Nếu không được phát hiện kịp thời, u xơ tử cung có thể phát triển mạnh mẽ và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Có thể thấy rằng, ra máu giữa chu kỳ kinh không phải lúc nào cũng báo hiệu mang thai. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cần được theo dõi và thăm khám y tế để xác định nguyên nhân chính xác, loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Thông qua bài viết, Kotex hy vọng đã mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất để trả lời cho câu hỏi “ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?”. Đừng quên truy cập website Kotex để chọn ngay cho mình những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, để giúp “ngày ấy” của bạn được thoải mái hơn nhé.