Bệnh Nấm Phụ Khoa Có Nguy Hiểm Không?
Hiện nay, có rất nhiều bạn gái bị nhiễm nấm Candida trên các vị trí khác nhau của cơ thể, trong đó phổ biến nhất là vùng kín. Liệu bị nhiễm bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Tham khảo: Màng Trinh Là Gì? 5 Dấu Hiệu Mất Trinh & Nguyên Nhân
Nấm Candida Albicans là gì, có nguy hiểm không?
Candida Albicans là tên loại nấm men thuộc họ Candida, thường gây hại cho da, miệng, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục. Đây là loại nấm rất phổ biến, có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể người. Vậy nấm Candida có nguy hiểm không?
Khi ở trạng thái bình thường nấm Candida sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không gây hại gì. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý, nấm Candida sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
Vậy bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Ở vị trí gây bệnh là vùng kín, nấm Candida khi phát triển có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, khi nấm Candida tấn công và xâm nhập vào máu có thể gây tử vong.
Tham khảo: Nổi mụn ở vùng kín - bạn gái phải làm gì?
Candida Albicans thường xuất hiện ở đâu?
-Đối với người khoẻ mạnh bình thường, bác sĩ dễ dàng tìm thấy sự tồn tại của nấm Candida ở miệng với tỷ lệ 30%, ở phế quản 17%, ở ruột 38%, ở âm đạo 39%. Loại nấm Candida ở trạng thái bình thường vẫn sống và tồn tại trên cơ thể người ở nhiều bộ phận nhưng không gây hại gì. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát triển và gây hại ở các bộ phận khác phổ biến như:
-Miệng: nấm Candida sẽ xuất hiện và phát triển môi, miệng, lưỡi, vòm miệng và bên trong má.
-Thực quản: Thường là do biến chứng nhiễm nấm ký sinh ở miệng gây nên. Nấm Candida Albicans có thể gây viêm ở thực quản.
-Da: Những vùng da không khô thoáng và thường xuyên bị ẩm ướt như: bàn tay, nếp gập ở da tay, vùng da tiếp xúc với móng tay, da quanh háng, nếp nhăn ở mông,… là điều kiện lý tưởng để loại nấm này xuất hiện.
-Âm đạo: Nấm men này luôn trú ngụ ở âm đạo. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo mất cân bằng độ ẩm thì loại nấm men này sẽ sinh sôi gây viêm nhiễm, đặc biệt ở những phụ nữ đang mang thai hay mắc bệnh tiểu đường.
-Máu: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng có thể để lại biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng. Khi nấm men phát triển quá mức sẽ xâm nhập vào khí quản, các vết thương hở sau khi phẫu thuật, đi theo đường máu và lây lan khắp cơ thể. Đối tượng dễ bị lây nhiễm là trẻ em sinh non hay những người có sức khỏe không ổn định, hệ miễn dịch yếu.
Tham khảo: Các bí quyết dân gian và thao tác vệ sinh vùng kín đúng cách
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida Albicans
-Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà sẽ có các nguyên nhân khiến nấm Candida Albicans phát triển khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
-Do sử dụng các loại thuốc có chứa Corticoid hoặc thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ miễn dịch.
-Thường xuyên sử dụng rượu bia quá mức.
-Các bạn gái có hệ miễn dịch yếu, nhất là khi đang mang thai, mới sinh con xong hoặc những người bị nhiễm HIV/AIDS.
-Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ, nhất là những bộ phận ẩm ướt như âm đạo khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển bệnh.
-Nhiễm nấm Candida ở miệng do các bạn gái vệ sinh miệng không sạch sẽ, sử dụng chung vật dụng cá nhân hay quan hệ tình dục bằng đường miệng.
-Bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc đang hóa trị, bệnh nhân tiểu đường.
-Uống thuốc tránh thai khiến nồng độ estrogen tăng cao.
-Quan hệ tình dục không lành mạnh.
Tham khảo: 5 điều quan trọng cần lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
Điều trị nấm Candida mất bao lâu?
Nếu được phát hiện sớm khi vừa xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên thì chỉ cần thông qua một liệu trình thuốc điều trị trong khoảng 7 - 14 ngày tùy đơn của bác sĩ là bệnh sẽ được chữa khỏi. Tuy nhiên, thời gian chính xác để điều trị nấm Candida phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
Khả năng tiếp nhận thuốc, thể trạng và các bệnh kèm theo
Thể trạng của mỗi bạn gái không giống nhau,nên khả năng đáp ứng điều trị cũng khác nhau. Cùng 1 cách điều trị, với người thể trạng tốt, đáp ứng tốt, chỉ cần 2-3 ngày là khỏi, nhưng cũng có người lại cần đến 5-7 ngày.
Các bệnh đang mắc cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh nấm Candida, đặc biệt là các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch như HIV, tiểu đường hay các bệnh phụ khoa khác như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hormone. Thông thường, chúng sẽ khiến thời gian chữa trị bệnh kéo dài và khó khăn hơn.
Tham khảo: Thiếu canxi có nguy hiểm không? Các thực phẩm bổ sung canxi
Tiền sử, mức độ nặng nhẹ của bệnh
Nấm phụ khoa là bệnh rất dễ tái phát. Nếu không chữa khỏi dứt điểm, khi tái phát, bệnh sẽ càng nặng hơn, khó chữa hơn do nấm đã có thể kháng thuốc.
Thái độ chữa bệnh
Vì sao thái độ chữa bệnh là một trong những yếu tố quyết định thời gian điều trị bệnh? Nếu các bạn gái tiếp nhận và tuân thủ tốt theo chỉ định của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị thì chắc chắn thời gian chữa bệnh sẽ sớm hơn. Ngược lại, việc tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng, cách dùng, hay không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, nhờn thuốc, ảnh hưởng tiến độ chữa bệnh, thậm chí làm bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu các bạn gái không kiêng quan hệ tình dục, quan hệ tình dục không an toàn và không vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì bệnh sẽ càng khó chữa dứt điểm, bị tái phát bệnh nhiều lần và kéo dài thời gian điều trị.
Tham khảo: 4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc da tuổi dậy thì cho nàng
Lưu ý khi chữa nấm Candida
Bệnh nấm Candida có thể nhanh khỏi trong vòng 3-5 ngày hoặc 2-3 tuần tùy tình trạng bệnh và tùy phác đồ của điều trị của bác sĩ. Sau khi chữa khỏi, nấm phụ khoa là bệnh rất dễ tái phát nên các bạn gái cần có chế độ sinh hoạt hợp lý.
Một số chú ý cho các bạn gái trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh như sau:
-Trong quá trình điều trị, nên kiêng quan hệ tình dục để bệnh khỏi hẳn và tránh lây nhiễm chéo từ bạn tình.
-Đảm bảo chữa nấm Candida ở cả bản thân và bạn tình để tránh bị lây nhiễm lại.
-Luôn vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ. Không nên mặc quần áo bó sát, bí bách. Thay đồ lót thường xuyên, giặt và phơi nơi khô thoáng.
-Khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như khí hư nhiều, màu lạ, ngứa ngáy,… cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám, không tự ý mua thuốc về uống hay đặt âm đạo tránh kháng thuốc, nhờn thuốc và bệnh nặng hơn.
-Khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những viêm nhiễm do nấm Candida.
-Chú ý chế độ ăn uống, nên bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus bằng sữa chua hoặc men vi sinh mỗi ngày. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch. Tránh xa đồ ngọt, đồ uống có gas, các đồ ăn lên men như bánh mì, dăm bông, pho mát, giấm,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp hội bạn gái giải đáp thắc mắc "Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?".
>> Tham khảo thêm: U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị