Chữa lành là gì? Bí quyết chữa lành thực sự, không theo trào lưu
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Chữa lành là gì?
- Thế nào là Chữa lành vết thương thể lý (Wound healing)?
- Thế nào là Chữa lành tâm hồn (Soul healing)?
- Thế nào là Chữa lành cảm xúc (Emotional healing)?
- Lợi ích của Chữa lành là gì?
- Bí quyết tự chữa lành hiệu quả không phải ai cũng biết
- Những câu hỏi thường gặp về đi chữa lành hiện nay
Trong cuộc sống hiện đại, ai cũng sẽ có lúc phải trải qua những tổn thương hay trạng thái cảm xúc tiêu cực, stress, gây ra những ảnh hưởng xấu sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những lúc như thế, việc chữa lành (healing) sẽ giúp chúng ta hàn gắn tổn thương, phục hồi toàn diện cả về tâm hồn, cảm xúc lẫn thể chất để đạt được một cuộc sống cân bằng. Vậy chữa lành là gì? Khi nào một người cần được chữa lành? Hãy đón đọc bài viết dưới đây của Kotex để hiểu rõ hơn về khái niệm chữa lành cũng như bí quyết tự chữa lành hiệu quả để có thể tạo ra một trạng thái cân bằng và khỏe mạnh.
Chữa lành là gì
Từ điển Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) định nghĩa rằng, chữa lành (mental healing) là quá trình điều trị giúp giảm nhẹ các tình trạng có liên quan đến rối loạn cảm xúc, tinh thần hay sức khỏe thể chất con người thông qua sức mạnh của tâm trí.
Nói một cách đơn giản, chữa lành có nghĩa là quá trình hàn gắn và phục hồi sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như cảm xúc và tâm lý sau những tổn thương, chấn thương hoặc lo âu, stress sau một thời gian dài làm việc. Nhờ đó có thể giúp con người quay về trạng thái sống tốt nhất, tích cực và vui vẻ hơn.
Chữa lành là quá trình hàn gắn và phục hồi sức khỏe tinh thần, thể chất thông qua sức mạnh của tâm trí (Nguồn: Sưu tầm)
Thế nào là Chữa lành vết thương thể lý (Wound healing)?
Chữa lành vết thương thể lý (Wound healing) là quá trình khôi phục sức khỏe về trạng thái cân bằng sau khi gặp phải chấn thương, bệnh lý hoặc các vấn đề gây ảnh hưởng về mặt thể chất. Wound healing có thể được thực hiện qua các phương pháp sau:
- Vật lý trị liệu: Sau chấn thương hoặc phẫu thuật quan trọng, thực hiện các bài tập trị liệu để phục hồi chức năng của cơ thể, tăng cường sức mạnh, cải thiện sự linh hoạt và dẻo dai, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Điều chỉnh lối sống: Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc quá sức, thức khuya,… sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả chữa bệnh.
- Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi: Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện đều đặn và đúng cách cùng với việc nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và tinh thần thoải mái hơn.
- Chăm sóc y tế: Tìm đến sự chăm sóc y tế của bác sĩ, y tá và các chuyên gia sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đảm bảo quá trình phục hồi hiệu quả.
Thế nào là Chữa lành tâm hồn (Soul healing)?
Về cơ bản, phương pháp chữa lành tâm hồn (Soul healing) là quá trình điều trị và phục hồi các tổn thương tâm lý - tinh thần, giúp một cá nhân lấy lại được sự cân bằng và hài hòa về mặt tinh thần. Quá trình Soul healing có thể được thực hiện qua các phương pháp sau:
- Trị liệu tâm lý (Psychotherapies): Áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý học hoặc tâm thần học để chữa lành tâm hồn cho những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài, burnout,…
- Trị liệu nghệ thuật (Art therapy): Sử dụng các loại hình nghệ thuật bao gồm âm nhạc, vẽ tranh, viết lách, viết nhật ký,… để điều trị rối loạn tâm lý, giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực, hướng đến điều tích cực và phục hồi sức khỏe tinh thần cho bản thân.
- Thực hành tỉnh thức hay chánh niệm (Mindfulness): Thực hành các hoạt động tâm linh như thiền, cầu nguyện, nhằm giúp làm dịu tâm trí, xoa dịu tổn thương, thúc đẩy sự tích cực, mang lại sự bình an cho tâm hồn.
Chữa lành tâm hồn giúp lấy lại được sự cân bằng và hài hòa về mặt tinh thần (Nguồn: Sưu tầm)
Thế nào là Chữa lành cảm xúc (Emotional healing)?
Chữa lành cảm xúc (Emotional healing) là quá trình phục hồi những tổn thương về mặt cảm xúc, nhằm mang lại trạng thái cân bằng và ổn định cảm xúc của một người sau khi trải qua một tổn thương thể chất hoặc tinh thần.
Thực tế, không có một phương thức điều trị hay loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn các vấn đề cảm xúc của một người. Nhưng có rất nhiều cách để vượt qua những “vết sẹo” do chấn thương tinh thần để nuôi dưỡng trạng thái tinh thần cân bằng. Cụ thể:
- Lạc quan: Nuôi dưỡng một một tinh thần lạc quan, tích cực có thể tác động sâu sắc đến quá trình chữa lành cảm xúc, thúc đẩy khả năng phục hồi và đón nhận một cuộc sống hạnh phúc.
- Tìm kiếm điều tích cực: Tập trung vào các khía cạnh tích cực của cuộc sống nhằm mục đích mang lại giá trị tốt đẹp, niềm tin và niềm vui cho bản thân.
- Chiến lược trị liệu: Thực hành các liệu pháp thiền định và chánh niệm sẽ thúc đẩy quá trình healing cảm xúc hiệu quả, từ đó lấy lại trạng thái tinh thần cân bằng và lành mạnh.
Lợi ích của Chữa lành là gì?
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm chữa lành là gì, nhiều người vẫn băn khoăn phương pháp này sẽ mang đến những lợi ích gì? Sau đây là một số tác động tích cực của healing đến cuộc sống mà bạn nên biết:
- Cải thiện tâm trạng, biết cách yêu thương chính mình và cân bằng cuộc sống tốt hơn.
- Thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc, khuyến khích bản thân suy nghĩ theo hướng lạc quan.
- Tăng cường sức khỏe tinh thần, tư duy tích cực, đưa ra những quyết định sáng suốt và đón nhận những cơ hội mới trong cuộc sống.
- Nâng cao khả năng tạo dựng những kết nối, các mối quan hệ có ý nghĩa với người khác như người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
- Gia tăng sự tập trung chú ý, nâng cao hiệu suất làm việc và học tập.
Bí quyết tự chữa lành hiệu quả không phải ai cũng biết
Dưới đây là những bí quyết tự chữa lành mà bạn có thể tham khảo để học cách yêu thương bản thân hơn mỗi ngày.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi mà còn giúp chữa lành những tổn thương về tinh thần, cảm xúc và thể chất. Bạn nên cố gắng đi ngủ sớm trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Khi ngủ, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, các chất dẫn truyền não bộ cũng hoạt động tốt hơn, từ đó giúp hạn chế cảm giác mệt mỏi, uể oải và phục hồi lại nguồn năng lượng tích cực.
Ngủ đủ giấc giúp hạn chế cảm giác mệt mỏi, phục hồi lại nguồn năng lượng tích cực (Nguồn: Sưu tầm)
Tập thể dục thể thao
Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường chức năng hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn và cải thiện tâm trạng hiệu quả. Điều này rất có lợi trong việc giảm những đau đớn, mệt mỏi, căng thẳng, từ đó khôi phục được sự cân bằng cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập cường độ thấp như đi bộ, yoga, bơi lội hay thái cực quyền,...
Ăn uống điều độ, dinh dưỡng
Ăn uống không có khả năng chữa bệnh nhưng lại là một liệu pháp hỗ trợ chữa lành dễ thực hiện và hiệu quả. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và có năng lượng để thực hiện nhiều công việc. Bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho não bộ như thịt nạc, rau củ quả và ngũ cốc. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt và chất kích thích. Một điều bạn cần lưu ý, phải cố gắng đảm bảo ăn đủ ba bữa chính, nếu cảm thấy chán ăn thì có thể chia nhỏ ra nhiều bữa ăn, tuyệt đối không được bỏ bữa.
Tìm lại sở thích, niềm vui
Khi nhắc đến chữa lành là gì, người ta thường chỉ tập trung vào những tổn thương, buồn đau và mất mát. Nhưng thật ra, niềm vui và sở thích cũng là một phần không thể thiếu trong hành trình tự chữa lành thân tâm. Ban đầu, niềm vui có thể đến từ các phương tiện giải trí, tin tức nhận được hay từ một trang sách, một câu chuyện thú vị. Càng về sau, bạn sẽ tự biết cách tạo ra niềm vui và có thể tìm lại sở thích của bản thân. Lúc đó, chỉ những điều nhỏ bé xung quanh cũng có thể khơi gợi niềm vui cho bạn mỗi ngày.
Du lịch, kết nối với thiên nhiên
Thiên nhiên được xem là nguồn lực chữa lành mạnh mẽ và hiệu quả nhất đã có sẵn từ trong gen của chúng ta, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để tự chữa lành cho chính mình, bạn hãy đi du lịch và kết nối với không gian xanh mát ngoài trời, có thể đi chân trần trên cát, ngồi bệt trên cỏ và tĩnh tâm cảm nhận sức sống chảy dọc cơ thể. Đừng quên sưởi nắng dưới ánh mặt trời, kênh chữa lành miễn phí và được tất cả mọi người yêu thích.
Du lịch và kết nối với không gian xanh mát ngoài trời là cách chữa lành miễn phí hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Chia sẻ tâm sự, nỗi niềm
Việc đầu tiên bạn cần làm để tự chữa lành vết thương tâm hồn đó chính là nhận ra vết thương. Cơ thể chúng ta tiến hóa để có thể cảm nhận được những cơn đau, từ đó báo hiệu có điều không ổn đang xảy ra bên trong bản thân. Nếu cảm giác đau buồn, mất mát, thất vọng hay thất bại không khá hơn thì có nghĩa bạn đang bị tổn thương tâm lý và cần xử lý. Hãy trò chuyện, chia sẻ tâm sự và nỗi niềm của bản thân cùng với người thân hay bạn bè là cách giúp xoa dịu và chăm sóc vết thương của bạn tốt hơn.
Những câu hỏi thường gặp về đi chữa lành hiện nay
Tại sao người trẻ cần đi chữa lành?
Về mặt tâm lý học, tất cả mọi người đều cần được chữa lành ở một thời điểm nào đó trong đời. Bởi vì, trong cuộc sống ai cũng phải trải qua những thử thách, cảm xúc khó khăn, căng thẳng cần được xử lý. Điển hình là khi vừa trải qua những biến cố trong cuộc sống gây sang chấn tâm lý như mất người thân, ly hôn, sức khỏe nguy kịch, bị lạm dụng tình dục,...
Đi chữa lành thực sự hay chỉ đu theo trend?
Về mặt y khoa, chữa lành là quá trình điều trị mà bất kỳ cá nhân nào có tổn thương về tâm lý và thể chất đều có thể tiếp cận để hỗ trợ khôi phục tổn thương. Quá trình chữa lành cần nhiều thời gian, kiến thức để diễn ra đúng hướng và có hiệu quả chứ không đơn thuần chỉ sau 1 vài lần đi leo núi, du lịch… Tuy nhiên, chữa lành đang dần trở thành cụm từ bị lạm dụng với ý nghĩa không tốt, mang tính giễu cợt gây ra sự xáo trộn và bóp méo bản chất thật của nó. Về lâu về dài có thể sẽ gây ra một số phân biệt và kỳ thị, khiến cho những cá nhân thật sự cần được chữa lành cảm thấy e dè khi tiếp cận và sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của người có nhu cầu chữa trị.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được chữa lành là gì và những tác động của healing đến cuộc sống. Tất cả mọi người đều có nhu cầu chữa lành ở một thời điểm nào đó trong đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Một lối sống lành mạnh, tư duy và suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn bắt đầu cuộc hành trình chữa lành hiệu quả hơn, từ đó có thể cân bằng trạng thái tinh thần và cuộc sống trở nên tốt hơn mỗi ngày.