Triệt sản có kinh nguyệt không? Những ảnh hưởng của triệt sản nữ bạn nên biết

Triệt sản là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn, được thực hiện bằng cách cắt hoặc thắt ống dẫn trứng ở nữ giới và ống dẫn tinh ở nam giới. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn băn khoăn về việc liệu triệt sản có kinh nguyệt không, có ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh của cơ thể không. Hãy để Kotex giải đáp thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất thông qua bài viết sau đây.

Giới thiệu về phương pháp triệt sản ở nữ giới?

Triệt sản (hay thắt ống dẫn trứng) là một biện pháp ngừa thai vĩnh viễn bằng cách ngăn chặn sự gặp nhau của tinh trùng và trứng. Phương pháp này có hiệu quả lên đến 99% trong việc ngăn ngừa mang thai, nhưng không thể bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có nhiều phương thức để thực hiện triệt sản, chẳng hạn như buộc, đốt, kẹp hoặc thắt vòng. 

Khi trải qua phẫu thuật triệt sản, dù ống dẫn trứng đã bị tắc nhưng buồng trứng vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng của mình một cách bình thường bao gồm sản xuất hormone nữ, hỗ trợ sự phát triển cũng như rụng trứng. Tuy nhiên, vì trứng không thể gặp tinh trùng do ống dẫn trứng đã bị tắc, nên quá trình thụ thai sẽ không xảy ra.

Giới thiệu về phương pháp triệt sản ở nữ giới

Triệt sản là biện pháp ngừa thai vĩnh viễn và an toàn (Nguồn: Tham khảo)

Triệt sản có kinh nguyệt không?

Phương pháp triệt sản ở nữ sẽ không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, không gây ra tình trạng mãn kinh sớm cũng như không tác động nhiều đến cơ thể gây rối loạn nội tiết tố tự nhiên. Việc thực hiện triệt sản chỉ có khả năng làm gián đoạn tính liên tục của ống dẫn trứng. Do đó, buồng trứng và các hormone có trong cơ thể vẫn hoạt động một cách bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em cũng diễn ra như trước khi thực hiện triệt sản mà không ảnh hưởng gì.

Triệt sản có kinh nguyệt không

Phương pháp triệt sản ở nữ sẽ không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Tham khảo)

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì không?

Phương pháp triệt sản ở nữ là một phương pháp an toàn với tỷ lệ biến chứng xảy ra rất thấp sau khi thực hiện. Tuy nhiên, tất cả các cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định, phẫu thuật triệt sản cũng không ngoại lệ, cụ thể như:

  • Cơ thể có phản ứng với thuốc gây mê
  • Nhiễm trùng (có thể được điều trị bằng kháng sinh)
  • Tổn thương ruột, bàng quang, tử cung hoặc mạch máu

Nếu những biến chứng này xảy ra, bạn có thể cần phẫu thuật lại gấp để khắc phục. Vì vậy, nếu sau phẫu thuật gặp phải các tình trạng như sau, chị em nên lập tức đến gặp bác sĩ phụ trách:

  • Phát ban, sưng tấy hoặc khó thở
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội, liên tục
  • Âm đạo có mùi hoặc dịch tiết bất thường
  • Chảy máu hoặc mủ ở vết mổ

Ngoài ra, trên thực tế vẫn tồn tại một tỷ lệ cực kỳ nhỏ các trường hợp đã triệt sản những ống dẫn trứng vẫn tự thông nối lại với nhau sau khi được thắt. Nếu bạn có thai sau khi đã thắt ống dẫn trứng, thai có thể phát triển trong ống dẫn trứng. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm và cần phải được phát hiện để can thiệp y tế ngay lập tức.

Thời điểm thích hợp để triệt sản

Phẫu thuật triệt sản cắt ống dẫn trứng ở phụ nữ là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa thai. Thời điểm thực hiện phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tuổi tác của phụ nữ, kế hoạch mang thai trong tương lai và tình trạng sức khỏe tổng thể. 

Thông thường, phẫu thuật này được chỉ định cho những phụ nữ đã có đủ số lượng con mong muốn và không có ý định sinh thêm. Các chuyên gia khuyến nghị rằng biện pháp triệt sản chỉ nên được thực hiện ở những phụ nữ trên 30 tuổi, đã có ít nhất 2 con hoặc ở những người có các bệnh lý làm cho việc mang thai trở nên nguy hiểm.

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là tình trạng sức khỏe chung của chị em. Trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá sức khỏe của mình. Thông qua những xét nghiệm lâm sàng để đảm bảo rằng việc thực hiện phẫu thuật triệt sản sẽ không gặp rủi ro cao.

Cuối cùng, thời điểm thích hợp để triệt sản nữ còn liên quan đến các yếu tố cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình. Những yếu tố về tình hình tài chính, tình trạng hôn nhân, mong muốn con cái của vợ chồng có thể sẽ ảnh hưởng phần nào đến quyết định về thời điểm triệt sản.

Thời điểm thích hợp để triệt sản 
Thời điểm thực hiện phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: Tham khảo)

Triệt sản nữ có làm giảm ham muốn không?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, triệt sản ở nữ không làm giảm ham muốn của phái đẹp. Trên thực tế, sau khi thực hiện triệt sản, chị em còn có khả năng nâng cao chất lượng đời sống tình dục. Bởi khi không còn lo lắng về vấn đề tránh thai, chị em có thể hoàn toàn thoải mái và tự tin hơn. Chính vì vậy, việc triệt sản giúp phái nữ khám phá và trải nghiệm được những khía cạnh mới trong đời sống tình dục mà không gặp phải áp lực về việc mang thai ngoài kế hoạch. 

Triệt sản nữ bao lâu thì quan hệ được?

Bạn nên thảo luận với bác sĩ về thời điểm an toàn để bắt đầu quan hệ tình dục trở lại sau khi thực hiện thắt ống dẫn trứng. Thông thường, có thể quay lại hoạt động tình dục khoảng một tuần sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu việc triệt sản được thực hiện ngay sau khi sinh con, bạn sẽ cần phải chờ ít nhất 4 tuần trước khi bắt đầu quan hệ tình dục trở lại. Cần lưu ý rằng triệt sản nữ không có tác dụng bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục, việc sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng là rất quan trọng.

Triệt sản nữ bao lâu thì quan hệ được

Có thể quay lại hoạt động tình dục khoảng một tuần sau khi phẫu thuật (Nguồn: Tham khảo)

Chăm sóc sức khỏe sau khi triệt sản

Phẫu thuật triệt sản ở nữ giới là một quyết định mang tính chất vĩnh viễn. Sau khi thực hiện phẫu thuật, chị em cần chú ý một số điểm quan trọng để bảo đảm sức khỏe và quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, cụ thể như sau:

  • Theo dõi sức khỏe: Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần chăm sóc vết mổ một cách cẩn thận, theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng và giảm đau khi cần thiết. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chảy mủ ở vết thương hoặc nếu vết mổ lâu lành, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai: Mặc dù phẫu thuật triệt sản đã ngăn chặn khả năng mang thai, nhưng chị em vẫn cần sử dụng một biện pháp tránh thai bổ sung cho đến kỳ kinh tiếp theo. Điều này giúp đảm bảo rằng cơ thể đã hồi phục hoàn toàn và phẫu thuật đạt hiệu quả tối ưu.
  • Điều chỉnh các chế độ ăn uống và lối sống hằng ngày: Chị em cần chú trọng đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để tăng cường sức khỏe, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục. Một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng, kết hợp với việc tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Chú ý thời gian hồi phục: Tùy thuộc vào thể trạng và tình hình tiến triển sau phẫu thuật, chị em thường có thể quay lại sinh hoạt cũng như làm việc sau khoảng 5 ngày kể từ khi thực hiện triệt sản. Sau khoảng 10 đến 15 ngày, chị em đã hồi phục gần như hoàn toàn và có thể thực hiện các hoạt động nặng hoặc mang vác đồ.

Chăm sóc sức khỏe sau khi triệt sản

Chị em cần theo dõi sức khỏe thường xuyên sau phẫu thuật để được xử lý kịp thời (Nguồn: Tham khảo)

Thông qua bài viết có thể thấy rằng, phẫu thuật triệt sản là phương pháp tránh thai hiệu quả, an toàn nhất hiện nay đối với phụ nữ mà không ảnh hưởng đến nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt. Kotex hy vọng đã có thể mang đến cho chị em câu trả lời đầy đủ nhất xoay quanh những thắc mắc về vấn đề “triệt sản có kinh nguyệt không” để chị em có được các biện pháp chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiệu quả. Đừng quên truy cập website Kotex để chọn ngay cho mình những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, để giúp “ngày ấy” của bạn được thoải mái hơn nhé.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.