Chu kỳ

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?

chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày

Ở độ tuổi dậy thì, các bé gái sẽ bắt đầu trải qua thời gian hành kinh đều đặn hàng tháng. Mỗi người sẽ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào thể chất của mỗi người. Việc theo dõi thời gian hành kinh sẽ giúp các bạn gái nắm được tình hình sức khỏe của mình và có những biện pháp can thiệp sớm nếu có những bất thường. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì gọi là chu kỳ kinh bình thường? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này hãy cùng Kotex tìm hiểu ngay sau đây nhé!

>> Tham khảo thêm:

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý ở cơ thể nữ giới được lặp đi lặp lại đều đặn hàng tháng dưới sự điều khiển của hormone sinh dục. Chu kỳ hành kinh bắt đầu từ giai đoạn dậy thì đến giai đoạn mãn kinh. 

Nguyên nhân của sự xuất hiện “đèn đỏ” là do sự tăng giảm đột ngột estrogen hoặc progesterone. Trong mỗi chu kỳ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và sẽ có 1 trứng được phóng ra. Lớp nội mạc tử cung sẽ bao phủ trứng và thực hiện tiến trình để chuẩn bị làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh, lớp nội mạc tử cung sẽ không thực hiện được chức năng của mình và lúc này lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra và ngày “đèn đỏ” ở nữ bắt đầu. 

Chu kỳ kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nếu hàng tháng bạn vẫn có kinh nguyệt đều đặn thì đồng nghĩa với việc bạn không có thai. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, thời gian hành kinh là mấy ngày, cách tính chu kỳ kinh như thế nào? Cùng Kotex tìm hiểu tiếp bạn nhé.

>> Tham khảo: 

 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày 

Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

Thời gian hành kinh ở nữ giới sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe của mỗi người. Nhưng chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì được gọi là bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ cho đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, phổ biến vẫn là từ 28 -30 ngày. Trường hợp một chu kỳ ngắn lặp lại sau 21 ngày hoặc sau 30 - 35 ngày thì cũng được xem là có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Cũng có trường hợp chu kình kinh nguyệt 35 - 40 ngày, không kèm các biểu hiện bất thường thì cũng là một chu kỳ kinh bình thường nhé.

Ở phụ nữ trưởng thành, không sử dụng biện pháp tránh thai thì độ dài của một chu kỳ thường từ 3 -5 ngày. Hoặc chu kỳ kéo dài từ 2-7 ngày cũng được xem là bình thường. Cũng có trường hợp độ dài chu kỳ từ 7-10 ngày với lượng máu kinh ra ít thì cũng được xem là bình thường. Nếu chu kỳ kinh dài hơn 10 ngày và lượng máu ra nhiều thì bạn nên đi khám bác sĩ nhé. 

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Ít: Hiện Tượng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày 

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 5-7 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Nắm được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp các bạn gái chủ động chăm sóc cơ thể và sắp xếp công việc trong thời gian hành kinh nhé. Gợi ý dưới đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày nhé.

  • Bước 1: Theo dõi và ghi nhớ ngày đầu xuất hiện đèn đỏ. Đây được tính là ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi đến ngày hành kinh tiếp theo và ghi nhớ lại. Đây được xem là ngày kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

  • Bước 3: Từ kết quả ghi nhớ của bước 1 và bước 2 bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của một chu kỳ hành kinh.

  • Bước 4: Bằng cách này bạn cần theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, dựa vào kết quả bạn sẽ tính được thời gian trung bình chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé.

>> Tham khảo: 

 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày 

Đánh dấu ngày bắt đầu hành kinh để tính chu kỳ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Có người sẽ có thời gian 3-5 ngày, có người lại có thời gian 7-10 ngày. Trường hợp thời gian hành kinh hơn 7 ngày và có lượng máu kinh nhiều thì được xem là chu kỳ kinh bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có những biểu hiện sau:

  • Rong kinh: Là tình trạng ra máu liên tục, nhiều, có nhiều máu đông trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Nếu tình trạng kéo dài hơn 15 ngày thì gọi là rong kinh - rong huyết. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó các bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng rong kinh như: chảy máu nhiều (ướt băng vệ sinh sau 1-2 giờ), nhiều cục máu đông, đau dữ dội ở phần bụng dưới,...

  • Cường kinh: Là hiện tượng ra máu kinh vừa nhiều vừa kéo dài liên tục nhiều ngày. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Thiểu kinh: Là tình trạng máu kinh ra rất ít và chỉ diễn ra trong 1 - 2 ngày.

  • Vô kinh: Là tình trạng kinh nguyệt đang diễn ra bình thường nhưng tự dưng không xuất hiện kinh trong 3 tháng liên tục. Sau đó sẽ có lại nhưng cũng có thể mất kinh luôn. Trường hợp này có thể có khả năng gây vô sinh cao.

>> Tham khảo: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân và Cách xử lý

chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày 

Máu kinh quá nhiều là dấu hiệu chu kỳ kinh bất thường (Nguồn: Sưu tầm)

Lượng máu bao nhiêu là bình thường?

Bên cạnh việc quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì việc theo dõi lượng máu kinh cũng rất quan trọng nhé các bạn gái. Trung bình 1 chu kỳ kinh nguyệt sẽ mất 2 thìa máu hoặc 4-6 thìa máu thì cũng được xem là bình thường. Nếu bạn phải thay băng vệ sinh liên tục từ 1-2 giờ và kinh nguyệt xuất hiện nhiều cục máu đông thì đây có thể được xem là dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên cục máu đông nhỏ xuất hiện vào ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ thì điều này cũng bình thường nhé. 

Lượng máu kinh nguyệt sẽ nhiều vào 1-2 ngày đầu của chu kỳ kinh. Nếu lượng máu kinh quá nhiều làm bạn phải thay băng vệ sinh liên tục, dẫn đến tình trạng mất máu, xây xẩm thì bạn nên gặp bác sĩ ngay nhé.

>> Tham khảo: Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có Kinh? Cần Lưu Ý Gì?

 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày 

Lượng máu kinh bình thường từ 2-6 thìa trong một chu kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Thời gian xuất hiện kinh: 1 tháng 1 lần liên tục và đều đặn, kéo dài từ 3-5 ngày hoặc 7-10 ngày nhưng với lượng máu kinh bình thường.

  • Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt: Thông thường chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày, tuy nhiên có nhiều bạn lại có chu kỳ từ 30-35 ngày. Và ở mỗi chu kỳ có sự chênh lệch nhau 1-2 ngày cũng là điều bình thường.

  • Đau tức vùng ngực, vú, nổi mụn: Đây là điều hết sức bình thường khi bắt đầu chu kỳ kinh do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ này.

  • Tăng nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn bình thường trong thời gian hành kinh do sự biến đổi hormone.

  • Lượng máu kinh: Lượng máu kinh được xem là bình thường trong 1 chu kỳ là 2 thìa máu hoặc 4-6 thìa máu. Ngày 1-2 của chu kỳ có thể có vài cục máu đông nhỏ xuất hiện.

>> Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai, các dấu hiệu nhận biết

 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày 

Đau tức vùng ngực là biểu hiện bình thường của chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp

Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày có bình thường không?

Trường hợp bạn có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày thì cũng đừng quá lo lắng nhé, thực tế chu kỳ kinh này cũng hoàn toàn bình thường. Rất ít người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 28-30 ngày, điều này tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Nếu bạn có chu kỳ kinh trên 35 ngày thì được xem là có vòng kinh dài.

Đối với những bạn gái có vòng kinh dài thì thời điểm rụng trứng sẽ thưa và khả năng thụ thai thấp hơn bình thường. Việc sử dụng thuốc tránh thai hay đặt vòng cũng có thể là nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều.

>> Tham khảo:

Kinh nguyệt kéo dài phải làm sao?

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày sẽ giúp các bạn gái tính toán được chính xác ngày hành kinh của mình. Tuy nhiên nếu như kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày và kèm theo các triệu chứng máu kinh nhiều, đau bụng dữ dội, xuất hiện nhiều cục máu đông thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay nhé. Việc điều trị kinh nguyệt kéo dài có thể phải sử dụng thuốc tùy theo sức khỏe và độ tuổi của bạn. Có thể bạn sẽ phải dùng thuốc bổ sung sắt, dùng ibuprofen làm giảm đau,... dưới chỉ định của bác sĩ.

>> Tham khảo: Bị Trễ Kinh Uống Gì Cho Máu Ra Nhanh, Điều Hòa Kinh Nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 - 32 ngày. Tuy nhiên, có một số bạn gái có chu kỳ hành kinh ngắn 25 ngày hoặc dài 35 ngày. Nếu quá 35 ngày từ ngày hành kinh của chu kỳ trước mà bạn gái vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì bị gọi là chậm kinh.

 

Bên trên là những chia sẻ của Kotex về cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường ở các bạn nữ trong độ tuổi hành kinh. Việc theo dõi chu kỳ kinh là điều rất quan trọng nhằm để bảo vệ sức khỏe của bạn và kịp thời can thiệp nếu có những biểu hiện bất thường. Hãy yêu thương và quan tâm cơ thể mình thật nhiều bạn nhé. Cùng tự tin và bảo vệ chính mình bằng cách chọn những sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng nhất nhé.

>> Tham khảo thêm:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.