Nguyên nhân phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh
Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là tình trạng ít gặp ở nữ giới. Tuy nhiên, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm lý. Đừng lo, trong bài viết dưới đây, Kotex sẽ chia sẻ lý do tại sao có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh và một số biện pháp khắc phục để bạn nữ tham khảo.
>> Tham khảo thêm:
Nguyên nhân phụ nữ tới tháng đau bụng dưới nhưng không có kinh?
Tại sao đau bụng đau lưng nhưng không ra máu? Một số điều sau đây có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Chu kỳ không rụng trứng
Chu kỳ không rụng trứng xuất hiện khi bạn gái gặp các triệu chứng có kinh nhưng lại không có kinh hoặc tới chu kỳ hành kinh nhưng không ra máu. Chu kỳ không rụng trứng có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc khi cơ thể chị em có một số vấn đề khác như: trọng lượng, chế độ dinh dưỡng hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Hiện tại, có khoảng 10 – 18% chu kỳ “dâu rụng” là chu kỳ không rụng trứng.
>> Tham khảo: 15 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Dễ Nhận Biết Nhất
Dấu hiệu bạn đã có thai
Nếu bạn gái có dấu hiệu hành kinh nhưng không có kinh thì có thể là đã mang thai. Khi chị em phụ nữ quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai thì nên kiểm tra xem liệu mình có em bé hay không. Một số dấu hiệu ban đầu của mang thai là: căng vú, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi hoặc đau bụng dưới quằn quại tương tự như khi đến chu kỳ hành kinh.
>> Tham khảo: 5 Dấu Hiệu Có Kinh Trễ Phân Biệt Với Mang Thai
Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh có thể là bạn đã mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Bệnh lý tại tuyến giáp
Nếu “tới tháng” nhưng không có kinh và xuất hiện một số triệu chứng như: giảm hoặc tăng cân nhanh chóng, hồi hộp, mệt mỏi, run tay thì có thể là do bệnh lý tại tuyến giáp. Tuyến giáp có chức năng điều hòa nhiều hoạt động của cơ thể (trong đó có chu kỳ kinh nguyệt). Vì vậy, khi tuyến giáp không ổn định, cơ thể sẽ không sản xuất đủ FSH và LH (2 hormone điều hòa khả năng rụng trứng). Khi đó, chị em có thể chảy một ít máu ở âm đạo hoặc co thắt bụng dưới do lớp nội mạc tử cung cứ dày lên mà không bong ra do trứng không rụng.
>> Tham khảo: Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
Tránh thai bằng hormone
Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh có thể là do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bằng hormone. Vì dụng cụ tránh thai có chứa hormone sẽ làm nội mạc tử cung bị mỏng. Khi đó, bạn gái sẽ không có kinh hoặc có một ít máu ở âm đạo chứ không ra nhiều máu như chu kỳ hành kinh.
>> Tham khảo: Các Dấu Hiệu Thụ Thai Sau 2 Ngày Quan Hệ Dễ Nhận Biết Nhất
Stress kéo dài
Stress cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến làm cho chị em phụ nữ “không rụng dâu” mặc dù có dấu hiệu “dâu rụng”. Vì căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến nồng độ cortisol trong máu làm mất cân bằng các hormone điều hòa khả năng rụng trứng. Tuy nhiên, khi căng thẳng bớt đi, bạn cảm thấy tinh thần vui vẻ và thoải mái thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại.
>> Tham khảo: Làm Sao Để Có Kinh Nguyệt Trở Lại? 4 Cách Chữa Mất Kinh Nguyệt Hiệu Quả
Căng thẳng có thể khiến chị em phụ nữ không có kinh nhưng vẫn có dấu hiệu hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tiền mãn kinh
Chi em ở độ tuổi từ 45 - 55, buồng trứng sẽ lão hóa theo quy luật tự nhiên và phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, vòng kinh sẽ thưa hơn và nội tiết tố nữ suy giảm gây rối loạn kinh nguyệt. Đây là lý do khiến nhiều chị em phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh.
>> Tham khảo: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
Hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) là tình trạng hormone androgen quá cao khiến buồng trứng xuất hiện nhiều khối u nang nhỏ, thừa cân, lông mặt rậm rạp, tóc ít, mụn trứng cá nhiều và cơ thể khá nhạy cảm với insulin. PCOS làm cho các nang trong buồng trứng vỡ ra và gây đau bụng dưới quằn quại nhưng không có kinh. Vì vậy, bạn gái cần quan sát cơ thể của mình có một số dấu hiệu của PCOS hay không để đi thăm khám bác sĩ và kịp thời chữa trị.
Hội chứng đa nang buồng trứng gây đau bụng dưới quằn quại nhưng không có kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Polyp tử cung
Polyp là tình trạng tăng trưởng quá mức lớp nội mạc tử cung. Khi đó, nó sẽ khiến chị em khó chịu và đau bụng như sắp hành kinh nhưng lại không có kinh. Ngoài ra, polyp còn khiến bạn gái khó mang thai hoặc tệ hơn là ung thư tử cung. Nếu chữa trị thì các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ polyp bằng cách nội soi âm đạo tử cung.
>> Tham khảo: Nhận Biết Sớm Rong Kinh: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Tránh
Polyp tử cung là một trong các nguyên nhân khiến chị em có dấu hiệu có kinh nhưng không hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một túi chứa chất lỏng hoặc chất rắn có trên buồng trứng và khiến trứng không rụng (tương tự như PCOS). Tuy nhiên, nó không có các triệu chứng rõ rệt mà chỉ gây đau bụng dưới nhẹ hoặc dữ dội đến mức phải nhập viện. Vì thế, chị em nên đi khám bác sĩ nếu bị đau bụng thất thường như trên.
>> Tham khảo: Nhân xơ tử cung là gì, có nguy hiểm không, mang thai được không?
U nang buồng trứng là một túi chứa chất lỏng hoặc chất rắn có trên buồng trứng và khiến trứng không rụng (Nguồn: Sưu tầm)
Nhiễm trùng phụ khoa
Các vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục như: lậu cầu và chlamydia có thể gây viêm vùng bụng chậu và co thắt bụng dưới như khi bạn gái đến kỳ hành kinh. Nếu bị sốt, buồn nôn và đau bụng dai dẳng không bớt thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị.
>> Tham khảo: Nỗi Lo Viêm Nhiễm Phụ Khoa Ở Phụ Nữ Việt Nam
Mittelschmerz (đau một bên, đau bụng dưới)
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu bị chuột rút, đầy hơi và căng ngực giống như PMS nhưng không có kinh nguyệt nguyên nhân có thể do chưa đến kỳ kinh nguyệt của bạn và nó đang sắp đến.
Theo Tiến sĩ Nicole Scott, bác sĩ sản phụ khoa tại IU Health, Mittelschmerz, có nghĩa là "đau bụng giữa" trong tiếng Đức, xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt hoặc khoảng thời gian chúng rụng trứng. Theo bác sĩ Nicole Scott đó là một biểu hiện hoàn toàn bình thường ảnh hưởng đến 20% phụ nữ và không có gì là nghiêm trọng. Bạn không thể làm gì nhiều để ngăn chặn nó vì đơn giản là buồng trứng của bạn đang hoạt động và các triệu chứng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu chúng đặc biệt đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
Không phóng noãn
Thỉnh thoảng, cơ thể bạn trải qua tất cả những thay đổi nội tiết tố liên quan đến PMS, nhưng nếu bạn không rụng trứng trong tháng đó bạn sẽ không có kinh nguyệt. Được gọi là anovulation, nó phổ biến hơn người ta có thể nghĩ. Tiến sĩ Shepherd cho biết thêm: “10% - 18% của tất cả các chu kỳ thông thường là không rụng trứng.
Tham gia các bộ môn cạnh tranh
Điều này xảy ra thường xuyên nhất với các vận động viên nữ. Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tham gia các môn thể thao cạnh tranh có nguy cơ gặp phải những bất thường về kinh nguyệt cao gấp ba lần. Điều này đặc biệt có giá trị đối với các vận động viên marathon. Theo một nghiên cứu năm 2010 trên 87 phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi việc tập thể dục thường xuyên và mạnh mẽ. Khoảng 50% những người tham gia tập luyện cường đồ cao gặp phải các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, 11 trong số 17 vận động viên chạy đường dài bị vô kinh, đặc trưng là không có kinh nguyệt, 30% bị chậm kinh.
Một nghiên cứu khác trên 187 vận động viên chạy đường dài từ Na Uy đã phát hiện ra rằng hơn 25% trong số họ bị rối loạn kinh nguyệt (từ nhỏ đến vô kinh).
Thuốc biệt dược
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các triệu chứng có kinh nhưng không có kinh. Ví dụ, một số loại thuốc làm thay đổi nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt: Thuốc tránh thai nội tiết tố và thuốc nội tiết điều trị lạc nội mạc tử cung (leuprolide)
Kiểm soát sinh sản nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc viên hoặc thuốc tiêm, có chứa nội tiết tố tổng hợp giúp điều chỉnh chu kỳ của bạn và ngăn ngừa mang thai. Nếu gần đây bạn bắt đầu sử dụng một hình thức ngừa thai mới, cơ thể bạn có thể mất một thời gian để điều chỉnh. Thông thường, thời gian điều chỉnh này kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian này, kinh nguyệt không đều và có các triệu chứng kinh nguyệt mà không có kinh nguyệt là điều bình thường. Ngoài ra, khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, bạn có thể gặp phải những tác động tương tự. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể cản trở chu kỳ kinh nguyệt:
-
Thuốc hướng tâm thần (chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm)
-
Thuốc điều hòa huyết áp (như methyldopa)
-
Thuốc chống buồn nôn (như metoclopramide)
Cân nặng quá thấp
Chậm kinh kèm theo một số triệu chứng cũng có thể do trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp.
Vô kinh và kinh nguyệt không đều đều liên quan đến rối loạn ăn uống. Theo các nghiên cứu, những phụ nữ dưới 85% chỉ số BMI được coi là khỏe mạnh đối với họ có nguy cơ gặp các vấn đề về kinh nguyệt cao gấp 4 lần.
Một nghiên cứu cho thấy rằng giảm cân nhanh chóng, đặc biệt khi kết hợp với căng thẳng, có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và giảm rụng trứng.
Tập thể dục quá nhiều
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm các triệu chứng PMS là thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên việc tập quá sức hay quá nhiều đôi khi có thể làm mất chu kỳ của bạn và khiến bạn mất kinh hoàn toàn.
Tất cả những căng thẳng về thể chất đó có thể làm mất kinh nguyệt và dẫn đến thay đổi nội tiết tố bất thường. Những thay đổi này có thể dẫn đến các triệu chứng giống PMS như trầm cảm, đốm bất thường, mụn trứng cá và các tâm trạng thất thường khác (tức là bị chuột rút mà không có kinh nguyệt thực sự).
Lưu ý: Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn trễ kinh ba lần liên tiếp trở lên.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong những khối u ác tính nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, là nguyên nhân gây tử vong 14000 phụ nữ hàng năm, mặc dù chỉ ảnh hưởng đến khoảng 22000 phụ nữ ở Mỹ hàng năm. Theo tiến sĩ Scott, phần lớn điều này là do nó thường không có triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng cực kỳ nhẹ. Bên cạnh đó, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng mặc dù chậm kinh không phải là dấu hiệu điển hình nhất của ung thư buồng trứng, nhưng các triệu chứng khác như đầy bụng, các vấn đề về tiết niệu, sụt cân và khó chịu mới là dấu hiệu. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu bạn không có kinh nguyệt trong hơn ba tháng hoặc nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác.
Những nguyên nhân trên chắc hẳn phần nào đã giải đáp thắc mắc được cho các bạn nữ “tại sao đau bụng đau lưng nhưng không có kinh”. Để đảm bảo an toàn khi gặp các triệu chứng như có kinh nhưng không ra máu đau dai dẳng, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Các câu hỏi thường gặp
Đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu phải làm sao?
Đầu tiên, chị em phụ nữ cần xác định được lý do khiến mình đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu là gì. Sau đó, bạn gái mới có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và ở mức nặng thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và kịp thời chữa trị. Còn nếu tình trạng này chỉ mới xuất hiện thì chị em có thể áp dụng một số cách sau để phòng ngừa:
-
Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị căng thẳng quá mức.
-
Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và không vận động quá sức trong kỳ hành kinh.
-
Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong kỳ hành kinh, trước và sau “cuộc yêu”.
-
Có biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục để không phải mang thai ngoài ý muốn rồi nạo phá thai gây ảnh hưởng đến tử cung và chu kỳ kinh nguyệt.
>> Tham khảo: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn
Kinh nguyệt không ra được uống gì?
Chị em phụ nữ có thể uống các loại nước tốt cho sức khỏe như: sữa, đậu nành, đu đủ, cần tây, gừng tươi, ngũ cốc, hạt lanh, củ dền, nước dừa, rau má,... để kinh nguyệt ra đều. Ngoài ra, chị em cũng nên hạn chế uống rượu, bia, cafe và nước uống có gas để tránh bị mất kinh kéo dài.
>> Tham khảo: Phụ Nữ Bị Trễ Kinh Uống Gì Cho Máu Ra Nhanh, Điều Hòa Kinh Nguyệt?
Các loại nước ép đu đủ, cần tây, gừng tươi, hạt lanh, củ dền, rau má,... giúp chị em ra kinh nguyệt đều (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu không có kinh nguyệt thì có rụng trứng không?
Câu trả lời là tùy trường hợp. Nếu rụng trứng xảy ra và bạn gái thụ thai thì không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn gái mắc một số bệnh lý thường gặp như trên thì có thể không rụng trứng dẫn đến không có kinh nguyệt.
Với bài viết trên, Kotex đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi vì sao có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh một cách chi tiết. Hy vọng sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu thêm về cơ thể của mình để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn gái có nhu cầu bảo vệ “cô bé” khỏi viêm nhiễm vào ngày “dâu rụng” thì có thể tham khảo mua những sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng với giá tốt nhé!
>> Tham khảo thêm:
Nguồn tham khảo:
https://flo.health/menstrual-cycle/health/period-symptoms-but-no-period
https://www.womenshealthmag.com/health/a19993421/period-symptoms-but-no-period/