Chu kỳ

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có an toàn không?

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Việc mang thai ngoài ý muốn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc của nhiều chị em. Do vậy, thông tin về những cách tránh thai hiệu quả luôn được các bạn nữ quan tâm và tìm kiếm. Một trong số đó phải kể đến cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Liệu biện pháp ngừa thai này có an toàn và có thật sự mang lại kết quả như mong đợi? Khám phá câu trả lời chính xác nhất cùng Kotex qua bài viết bên dưới đây.

>> Tham khảo: Có kinh nên ăn gì ? Các thực phẩm bổ sung giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả 

Cách tính ngày tránh thai an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt

Để áp dụng cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả, bạn nên biết được cách tính ngày tránh thai an toàn, cụ thể như sau:

Tính theo lịch

Các bạn nữ cần ghi nhận cũng như theo dõi từng ngày trong chu kỳ kinh nguyệt trong vòng ít nhất 6 tháng. Bởi việc này không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe sinh sản hiệu quả mà còn giúp tránh thai rất hữu hiệu. Tiếp đến, bạn có thể áp dụng công thức tính ngày rụng trứng như bên dưới đây để chủ động trong việc tránh thai.

  • Sử dụng khoảng ngày của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất trừ đi 18. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất của bạn là 26 ngày, thì ta áp dụng 26 - 18 = 8. Điều này có nghĩa là từ ngày thứ 8 trở đi thì khả năng thụ thai tăng cao hơn so với những ngày khác.

  • Hoặc, bạn cũng có thể lấy khoảng dài nhất của chu kỳ kinh nguyệt trừ đi cho 11. Cụ thể, trong trường hợp khoảng giữa các kỳ kinh nguyệt dài nhất là 30 ngày thì ta lấy 30 - 11 = 19 ngày.

Tóm lại, khả năng thụ thai tăng cao và thời điểm được xem là “nguy hiểm” nhất, đó là từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19 của chu kỳ kinh nguyệt. Trừ những ngày đó ra thì các ngày còn lại được tính là ngày an toàn của bạn.

>> Tham khảo thêm:

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Khả năng thụ thai tăng cao từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19 của chu kỳ kinh nguyệt. (Nguồn: Sưu tầm)

Tính theo ngày chuẩn cố định

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt cũng được tính dựa theo ngày chuẩn cố định. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp và được áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một cách đều đặn, trong khoảng từ 26 - 32 ngày. Theo cách tính này, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt được xem là ngày thứ 1. Những ngày được gọi là “nguy hiểm” mà bạn nữ nên tránh giao hợp là từ ngày 8 - 19.

>> Tham khảo: 

Hết Kinh Bao Lâu Thì Đặt Vòng Được? Thời Điểm Nào Tốt Nhất?

Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn

Tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt có an toàn tuyệt đối không?

Trên thực tế, cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt chỉ đạt hiệu quả tối đa khoảng 75%. Điều này là do nhiều nguyên nhân như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều hoặc do những rối loạn bất thường trong ngày đèn đỏ như rong kinh, trễ kinh khiến việc tính toán ngày an toàn bị sai lệch.

  • Trứng đã rụng nhưng chưa được cơ thể phân hủy hết. Trong khi đó, tinh trùng vẫn còn tồn tại ở cơ thể bạn gái nên khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra.

  • Quan hệ vào cận ngày không an toàn. Do đó, dù trứng rụng sớm hay muộn thì vẫn có thể gặp được tinh trùng.

  • Tinh thần căng thẳng, gặp nhiều stress cũng là nguyên nhân khiến thời gian rụng trứng bị ảnh hưởng, không chính xác.

  • Không áp dụng các biện pháp tránh thai khác khi quan hệ vào những ngày an toàn như: bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo hay dùng thuốc tránh thai,...

>> Tham khảo thêm:

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt chỉ đạt hiệu quả tối đa khoảng 75%. (Nguồn: Sưu tầm)

Những ai không nên áp dụng phương pháp tính ngày an toàn để tránh thai?

Trên thực tế, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp tránh thai bằng việc tính ngày an toàn này. Cụ thể, nếu bạn thuộc những trường hợp như bên dưới đây thì không nên áp dụng phương pháp tính ngày an toàn để tránh thai.

Người có chu kỳ kinh không đều

Những bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều đặn hằng tháng. Tức là, các bạn nữ có ngày hành kinh kéo dài hay rút ngắn đi sẽ khiến cho việc tính ngày an toàn bị sai lệch, không được chính xác như mong đợi. Theo đó, chị em khó có thể xác định đúng ngày an toàn để phòng tránh thai hiệu quả.

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Người có chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến cho việc tính ngày an toàn bị sai lệch. (Nguồn: Sưu tầm)

Người mắc các chứng rối loạn kinh nguyệt

Một số bạn nữ gặp phải các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như rong kinh hay trễ kinh cũng sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, dẫn đến việc xác định ngày an toàn trở nên khó khăn. Do đó, biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt không được khuyến khích cho những chị em bị các chứng rối loạn kinh nguyệt như vậy.

Tham khảo: Tìm hiểu và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Người có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường

Phương pháp tránh thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cũng không phải là giải pháp hữu hiệu dành cho những ai có ngày đèn đỏ ngắn hơn bình thường. Vì phương pháp này rất khó cho chị em để xác định chính xác khoảng thời gian an toàn cho việc quan hệ. Do đó, cách tính ngày an toàn dựa theo lịch hoặc ngày chuẩn cố định không còn hiệu quả nữa.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt màu đen ngày đầu là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt cũng không dành cho những ai có ngày đèn đỏ ngắn hơn bình thường. (Nguồn: Sưu tầm)

Người vừa sinh em bé

Người vừa sinh em bé thì lượng nội tiết tố trong cơ thể vẫn chưa ổn định trở lại. Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng, có thể kéo dài hoặc rút ngắn. Vì thế, việc xác định chính xác ngày an toàn để phòng tránh thai là điều không thể.

>> Tham khảo: Cách Sử Dụng Que Thử Rụng Trứng Và Đọc Kết Quả Đúng, Chi Tiết

Người ở tuổi tiền mãn kinh

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, lượng hormone sinh dục trong cơ thể trở nên suy giảm khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Do vậy, biện pháp phòng tránh thai bằng cách tính ngày an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt không còn hiệu quả cho các đối tượng này.

>> Tham khảo: Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Người ở tuổi tiền mãn kinh có chu kỳ kinh nguyệt rối loạn nên không thể áp dụng biện pháp tránh thai. (Nguồn: Sưu tầm)

Một số biện pháp tránh thai khác

Bên cạnh áp dụng cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt, chị em cũng có thể sử dụng một số biện pháp ngừa thai mà các bạn có thể tham khảo:

>> Tham khảo: Chậm kinh 1 tháng có sao không? Nguyên nhân chậm kinh

Xuất tinh ngoài âm đạo

Một trong những biện pháp giúp ngừa thai hiệu quả đó là xuất tinh ngoài âm đạo. Điều này có nghĩa là trong khi quan hệ, trước lúc xuất tinh, người đàn ông sẽ rút dương vật ra khỏi âm dạo của bạn nữ, tránh để tinh trùng xâm nhập vào âm đạo. Giải pháp này giúp tránh thai lên đến 75 - 80%. Dù vậy, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của phái mạnh, khiến họ cảm thấy stress và áp lực trong quá trình quan hệ.

Dùng bao cao su

Phương pháp sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai không cần sử dụng thuốc những vẫn đem lại hiệu quả lên đến 98%. Ngoài ra, giải pháp này còn giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bạn nam nên chọn những loại bao cao su có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần không gây kích ứng cho cơ thể cũng như có nhãn mác và thương hiệu.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Nên sử dụng bao cao su có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng để tránh gây kích ứng cho cơ thể. (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng thuốc tránh thai

Dùng thuốc tránh thai cũng là phương pháp ngừa thai hiệu quả được nhiều bạn nữ lựa chọn. Hiện nay, có 2 loại thuốc tránh thai trên thị trường, đó là loại hằng ngày và cấp tốc. Cả 2 loại thuốc này đều có progesterone và estrogen trong bảng thành phần với tác dụng chính là làm thay đổi môi trường của tử cung cũng như khiến cho các nang trứng ngừng phát triển. Theo đó, điều này sẽ giúp ngăn chặn quá trình trứng gặp tinh trùng, từ đó, giúp ngừa thai hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai mỗi ngày còn giúp khắc phục triệu chứng rối loạn nội tiết, giảm tỷ lệ mắc bệnh sản vú, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng như ngừa ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bởi nếu sử dụng thuốc trong thời gian quá dài có thể gây ra vô sinh.

Tham khảo: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây hại cho sức khoẻ không?

Đặt vòng tránh thai

Hiện nay, có 2 loại vòng tránh thai thông dụng là vòng hình cánh cung và vòng hình chữ T. Ngoài được phân loại dựa trên hình dạng, vòng tránh thai còn được chia theo yếu tố chứa thuốc và không chứa thuốc (được bổ sung progestin nhằm nâng cao hiệu quả tránh thai). Vật liệu làm vòng tránh thai rất đa dạng và an toàn đối với sức khỏe, điển hình như nhựa, thép không gỉ hay đồng. Khi sử dụng vòng tránh thai, tỷ lệ ngừa thai có thể lên đến 90%. Điểm cộng lớn của phương pháp này là bạn có thể tháo bỏ khi muốn sinh con.

>> Tham khảo: Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn vào kỳ kinh: Bình thường hay bất thường?

cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt 

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai có hiệu quả lên đến 90%. (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là các thông tin về cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích về giải pháp này để việc áp dụng có hiệu quả như mong đợi. Và đừng quên các sản phẩm băng vệ sinh Kotex luôn đồng hành cùng chị em trong những ngày “đèn đỏ” nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet
Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.