Tiền kinh nguyệt là gì? Nhận biết triệu chứng và cách điều trị
Tiền kinh nguyệt là gì? Đây có phải là tình trạng thường gặp ở hầu hết các chị em phụ nữ? Nếu tình trạng này là phổ biến, vậy nguyên nhân gây ra cũng như có những biện pháp nào làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả không? Cùng Kotex tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo:
Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày có sao không? Nguyên nhân & cách điều trị
Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày
Tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (hay còn gọi tắt là PMS) bao gồm các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Nó xảy ra sau khi rụng trứng và trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân của PMS là do sự sụt giảm nồng độ estrogen và progesterone sau khi rụng trứng. Các triệu chứng của tiền kinh nguyệt sẽ biến mất trong vòng vài ngày sau kỳ kinh nguyệt.
Tiền kinh nguyệt là một hội chứng khá phổ biến, có khoảng 50% phụ nữ mắc hội chứng này và thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi. Bạn gái có thể hạn chế khả năng mắc phải hội chứng bằng cách sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh các yếu tố tinh thần, ăn uống.
>> Tham khảo: Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) kéo dài trong bao lâu?
Tiền kinh nguyệt là vấn đề xảy ra vào trước chu kỳ kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ. (Nguồn: Sưu tầm)
Các dấu hiệu nhận biết triệu chứng tiền kinh nguyệt
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt ở chị em phụ nữ bao gồm cảm xúc và cơ thể như sau:
2.1 Các triệu chứng cơ thể
- Tạo cảm giác thèm ăn: Trước kỳ kinh tầm 10-15 ngày, bạn nữ sẽ cảm thấy thèm ăn hơn bình thường.
- Tăng cân: Tiền kinh nguyệt tạo cảm giác thèm ăn nên có thể gây tăng cân ở phụ nữ.
- Sưng tay, chân: Hiện tượng đau, sưng tay chân cũng thường gặp trước kỳ kinh nguyệt ở các bạn nữ.
- Đau nhức toàn thân: Cảm giác đau nhức, mệt mỏi rất phổ biến ở hội chứng tiền kinh nguyệt. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của các bạn gái.
- Xuất hiện các vấn đề ở da: Trước kỳ kinh nguyệt, làn da của bạn gái sẽ tiết ra nhiều dầu hơn so với ngày thường. Nếu bạn gái chăm sóc không cẩn thận, làn da có thể xuất hiện mụn trứng cá. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
>> Tham khảo thêm: 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất
Cảm giác đau nhức, mệt mỏi rất phổ biến ở hội chứng tiền kinh nguyệt. (Nguồn: Sưu tầm)
2.2 Các triệu chứng cảm xúc
- Hay cáu gắt: Tâm trạng của chị em phụ nữ lúc này sẽ thay đổi thất thường, hay nổi nóng, cáu gắt. Đây được xem là hiện tượng rối loạn cảm xúc.
- Thường cảm thấy lo lắng: Khi tâm trạng thất thường, phụ nữ sẽ có xu hướng cảm thấy lo lắng hơn trong giai đoạn này.
- Hay nhầm lẫn: Tình trạng hay quên và nhầm lẫn cũng xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt một cách phổ biến.
- Mất ngủ: Tiền kinh nguyệt cũng làm cho các chị em phụ nữ mất ngủ về đêm, gây mệt mỏi, khó chịu.
- Mất tập trung: Khi mệt mỏi và lo lắng, các chị em phụ nữ thường xao lãng, không thể tập trung trong công việc. Nó còn gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của các bạn.
- Thay đổi ham muốn: Thực tế, đã có một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ có sự gia tăng ham muốn quan hệ tình dục trước kỳ kinh nguyệt.
>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Không Đều Là Gì? Nguyên Nhân Do Đâu?
Tiền kinh nguyệt làm cho các chị em phụ nữ mất ngủ về đêm, gây mệt mỏi và khó chịu. (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây tiền kinh nguyệt
Nguyên nhân của tiền kinh nguyệt không rõ ràng. Thông thường, các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này bao gồm:
- Sự thay đổi về hormone
- Bệnh di truyền
- Thiếu serotonin
- Thiếu các chất như magie và canxi
Có thể làm gì để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt?
4.1 Biện pháp tại nhà
- Bởi vì, tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng như trầm cảm, kém tập trung và mệt mỏi. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng mất ngủ. Bạn nên tập thể dục thường xuyên:
- Thay đổi chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, hợp lý hơn: Bạn gái cần cung cấp cho cơ thể nhiều nguồn carbohydrate phức hợp. Bởi vì, một chế độ ăn uống giàu carbohydrate có thể làm giảm các triệu chứng bất thường của tâm trạng và giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, các bạn gái cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, giảm lượng chất béo, muối và đường trong các bữa ăn.
- Luôn ngủ đủ giấc: Bạn nên cố gắng ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Thiếu ngủ có liên quan đến các chứng bệnh trầm cảm, lo âu và nó có thể làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt tồi tệ hơn.
- Hãy tìm cách để thư giãn và giảm căng thẳng: Bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn các liệu pháp thư giãn và có thể được điều trị các triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Các liệu pháp thư giãn thường là các bài tập thở, thiền và yoga. Ngoài ra, liệu pháp xoa bóp cũng là một cách đơn giản khác có thể áp dụng.
- Bạn nên bỏ hút thuốc: Bởi vì, phụ nữ hút thuốc sẽ làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.
>> Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai, các dấu hiệu nhận biết
Tập thể dục thường xuyên để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. (Nguồn: Sưu tầm)
4.2 Sử dụng thuốc
Một vài loại thuốc giúp điều trị các triệu chứng của tiền kinh nguyệt mà bạn gái có thể tham khảo là:
- Thuốc giảm đau: loại thuốc này có thể giúp giảm các triệu chứng như chuột rút, đau đầu, đau lưng và căng ngực. Các loại thuốc giảm đau bao gồm naproxen, aspirin, ibuprofen. Một số phụ nữ cảm thấy rằng sử dụng uống thuốc giảm đau trước kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm đau và giảm lượng máu trong chu kỳ.
- Một số loại thuốc nội tiết tố: loại thuốc này cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng về thể chất. Tuy nhiên, tác dụng phụ của chúng có thể làm tâm trạng tồi tệ hơn.
- Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc này giúp cho một số chị em giảm bớt các triệu chứng về tâm trạng của tiền kinh nguyệt. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc SSRI là loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được sử dụng trong việc điều trị triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Thuốc lợi tiểu: Đây là loại giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi và căng tức ngực.
- Thuốc chống lo âu: Mục đích giúp giảm lo lắng.
Tất cả các loại thuốc đều có những rủi ro riêng. Do đó, bạn gái cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Ít Nhưng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không?
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. (Nguồn: Sưu tầm)
4.3 Thăm khám bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bất thường
Nếu như bạn nhận thấy các dấu hiệu tiền kinh nguyệt có hiện tượng bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.
>> Tham khảo: Chậm kinh 3 ngày có sao không? 10 cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả
Qua bài viết trên, Kotex đã chia sẻ đến bạn tiền kinh nguyệt là gì, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây nên cũng như đưa ra các biện pháp giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Hy vọng các bạn gái đã có thêm những kiến thức bổ ích về sức khỏe phụ nữ. Chị em hãy nhớ rằng sản phẩm băng vệ sinh Kotex luôn đồng hành và chăm sóc chu đáo kỳ nguyệt san của các bạn. Mong bạn gái luôn tràn đầy niềm vui, tự tin vào bản thân và làm những điều phi thường nhé!
>> Tham khảo thêm: