Bị rối loạn kinh nguyệt có thể mang thai được không?

bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy ở nhiều chị em phụ nữ. Đây có thể là một hiện tượng phổ biến, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, đối với những ai đang mong muốn có con, hiện tượng này đôi khi sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Vậy bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Hãy cùng Kotex tìm hiểu chi tiết để có được câu trả lời chính xác nhất thông qua bài viết sau đây!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu “bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?”, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do sự suy giảm đột ngột của hai hormone nội tiết estrogen và progesteron. Kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ, lặp lại hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ này đến ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ tiếp theo.

Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày, nhưng cũng có trường hợp chu kỳ ngắn hơn (dưới 25 ngày) hoặc kéo dài hơn. Thời gian hành kinh có thể rơi vào khoảng từ 3 đến 7 ngày hoặc lâu hơn tùy vào từng người. Đồng thời, trong mỗi chu kỳ kinh của chị em, lượng máu mất đi thông thường cũng rơi vào khoảng từ 50 đến 80ml.

Vì vậy, rối loạn kinh nguyệt được định nghĩa là những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện thông qua chu kỳ quá dài, quá ngắn hoặc có sự thay đổi về thời gian hành kinh, số lượng máu tiết ra không ổn định so với các tháng trước đó.

bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của rối loạn kinh nguyệt:

  • Bất thường về chu kỳ kinh: Kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh quá ngắn (dưới 22 ngày) hoặc quá dài (trên 35 ngày). Thậm chí, nhiều chị em có thể gặp phải tình trạng không có kinh trong vòng 6 tháng trở lên.
  • Cường kinh: Lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường và kéo dài trong nhiều ngày. Hiện tượng này thường xuất hiện ở giai đoạn dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Thiểu kinh: Đây là tình trạng ra ít máu kinh với thời gian hành kinh ngắn dưới 2 ngày.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày. Trong nhiều trường hợp, nó có thể đi kèm với việc mất máu nhiều, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý.
  • Thay đổi màu kinh: Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, luôn ở dạng lỏng và không bị đông. Nếu máu kinh có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, nhiều cục máu đông, đó là dấu hiệu bất thường dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung hoặc viêm nội mạc tử. Nếu không được phát hiện sớm, những bệnh này sẽ gây khó khăn trong việc thụ thai, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Trên thực tế, mặc dù gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em vẫn hoàn toàn có thể mang thai được, nhưng tỷ lệ thành công thường rất thấp và có nguy cơ dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn, việc xác định thời điểm rụng trứng cũng trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng không ít đến khả năng thụ thai.

bị kinh nguyệt có thai được không

Làm cách nào để có thai khi kinh nguyệt không đều?

Như đã trình bày ở trên, chị em hoàn toàn có thể có hy vọng mang thai mặc dù đang trong tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bạn nên áp dụng để quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn:

Xác định thời điểm rụng trứng

Bạn vẫn có khả năng thụ thai nếu nắm được thời điểm rụng trứng của mình. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết rụng trứng:

  • Gia tăng chất nhầy ở âm đạo.
  • Cảm giác hơi khó chịu một bên bụng, tương tự như cơn đau bụng khi có kinh.
  • Tăng cao mức độ ham muốn trong quan hệ tình dục.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng 3 tuần trước kỳ kinh tiếp theo. Thêm vào đó, nhiều chị em cũng có thể dùng bộ thử rụng trứng để xác định chính xác ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ của mình.

Thăm khám định kỳ

Trong mọi trường hợp, chị em hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất. Quan trọng hơn, đừng bỏ qua việc kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến phụ khoa kịp thời bởi một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt là các bệnh viêm nhiễm mà chúng ta không thể lường trước được.

bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

Sử dụng thuốc hỗ trợ rụng trứng

Trong trường hợp không rụng trứng, trứng rụng muộn, chu kỳ kinh không đều, bạn có thể dùng thuốc hỗ trợ điều trị để cải thiện tình hình. Một số loại thuốc thường được sử dụng hiện nay bao gồm:

  • Clomiphene citrate: Đây là một trong những loại thuốc được bác sĩ kê đơn phổ biến cho những người bị rối loạn rụng trứng với tỷ lệ thụ thai khá cao.
  • Letrozole: Có tác dụng hiệu quả, ngay cả đối với chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng có thể dùng một số loại thuốc kích thích sự phát triển của nang trứng như Metformin và myo-inositol, nhưng cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Trước tiên, điều quan trọng là chị em nên đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây rối loạn kinh nguyệt.

Nếu thuốc kích thích nang trứng không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ đề xuất thêm những phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), bơm tinh trùng vào bào nang noãn (IFI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF).

bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

Nhìn chung, tình trạng rối loạn kinh nguyệt không hoàn toàn tước đi thiên chức làm mẹ của phụ nữ. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng xấu đến cơ thể và sức khỏe sinh sản, mẹ luôn luôn phải nhớ rằng nên thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp không mong muốn xảy ra. Thông qua bài viết, Kotex hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất xoay quanh thắc mắc “bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?”. Đừng quên truy cập website Kotex để chọn ngay cho mình những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, để giúp “ngày ấy” của bạn được thoải mái hơn nhé.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.