10 dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh

Nhiều người cho rằng, sau sinh nếu chưa có kinh nguyệt thì mẹ rất khó có thai trở lại. Chính vì suy nghĩ sai lầm này mà nhiều mẹ bỉm cảm thấy bối rối, lo lắng và vô cùng hoang mang khi biết mình có thai trong thời gian cho con bú. Bài viết dưới đây, Kotex chia sẻ những dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh để giúp mẹ nhận biết sớm và chủ động chăm sức khỏe một cách tốt nhất. 

Sau sinh có dễ mang thai không?

Tùy vào thể trạng và các yếu tố sức khỏe của từng người phụ nữ mà thời điểm mang thai trở lại sau khi sinh con có thể khác nhau. Trên thực tế, dù sinh thường hay sinh mổ thì việc có thai khi đang cho con bú hay chưa có kinh nguyệt trở lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một số trường hợp mẹ bỉm chỉ 5 tháng sau sinh đã mang thai trở lại dù chưa có kinh nguyệt. Bởi vì, nhiều phụ nữ có thể rụng trứng trước chu kỳ kinh đầu tiên sau sinh nên khi quan hệ tình dục không có biện pháp tránh thai an toàn vẫn có khả năng thụ thai.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, với các mẹ sinh thường nên đợi ít nhất từ 18 - 24 tháng trước khi mang thai trở lại, còn sinh mổ ít nhất 2 năm. Khoảng thời gian này giúp cơ thể mẹ phục hồi sau quá trình sinh nở trước đó, đồng thời giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Sau sinh có thai dễ không

Sau sinh chưa có kinh nguyệt trở lại phụ nữ vẫn có khả năng mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

6 dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh 

Đối với những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt có thể quay trở lại khoảng 4 - 6 tháng, thậm chí là 1 năm sau khi sinh. Trường hợp chị em không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, kinh nguyệt có thể xuất hiện lại sau sinh từ 4 - 6 tuần. Tuy nhiên, các mẹ bỉm đang cho con bú vẫn có khả năng mang thai dù chưa có kinh nếu quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, sớm nhất là khoảng 3 tuần sau sinh. Sau đây là những dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh mà các mẹ cần nắm rõ để nhận biết sớm và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như em bé.

Ngực căng tức, đau nhức

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ là sự thay đổi của ngực, kể cả khi đang cho con bú. Việc tăng cường sản xuất hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể khi mang thai có thể làm tăng kích thước và có cảm giác căng tức, đau nhức. Triệu chứng căng tức ngực khiến nhiều mẹ phải bỏ cho con bú, tuy nhiên cũng có mẹ không nhận ra sự thay đổi này vì nhầm lẫn với hiện tượng cương sữa khi cho con bú. 

Ngực đau, căng tức

 

Bé bỏ bú mẹ 

Nếu bé nhà bạn đột nhiên giảm bú hoặc bỏ bú sữa mẹ thì rất có thể là dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh. Nguyên nhân là do khi có thai nội tiết tố trong cơ thể mẹ đột ngột thay đổi, làm ảnh hưởng tới chất lượng và mùi vị của sữa, dẫn đến tình trạng con bú ít, bỏ bú hoặc vẫn bú nhưng thường xuyên bị tiêu chảy. 

Giảm tiết sữa

Đối với mẹ bỉm đang có nguồn sữa dồi dào đột nhiên giảm đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng thì khả năng cao bạn đã có thai. Hầu hết các trường hợp mẹ giảm tiết sữa rõ rệt sau 2 tháng đầu mang thai, tuy nhiên không loại trừ khả năng sữa mẹ giảm mạnh ngay từ tháng đầu tiên thai kỳ.

Triệu chứng ốm nghén 

Khi đang cho con bú, các mẹ thường có cảm giác buồn nôn, nôn khan, nôn mửa, đau bụng,... bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là vào buổi sáng sớm thì rất có thể là dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh. Những triệu chứng ốm nghén này thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể giúp chị em nhận biết sớm việc mang thai.

Triệu chứng ốm nghén

Buồn nôn, nôn khan là triệu chứng ốm nghén thường gặp ở phụ nữ mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

 

 

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể 

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể cũng là hai triệu chứng phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với các mẹ bỉm đang cho con bú mang thai thì hiện tượng này sẽ rõ ràng hơn hẳn, thường sẽ cảm nhận sự mệt mỏi, kiệt sức ngay những tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì cơ thể phải thực hiện cùng lúc 3 nhiệm vụ là phục hồi sức khỏe sau sinh con, chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa nuôi em bé và cung cấp dưỡng chất nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thường xuyên khát nước 

Trên thực tế, việc mẹ bỉm cảm thấy khát nước liên tục không hẳn là dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh. Bởi trong khi cho con bú, cơ thể mẹ cần một lượng nước lớn để tạo thành sữa, sau khi em bé bú cơ thể mẹ lại tiếp tục yêu cầu lượng nước mới để tiếp tục sản xuất sữa, khiến chị em thấy khát nước liên tục. 

Tuy nhiên, nếu cảm giác khát nước của chị em ngày càng rõ rệt và bất thường cũng có thể là dấu hiệu đang mang thai. Nếu mang thai khi cho con bú, cơ thể mẹ phải đáp ứng nhu cầu nước tương đối lớn cho cả em bé đang bú và thai nhi nên cảm giác khát nước sẽ rõ ràng hơn. Những cơn khát nước kiểu này rất dễ nhận ra nên các mẹ phải luôn lắng nghe cơ thể nhiều hơn để xác định khả năng mang thai của mình.

Có thai khi đang cho con bú cần phải làm gì?

Việc phát hiện bản thân có thai khi đang cho con bú khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng bởi tâm lý chưa sẵn sàng để mang thai quá sớm và lo ngại về vấn đề sức khỏe của cả mẹ, bé và thai nhi. Vậy nên, khi quan sát thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh kể trên, các mẹ bỉm cần chú ý đến các việc sau đây:

Kiểm tra lại dấu hiệu có thai 

Để chắc chắn mình có mang thai hay không, mẹ có thể kiểm tra bằng cách sử dụng que thử thai tại nhà. Nếu có thai khi đang cho con bú, cần đến gặp bác sĩ sớm để siêu âm xác định tuổi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu không phải là có thai và vợ chồng chưa có ý định sinh thêm bé, hãy tham vấn bác sĩ về các phương pháp tránh thai phù hợp khi đang cho con bú.

Thăm khám bác sĩ

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh, các mẹ nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa siêu âm và thăm khám. Nếu bạn thực sự có thai, bác sĩ sẽ thảo luận về các bước tiếp theo và khuyến nghị cách chăm sóc thai kỳ. Việc này bao gồm lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, những xét nghiệm cần thiết trong suốt thai kỳ và lên kế hoạch cho các cuộc hẹn theo dõi sức khỏe.

Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ để biết chính xác có mang thai hay không (Nguồn: Sưu tầm)

Tiếp tục cho con  bú 

Việc cho con bú khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ, bé và thai nhi. Thế nhưng, khi bé bú mẹ sẽ gây kích thích tuyến vú, có thể tạo ra các cơn co thắt tử cung cho mẹ nhưng đa số không gây ra vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai, đang mang đa thai hoặc tăng cân ít trong thai kỳ thì cần xem xét việc cho con bú tiếp hay không. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng luôn là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và bé. Khẩu phần ăn của mẹ bầu đang cho con bú cần đáp ứng đủ các thành phần chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất từ những nguồn thực phẩm lành mạnh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và chia sẻ công việc chăm sóc con với các thành viên trong gia đình. Việc duy trì tinh thần ổn định, thư giãn và thoải mái rất cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn này. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các chị em có thể chủ động hơn trong việc mang thai khi đang cho con bú. Việc chú ý quan sát sự thay đổi trên cơ thể sẽ giúp các mẹ bỉm phát hiện sớm các dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh, từ đó thực hiện việc kiểm tra và thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách. 

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.