Tới tháng ăn rau răm có tốt không? Tác hại của rau răm đối với kinh nguyệt

Ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt có sao không

Rau răm không chỉ là một loại rau gia vị thường dùng trong các món ăn Việt Nam mà còn được sử dụng như một bài thuốc trị một số bệnh như đầy hơi, chướng bụng, viêm lỗ chân lông,... Mặc dù có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nhưng rau răm cũng có thể gây hại với một số đối tượng. Hãy cùng Kotex tìm hiểu xem ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt có tốt không và một số thực phẩm nên bổ sung trong những ngày đèn đỏ. 

Tới tháng ăn rau răm có sao không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ không nên quá nhiều ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt, đặc biệt là những người hay bị đau bụng kinh. Lý do là vì rau răm có tính hàn, khi ăn nhiều có thể gây rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, nghiêm trọng hơn là tắc vòi trứng và vô sinh. 

Tuy nhiên, trên thực tế mọi thứ đều mang tính chất tương đối, có nhiều người tới tháng ăn rau răm chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường và không bị ảnh hưởng gì. Vì thế, chị em không nhất thiết kiêng tuyệt đối rau răm khi tới tháng, có thể sử dụng lượng vừa phải và cần theo dõi biểu hiện của cơ thể sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe. 

Tới tháng có ăn rau răm được không

Ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt có thể gây rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao tới tháng không nên ăn rau răm?

Ăn quá nhiều rau răm không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh mà còn gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

Ăn rau răm có thể gây ra tình trạng rong huyết trong chu kỳ

Theo Đông y, rau răm có tính hàn nên có thể gây phá huyết, rong huyết khi ăn trong những ngày kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ gây đau vùng bụng dưới dữ dội, lượng máu kinh ra nhiều bất thường và kéo dài nhiều ngày. Thêm vào đó, tình trạng rong huyết còn gây mất máu nhiều, khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi, xanh xao, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Tới tháng có ăn rau răm được không

Ăn rau răm có thể gây ra tình trạng rong huyết trong chu kỳ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Ăn rau răm có thể làm ngưng kinh nguyệt

Phụ nữ không nên ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt bởi chúng có thể tác động đến quá trình sản sinh nội tiết, làm cho hormone Estrogen chậm sản xuất hơn và gây ra chậm kinh. Với những chị em muốn làm chậm kinh nguyệt, có thể ăn rau răm trước chu kỳ kinh khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, gây mất kinh và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.

Ăn rau răm sẽ dẫn tới vô sinh do mất kinh nguyệt

Ăn quá nhiều rau răm trong những ngày hành kinh dễ làm chân huyết khô, ứ kinh, máu kinh không xuất ra ngoài qua đường âm đạo mà tràn vào bên trong làm tắc vòi trứng, khiến việc mang thai khó khăn hơn, thậm chí vô sinh. Ngoài ra, việc ăn nhiều rau răm khi tới tháng cũng có thể gây rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở phụ nữ.

Tác hại khác khi sử dụng rau răm thường xuyên

Ngoài những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, sử dụng quá nhiều rau răm hàng ngày còn gây hại cho sức khỏe ở cả nam và nữ như:

  • Giảm ham muốn chuyện chăn gối: Theo Đông y, ăn nhiều rau răm trong một thời gian ngắn sẽ gây nóng trong người, suy giảm tinh khí, làm giảm ham muốn chuyện chăn gối ở cả nam và nữ
  • Tăng nguy cơ sảy thai: Như đã phân tích ở trên, rau răm có hàn khí mạnh nên bà bầu ăn nhiều sẽ gây kích thích tử cung co bóp mạnh, có thể làm ra thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không được ăn rau răm để tránh tình trạng sảy thai
  • Rối loạn nhiệt độ cơ thể: Rau răm có tính hàn nên những người có cơ địa nóng nên tránh ăn loại rau này để cơ thể không bị suy giảm sinh khí, trở nên gầy gò và xanh xao.

Tới tháng có ăn rau răm được không

Ăn quá nhiều rau răm có thể làm giảm ham muốn chuyện chăn gối (Nguồn: Sưu tầm)

Những thực phẩm nên bổ sung trong ngày kinh nguyệt

Trong những ngày đèn đỏ, cơ thể phụ nữ thường thiếu sắt gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và chóng mặt. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chị em bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn khi đến tháng để giúp cơ thể thư giãn và khỏe mạnh hơn:

Súp lơ xanh

Trong súp lơ xanh rất giàu sắt giúp bổ sung cho cơ thể phụ nữ lượng sắt đã mất trong những ngày đèn đỏ, giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,.... Ngoài ra, loại rau này còn chứa hàm lượng kali, magie và chất xơ dồi dào có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể, giảm đau bụng kinh, giảm đầy hơi và chuột rút trong những ngày hành kinh.

Tới tháng có ăn rau răm được không

Súp lơ xanh giúp giảm đau bụng kinh, chuột rút trong những ngày hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Ngải cứu

Từ lâu ngải cứu được biết đến là một bài thuốc dân gian được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Lý do là vì ngải cứu có tính ấm, giúp thúc đẩy tuần hoàn và lưu thông máu. Trong những ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ có thể dùng ngải cứu để chườm nóng hoặc uống và ăn những món ăn được chế biến từ loại rau này.

Gừng

Gừng là một loại gia vị cay nồng đặc trưng và có tính ấm nên được nhiều người sử dụng để trị đau bụng kinh rất hiệu quả. Khi tới kỳ kinh nguyệt, các cơ ở tử cung và vùng bụng dưới sẽ co thắt mạnh, gây nên các cơn đau dữ dội. Trong khi gừng tươi có khả năng giảm căng cơ, hỗ trợ lưu thông máu, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Chị em có thể uống trà gừng mật ong hoặc tắm bằng nước gừng ấm khi tới tháng để giúp giảm đau bụng kinh. 

Rau mùi tây

Theo Đông y, rau mùi tây là loại thảo mộc có khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, giúp làm ấm cơ thể mang lại cảm giác thoải mái cho phụ nữ vào những ngày đèn đỏ. Ngoài ra, loại rau này còn có công dụng giúp tử cung co bóp nhẹ, kích thích chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Tới tháng có ăn rau răm được không

Rau mùi tây có khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Quả chuối

Chuối là loại trái cây quen thuộc được nhiều người yêu thích bởi chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, loại quả này có chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và kali giúp hạn chế tối đa các cơn co thắt tử cung, giảm tình trạng chướng bụng, chuột rút, đau bụng kinh khi tới tháng. Tuy nhiên, chị em không nên tiêu thụ quá nhiều chuối trong những đèn đỏ vì loại quả này chứa nhiều đường.

Có thể thấy, ăn quá nhiều rau răm khi tới tháng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, chị em cũng không cần kiêng tuyệt đối, có thể ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt với lượng vừa đủ để gia tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh, giàu năng lượng để đi qua những ngày nhạy cảm này một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.