5 Dấu Hiệu Có Kinh Trễ Phân Biệt Với Mang Thai
Bạn nữ có thể nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai? Cùng Kotex kiểm tra và so sánh những dấu hiệu sau đây để an tâm hơn nhé!
>> Tham khảo:
1. Phân biệt dấu hiệu có kinh trễ và mang thai sớm
Khi đến ngày dự đoán hành kinh nhưng vẫn chưa thấy dâu rụng, nhiều bạn gái đã nhầm lẫn giữa dấu hiệu có kinh trễ với dấu hiệu mang thai sớm. Những biểu hiện của hai hiện tượng này khá giống nhau nhưng vẫn có những điểm đặc trưng riêng cho thấy sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai như sau:
>> Tham khảo:
1.1. Chảy máu
Dấu hiệu có kinh trễ: Bạn gái sẽ không ra máu cho đến ngày hành kinh đầu tiên. Khi có kinh, lượng máu có thể tăng dần và kéo dài từ 3-7 ngày.
Dấu hiệu mang thai sớm: Bạn có thể sẽ chảy một tí máu ở âm đạo, thường có màu hồng hoặc màu nâu đậm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng này xảy ra từ 10-14 ngày sau khi thụ thai và chỉ kéo dài vài ngày, không tiết kèm nhiều dịch.
1.2. Buồn nôn
Dấu hiệu có kinh trễ: Nếu cô bạn đèn đỏ đang đỏng đánh đến chậm, chắc chắn bạn sẽ không có triệu chứng buồn nôn. Đây được coi là dấu hiệu rõ ràng nhất bên cạnh đặc điểm không chảy máu, khẳng định xác suất có thai của bạn rất thấp.
Dấu hiệu mang thai sớm: Các cơn buồn nôn (hay còn được gọi là ốm nghén) đến sau 1 tháng từ ngày thụ thai. Hầu hết các mẹ bầu đều gặp triệu chứng này và thậm chí buồn nôn (ốm nghén) còn được xem là những dấu hiệu đầu tiên khi bạn có em bé đó!
>> Tham khảo: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Cách khắc phục trễ kinh
1.3. Chuột rút
Dấu hiệu có kinh trễ: Bạn gái có thể bị chuột rút 1-2 ngày trước khi hành kinh, những cơn đau khó chịu này thường "buông tha" khi bạn bước vào ngày đèn đỏ đầu tiên.
Dấu hiệu mang thai sớm: Cùng mức độ đau nhói khó chịu trên nhưng với người mang thai, cơn đau thường tập trung ở bụng dưới hoặc lưng dưới. Thời gian chuột rút cũng lâu hơn hẳn, có thể diễn ra trong vài tuần đến vài tháng.
>> Tham khảo: Chậm kinh nhưng thử thai chỉ có 1 vạch. Trễ kinh bao lâu thì thử được?
1.4. Đau ngực
Dấu hiệu có kinh trễ: Xảy ra vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến khi chu kỳ mới bắt đầu, có xu hướng ngày càng nặng đi và đạt "đỉnh điểm" ở ngay trước ngày hành kinh. Tình trạng này sẽ đỡ hơn trong ngày đèn đỏ bởi lượng progesterone giảm. Phụ nữ cho con bú thường gặp triệu chứng này nặng hơn mức bình thường. Ngoài ra, các mô ngực trở nên dày cộm khiến bạn thấy đau tức âm ỉ.
Dấu hiệu mang thai sớm: Đau ngực khi mang thai thường đi liền với cảm giác thấy ngực nặng hơn và đầy đặn hơn. Ngực trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau khi sờ vào và tình trạng này kéo dài từ 7-14 ngày sau khi thụ thai, thậm chí là một vài ngày sau khi thụ thai.
>> Tham khảo: Cách tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai
1.5. Thèm ăn
Dấu hiệu có kinh trễ: Đã bao giờ hội chị em giật mình bởi triệu chứng "cuồng ăn" ập đến bất ngờ? Điều đó hoàn toàn bình thường bởi trước ngày hành kinh, nhiều bạn gái "bỗng dưng" thèm đồ ngọt, chocolate, đồ uống có ga… Thực ra, những cơn thèm này chỉ xuất hiện trong vài ngày và biến mất nhanh chóng!
Dấu hiệu mang thai: Khác với sự "cuồng ăn" nêu trên, bạn có thể sẽ thèm ăn một số món nhưng lại buồn nôn, thậm chí sợ hãi trước một số món ăn khác, kể cả món ăn bạn đã từng thích trước đó! Sự sợ hãi này có thể kéo dài một vài tháng đầu hoặc trong suốt thai kì.
>> Tham khảo: Bị trễ kinh 2 tháng có nguy hiểm không? Có mang thai không?
2. Nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không mang thai
Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể kể đến như sau:
2.1. Sử dụng thuốc tránh thai
Trong thuốc tránh thai có chứa domperidon khiến cho corticosteroid bị suy giảm. Điều này dẫn đến quá trình rụng trứng của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ đến trễ hơn.
2.2. Vận động với cường độ cao
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp cả về nhan sắc lẫn vóc dáng đang thu hút sự chú trọng của nhiều bạn nữ. Một số người vì muốn nhanh chóng có kết quả trong thời gian ngắn đã luyện tập quá sức khi chưa xây dựng kịp khối lượng cơ bắp đủ nhiều cho những bài tập kháng lực khó khăn. Kết quả ngoài những chấn thương không đáng có, còn gây nên hiện tượng trễ kinh nguyệt. Nguyên nhân trễ kinh không có dấu hiệu mang thai, mà do luyện tập thể thao quá mức đến từ mất cân bằng chế độ dinh dưỡng và cường độ bài tập nặng. Vì muốn gấp rút giảm cân nhanh, bạn nữ đã giảm thực đơn hàng ngày, kết quả là cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng để duy trì sự sống sẽ lấy năng lượng thay thế khác, bao gồm cả năng lượng để duy trì khả năng sinh sản, tăng trưởng và cấu tạo cơ xương khớp. Vùng dưới đồi, một vị trí trong não bộ, sẽ làm chậm hoặc ngừng giải phóng hormone kiểm soát quá trình rụng trứng. Theo nghiên cứu mới nhất của đại học Penn State đã chỉ ra rằng, bạn nữ có nguy cơ bị trễ kinh nguyệt nếu liên tục giảm quá nhanh lượng 470 đến 810 calo mỗi ngày.
>> Tham khảo: Trễ kinh bao lâu thì có thai? Dấuhiệu nhận biết như thế nào?
2.3. Stress
Căng thẳng, cho dù là về cảm xúc, dinh dưỡng hay thể chất, đều có thể gây ra sự gia tăng tiết endorphin và cortisol làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone. Điều này có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất bình thường. Đó là cách cơ thể thể hiện sự không sẵn sàng cho quá trình rụng trứng và mang thai. Theo Jalloul, phó giáo sư tại Khoa Sản, Phụ khoa và Khoa học Sinh sản tại Trường Y McGovern thuộc UTHealth Houston, chia sẻ hơn 70% phụ nữ trải qua quá trình hồi phục, có kinh trở lại nếu họ giải tỏa được các vấn đề gây nên căng thẳng tâm lý liên tục và giảm cân nhanh.
2.4. Bệnh phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định là biểu hiện của một số bệnh như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, viêm buồng trứng,...
2.5. Ảnh hưởng từ việc phẫu thuật
Hiện tượng trễ kinh cũng có thể đến từ việc chị em thực hiện việc nạo hút thai. Sau khi nạo, cổ tử cung bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng ứ huyết khiến kỳ kinh đến chậm.
Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai, các dấu hiệu nhận biết
2.6. Hút thuốc lá
Theo nghiên cứu của G C Windham, E P Elkin, S H Swan, K O Waller, L Fenster đăng trên website ncbi.nlm.nih.gov (Thư viện Y học Quốc gia Mỹ), những phụ nữ hút trung bình 10 điếu thuốc trở lên mỗi ngày có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi nhiều hơn đáng kể so với những người không hút thuốc. Cụ thể là: Hút thuốc nhiều hơn, có thể tăng nguy cơ không phóng noãn và giai đoạn hoàng thể ngắn. Chất nicotin trong thuốc lá có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ngắn lại và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi nguy cơ rụng trứng bị gián đoạn, làm giảm khả năng trứng được thụ tinh trong tử cung. Nicotine cũng có thể gây rối loạn chức năng của ống dẫn trứng và ngăn trứng di chuyển đến tử cung. Thậm chí, khi điều này xảy ra, nó có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
2.7. Dấu hiệu tiền mãn kinh
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, việc sản xuất estrogen giảm đáng kể. Cơ thể sẽ phải điều chỉnh để hoạt động với ít hormone hơn, khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu hụt estrogen, gây nên hiện tượng trễ kinh.
2.8. Cân nặng thay đổi đột ngột
Kinh nguyệt đều đặn là một chỉ số tốt về cân bằng nội tiết tố tương đối trong cơ thể. Cả hai trường hợp cực kỳ thiếu cân hoặc quá thừa cân đều dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến trễ kinh và theo thời gian có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thay vì chỉ nhìn vào con số trên cân đo sức khỏe, điều quan trọng là cần biết chỉ số BMI để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể. Công thức tính như sau:
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]^2
BMI < 18,5: Thiếu cân
BMI 18,5 - 24,9: Cân nặng bình thường
BMI 25 - 29.9: Thừa cân
BMI > 30: Béo phì
Tăng cân từ chỉ số BMI bình thường: tăng dự trữ chất béo trong cơ thể (còn được gọi là mô mỡ) dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố có thể làm ngừng quá trình rụng trứng. Không có một mức tăng cân xác định nào dẫn đến trễ kinh, nhưng mức tăng càng nhiều và diễn ra càng nhanh thì càng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chỉ số BMI của bạn càng cao (thường ở mức béo phì trên 35), bạn nữ càng có nhiều khả năng trễ kinh, thậm chí có thể bị vô kinh thứ phát.
Tăng cân từ chỉ số BMI thấp: nghĩa là bạn đang giảm bớt căng thẳng, cho phép cơ thể rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại. Nó cũng phục hồi quá trình sản xuất estrogen giúp bảo vệ xương tốt hơn.
Giảm cân ở mức BMI bình thường: không có mức giảm cân xác định dẫn đến trễ kinh. Bạn nữ càng giảm cân nhiều và giảm càng nhanh thì càng có nhiều khả năng chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Việc hạn chế calo đột ngột, cường độ luyện tập thể dục nặng có thể gây ra phản ứng căng thẳng làm thay đổi nồng độ hormone, làm gián đoạn quá trình rụng trứng và khiến bạn nữ bị trễ kinh. Điều này do mức estrogen giảm đột ngột trong cơ thể, và rất có hại cho sức khỏe hệ thống cơ xương.
Giảm cân khi thừa cân: nếu chỉ số BMI trên 35, thì có khả năng là bạn nữ sẽ không có kinh nguyệt đều đặn. Khối lượng mỡ hoặc mô mỡ tăng lên sẽ tạo ra thêm estrogen, một phần nguyên nhân gây ra các vấn đề về rụng trứng và trễ kinh. Estrogen dư thừa liên quan đến béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tử cung. Giảm cân sẽ khôi phục chu kỳ kinh nguyệt bình thường cũng như điều chỉnh lại lượng estrogen dư thừa.
3. Cảnh báo rủi ro và biến chứng khi bị kinh trễ
Nếu bạn nữ gặp hiện tượng trễ kinh thường xuyên thì rất có thể đang gặp rủi ro bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm như ung thư nội mạc tử cung. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư này là lớp nội mạc tử cung đang ngày càng phát triển dày hơn bình thường, do không bị bong tróc trong quá trình rụng trứng dưới tác động của hormone estrogen và progesterone. Để làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc tránh thai để điều trị hội chứng buồng trứng đa năng (PCOS), tác động tới nồng độ hormone ở mức thấp cũng như làm mỏng đi lớp nội mạc tử cung. Một số bệnh phụ khoa khác là nguyên nhân gây trễ kinh, chậm kinh ở nữ giới bao gồm u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung. Nếu bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, kèm theo các dấu hiệu như đau đớn ở vùng xương chậu, đau đớn khi QHTD, tiết dịch có máu, vùng kín có mùi hôi và chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt thì bạn nữ cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa kịp thời.
4. Cách phòng ngừa hiện tượng kinh trễ
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Bạn cần đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm cần có trong thực đơn hàng ngày là thịt bò, cá, rau, trái cây. Bên cạnh đó, bạn nữ cần tránh những món ăn có chứa chất béo cũng như đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cafe,...
>> Tham khảo: Cách phân biệt máu báo kinh nguyệt và máu báo thai
4.2. Tâm trạng
Bạn gái cần giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, tránh các tác nhân gây ra căng thẳng dễ khiến cho chu kỳ bị rối loạn.
4.3. Tập luyện thể thao
Chị em nên chọn cho mình một hoạt động thể chất phù hợp và duy trì thói quen này. Việc chơi thể thao vừa sức sẽ giúp nâng cao thể lực và tránh hiện tượng trễ kinh.
4.4. Thay đổi lối sống
Bạn nên tập cho mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ ngon sẽ khiến cho tâm trạng của chị em thoải mái, nội tiết tố được cân bằng và không bị hiện tượng trễ kinh.
5. Lưu ý
Không ít bạn gái nghĩ rằng mình đang mang thai dù thực chất kinh nguyệt đang tới chậm và ngược lại. Do đó, hội chị em nên cảm nhận và quan sát thật kĩ sự thay đổi của cơ thể mình nhé.
Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn gái có thể dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Nếu đó là dấu hiệu mang thai, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, thời gian và tài chính. Nếu đó là dấu hiệu có kinh trễ, bạn có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân vì sao chậm kinh và tìm giải pháp điều trị sớm nhất. Và các bạn gái cũng có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để có những trải nghiệm tuyệt vời và nhẹ nhàng trong việc xây dựng hình tượng.
>> Tham khảo thêm: