Chu kỳ

Nữ giới có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

có kinh nguyệt xét nghiệm nước tiểu

Có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được khônglà thắc mắc thường gặp của nữ giới khi đi thăm khám và chẩn đoán bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dời lịch kiểm tra, không trùng với thời điểm hành kinh để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Cùng Kotex tìm hiểu những ảnh hưởng đáng kể của kinh nguyệt đến quá trình xét nghiệm nước tiểu để cập nhật thêm thông tin hữu ích.

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán giúp kiểm tra các khía cạnh quan trọng bao gồm: Hoá học, trực quan và vi thể của nước tiểu. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý về gan, thận, tiểu đường, hệ thống tiết niệu,...

Mẫu nước tiểu sử dụng yêu cầu phải sạch, tươi, cho phép thực hiện các xét nghiệm thường quy. Khi nghi ngờ mắc bệnh lý chuyên khoa, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu với những quy trình riêng để đảm bảo đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

có kinh nguyệt xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán bệnh lý cơ bản (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh

Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu

Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong hai trường hợp sau đây:

Chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện các bệnh lý sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sỏi thận.
  • Tiểu đường.
  • Suy thận.
  • Suy nhược cơ (tiêu cơ vân).
  • Protein niệu.
  • Sàng lọc ma tuý.
  • Viêm thận.

Ngoài ra, thông qua xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ theo dõi được tiến triển của bệnh và khả năng đáp ứng với điều trị.

Xem thêm: TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất & Cách Dùng

Kiểm tra sức khoẻ tổng thể

Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm nước tiểu vào các thời điểm sau để kiểm tra sức khoẻ tổng thể:

  • Khám tổng quát hàng năm.
  • Đánh giá trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Đánh giá trước khi nhập viện.
  • Sàng lọc bệnh thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tiểu đường.

có kinh nguyệt xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định để kiểm tra sức khoẻ tổng thể và chẩn đoán bệnh (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng 7 loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

Kinh nguyệt xuất hiện do lớp niêm mạc tử cung bong ra, tạo thành máu chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ, chịu sự chi phối của hormone estradiol và progesteron. Trong giai đoạn này, nước tiểu sẽ lẫn máu kinh, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Các chỉ số thu được sẽ không chính xác, dễ dẫn đến khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai về tình trạng sức khoẻ, bệnh lý đang gặp phải.

Xem thêm: 29 cách giảm đau bụng kinh cấp tốc an toàn đơn giản tại nhà

Nữ giới có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

Có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?Máu kinh nguyệt lẫn với nước tiểu làm thay đổi tình trạng cũng như thành phần của nước tiểu. Do đó, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bắt đầu hành kinh nên trao đổi trước với bác sĩ để sắp xếp thời điểm xét nghiệm hợp lý hơn. Chẩn đoán này nên được thực hiện sau khi sạch kinh để đảm bảo đưa ra kết quả chính xác về tình trạng sức khoẻ và bệnh lý hiện tại.

có kinh nguyệt xét nghiệm nước tiểu

Kinh nguyệt có ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm nước tiểu (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một số lưu ý khi làm xét nghiệm nước tiểu

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên cân nhắc trước khi làm xét nghiệm nước tiểu, đảm bảo thu được kết quả chẩn đoán chính xác nhất:

  • Lấy nước tiểu xét nghiệm lúc nào là tốt nhất? Thời điểm lấy nước tiểu nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo phù hợp với mục đích kiểm tra sức khoẻ, một số trường hợp cần lấy mẫu vào lần đi vệ sinh đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng sớm.
  • Ngừng uống một số loại thuốc trước khi xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, chẳng hạn như: Thuốc nhuận tràng, Vitamin C, Nitrofurantoin,...
  • Không nên ăn các loại thực phẩm có màu đậu như thanh long đỏ, củ dền trước khi xét nghiệm để tránh gây ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu trong quá trình chẩn đoán, dẫn đến sai lệch kết quả.
  • Máu kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xét nghiệm nước tiểu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thời điểm lấy mẫu phù hợp nhất.
  • Có thể uống nước lọc trước khi thực hiện xét nghiệm nhưng không nên uống quá nhiều vì dễ khiến nước tiểu bị loãng, dẫn đến kết quả chẩn đoán không chính xác.
  • Khi lấy nước tiểu giữa dòng, cần vệ sinh tay, vệ sinh và lau khô sạch sẽ vùng quanh niệu đạo, đi tiểu một lượng nhỏ, sau đó ngừng giữa dòng rồi cho nước tiểu vào cốc đựng mẫu.
  • Khi lấy nước tiểu sau 24 giờ, không nên lấy nước tiểu trong lần đi vệ sinh đầu tiên vào buổi sáng sớm, cần thu thập tất cả lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ kế tiếp, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và gửi đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về thắc mắc có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không. Hy vọng thông qua những cập nhật này, bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để lựa chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp, đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Tham khảo thêm:

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.