Móng Chân Bị Hư, Bong Tróc: Nguyên Ngân Phổ Biến & Cách Trị
Việc móng chân bị hư, bong móng hay mất móng còn được gọi là onychoptosis. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là do bệnh nấm móng chân hay do bị tổn thương.
Tham khảo: Hiểu đúng về màng trinh và dấu hiệu mất kinh
1. Bệnh nấm móng chân là nguyên nhân hàng đầu
Nấm móng chân do nhiều loại nấm gây ra, do những vi khuẩn nấm đã ăn mòn hoặc làm chết các tế bào và protein ở vùng móng khiến móng chân bị hư. Hiện tượng bong móng do nấm gây ra là một hiện tượng khá phổ biến. Theo thống kê, tại Mỹ có từ 3 - 5% người dân Mỹ mắc phải chứng bệnh phiền toái này nói riêng và có tới 18% người dân trên thế giới mắc chứng nấm móng nói chung.
2. Triệu chứng nấm móng chân
Khi bị nấm móng chân, bạn sẽ có thể gặp những triệu chứng như: - Móng chân trở nên vàng, nâu và trắng. - Trở nên dày, to và cứng. - Dễ vỡ và bung ra. Những chiếc móng chân bị hư, bị bong ra do nấm, đa phần đều có khả năng mọc lại. Tuy nhiên chiếc móng mới vẫn sẽ có thể bị nhiễm "bệnh" như chiếc móng đã bị bong trước đó. Chính vì thế, ngay khi bạn gặp phải những biểu hiện của bệnh nấm móng, bạn cần nhanh chóng tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tận gốc chứng bệnh trên.
3. Cách trị nấm móng chân
Sau khi kiểm tra chân, các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật để cắt đi một phần chiếc móng bị nhiễm bệnh (điều này còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm nấm mà bạn đang gặp phải). Tiếp đó, bạn sẽ được kê những đơn thuốc gồm có những loại sơn bóng chống nấm như Loceryl hay Loprox hay thuốc chống nấm như Sporanox và Lamisil. Nếu bạn bị nhiễm nấm nặng, việc điều trị sử dụng các loại thuốc bôi thông thường không đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng, thì trong trường hợp này một ca phẫu thuật sẽ là cần thiết. Lưu ý, môi trường thuận lợi để nấm móng chân phát triển là bóng tối và ẩm ướt. Chính bởi vậy, nếu không muốn mắc bệnh, bạn cần tránh đi tất hay giày quá chật, không nên sơn những lớp sơn móng quá dày. Thêm vào đó, bệnh nấm móng chân cũng có thể dễ lan truyền từ chân nọ sang chân kia và từ móng này sang móng khác. Cho nên bạn không nên đi chân trần vào nhà tắm công cộng cũng như phòng thay quần áo chung. Tham khảo: Bí quyết dân gian giúp vệ sinh vùng kín đúng cách
4. Móng chân bị hư và bong tróc do tổn thương
Hiện tượng này nhường xảy ra với những người chơi thể thao, nhất là các vận động viên. Ví như khi bạn đá bóng quá mạnh sẽ vô tình làm tổn thương đến móng chân thậm chí là chảy máu. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng móng chân bị hư và bong móng. Nếu như máu tụ chiếm khoảng 25% độ dài của móng, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để kiểm tra xem tổn thương của bạn có liên quan đến việc gãy xương hay không. Tham khảo: Ăn gì để cung cấp đủ canxi cho cơ thể?
5. Cách phòng tránh hư tổn và tình trạng bong móng chân
Móng mới sẽ mọc lại khoảng vài tháng sau khi móng cũ rụng đi, nhưng cũng xin nói trước với bạn rằng chiếc móng mới bao giờ cũng dày và có phần xấu hơn chiếc móng ban đầu. Một vài bí kíp sau đây giúp bạn loại trừ nguy cơ bị bong móng và "sở hữu" một bộ móng "khỏe": - Luôn thay tất và nên dùng tất có chất liệu làm bằng vải sợi tự nhiên (chất cotton), để có thể thấm hút mồ hôi một cách dễ dàng và giúp cho đôi chân bạn luôn được thông thoáng. - Đi giày vừa chân, không quá chật, để tạo cho chân cảm giác thoải mái và loại trừ nguy cơ bị bong móng do mang giày quá kích chân. - Thường xuyên cắt tỉa và chăm sóc móng chân. Không nên để móng chân quá dài rất dễ bị gãy, vỡ hay lật móng. Thông qua màu sắc, hình dạng, kết cấu, độ dày của móng sẽ giúp chẩn đoán tình hình sức khỏe của bạn. Cùng tham khảo những biện pháp chăm sóc sức khoẻ cũng như các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để bảo vệ cho bản thân thật an toàn nhé!