3 Tháng Không Có Kinh Nguyệt Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Chậm kinh là một tình trạng thường gặp ở nữ giới. Có người chậm kinh 3 - 5 ngày nhưng có người thì chậm kinh luôn 2 tuần hoặc 3 tháng. Vậy nếu 3 tháng không có kinh nguyệt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng “dâu không rụng” như thế nào? Mời bạn đọc cùng Kotex tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
>> Tham khảo:
Các lý do có thể gây mất kinh nguyệt 3 tháng
Dấu hiệu mang thai
Khi mang thai, chị em phụ nữ sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bị mất kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng thì đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn đã có em bé.
>> Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai cùng các dấu hiệu nhận biết
3 tháng không có kinh nguyệt có thể là mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Thay đổi cân nặng
Khi tăng hoặc giảm quá nhiều cân trong thời gian ngắn, cơ thể bạn gái sẽ mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, các nàng “dư cân” hoặc quá gầy thường bị trễ kinh.
>> Tham khảo: 15 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Chị Em Dễ Nhận Biết Nhất
Căng thẳng
Stress cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến làm cho chị em phụ nữ 3 tháng không có kinh nguyệt. Vì căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi - phần não kiểm soát các hormone sinh sản. Khi vùng này hoạt động không bình thường, buồng trứng sẽ không thể giải phóng hormone. Từ đó, nó gây rối loạn rụng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt tạm thời dừng một thời gian. Khi căng thẳng bớt đi, bạn cảm thấy tinh thần thoải mái và vui vẻ thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
>> Tham khảo:
Căng thẳng có thể khiến chị em phụ nữ mất kinh 3 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Tập thể dục quá sức
Nếu chị em bị mất kinh nguyệt 3 tháng thì nguyên nhân có thể là do tập thể dục quá sức. Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp. Vì khi luyện tập thể thao ở cường độ cao để có nhiều cơ và ít mỡ, cơ thể sẽ không đủ mỡ để tái tạo hormone, gây thiếu hụt estrogen rồi dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh.
>> Tham khảo: Rối Loạn Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tác dụng phụ của thuốc
Khi bạn gái dùng các loại thuốc như: thuốc chữa trầm cảm, thuốc chữa trị ung thư và nhất là thuốc tránh thai thì có thể bị 3 tháng không có kinh nguyệt. Vì nó là loại thuốc gây ảnh hưởng nhiều nhất tới vòng kinh của chị em phụ nữ. Ngoài ra, các biện pháp tránh thai khác như: cấy ghép, tiêm, đặt vòng tránh thai cũng có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Tuy nhiên, khi cơ thể đã quen với nồng độ hormone mới thì tình trạng này sẽ tự nhiên được cải thiện.
>> Tham khảo: Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
Đồng hồ sinh học thay đổi
Nếu bạn gái phải thường xuyên làm việc ca đêm hoặc làm việc ở các nước khác múi giờ sinh hoạt khiến giờ giấc nghỉ ngơi bị đảo lộn thì chu kỳ kinh nguyệt có thể bị tạm ngưng trong 3 tháng. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Endocrinology, bất kỳ nguyên nhân nào làm cho đồng hồ sinh học thay đổi thì đều có thể gây mất kinh nguyệt.
>> Tham khảo:
Nếu đồng hồ sinh học thay đổi thì chị em có thể mất kinh nguyệt trong 3 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Sử dụng chất kích thích
Chị em phụ nữ có sử dụng nhiều các chất kích thích như: cafe, rượu, bia, ma túy, thuốc lá hoặc thuốc an thần thì tình trạng 3 tháng không có kinh nguyệt rất dễ xảy ra. Chất kích thích sẽ làm cho hệ thần kinh trung ương tăng cường hoạt động để cơ thể tỉnh táo hơn. Vì vậy, về lâu dài nó có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
>> Tham khảo: Chậm Kinh 1 Tháng Có Sao Không? Nguyên Nhân Là Gì?
Cơ thể sản xuất quá nhiều prolactin
Prolactin là một loại hormone có ở nữ giới và sản sinh nhiều trong thời gian mẹ cho con bú. Prolactin có thể ngăn chặn kinh nguyệt nên nó là lý do khiến đa số chị em phụ nữ đều bị mất kinh tạm thời sau sinh.
Tuy nhiên, nếu chị em không cho con bú mà bị một số vấn đề liên quan tới tuyến yên (nơi sản sinh homrone Prolactin nhiều nhất) thì bạn cũng có thể bị mất kinh nguyệt trong 3 tháng. Trong trường hợp này, các y bác sĩ có thể dùng biện pháp hormone thay thế (HRT) để điều chỉnh lượng Prolactin sao cho phù hợp.
>> Tham khảo: Nhận Biết Sớm Rong Kinh: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh
Vấn đề về tuyến giáp
Nếu bạn gái mắc bệnh suy giáp (tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormon thyroxin và triiodothyronin) hoặc bệnh cường giáp (tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon thyroxin và triiodothyronin) thì có thể bị rong kinh hoặc mất kinh 3 tháng. Chị em phụ nữ có thể xét nghiệm máu hoặc quan sát một số dấu hiệu thường gặp của 2 căn bệnh này để có biện pháp chữa trị kịp thời.
>> Tham khảo: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS khiến buồng trứng xuất hiện nhiều khối u nang nhỏ và làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể do androgen quá cao. Chị em bị PCOS thường 3 tháng không có kinh nguyệt, thậm chí 5 - 6 tháng mới có kinh nguyệt một lần. Vì vậy, bạn gái cần quan sát cơ thể mình có một số dấu hiệu của PCOS hay không để kịp thời đi thăm khám. Các dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang là: thừa cân, tóc ít, mụn trứng cá nhiều, lông mặt rậm rạp, nhiều ria mép và tâm trạng thường xuyên thay đổi.
>> Tham khảo: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân và Cách xử lý
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt 3 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Rối loạn ăn uống
Khi ăn uống không đầy đủ do chán ăn, cơ thể bạn gái sẽ không có đủ chất béo để sản xuất hormone. Từ đó, quá trình rụng trứng không thường xuyên xảy ra nên chị em phụ nữ bị chậm kinh hoặc mất kinh kéo dài.
>> Tham khảo: Làm Sao Để Có Kinh Nguyệt Trở Lại? 4 Cách Chữa Mất Kinh Hiệu Quả
Giai đoạn tiền mãn kinh
Ở độ tuổi từ 45 - 55, buồng trứng sẽ lão hóa theo quy luật tự nhiên và phụ nữ sẽ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, vòng kinh sẽ thưa hơn, máu kinh ít hoặc mất kinh trong thời gian dài rồi có lại. Tình trạng này kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm (tùy cơ địa của mỗi người).
>> Tham khảo: Chậm Kinh 3 Ngày Liệu Có Thai Hay Không?
Bệnh phụ khoa
Nếu 3 tháng không có kinh nguyệt thì có thể do chị em đang mắc các bệnh phụ khoa như: viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng,… Khi đó, ngoài tình trạng mất kinh thì bạn gái còn ra nhiều khí hư bất thường, rối loạn tiểu tiện, đau ngứa âm đạo, đau bụng dưới quằn quại,...
>> Tham khảo: Trễ Kinh Bao Lâu Thì Có Thai? Những Dấu Hiệu Nhận Biết
Mất kinh 3 tháng có nguy hiểm không?
Nếu trước giờ chị em phụ nữ liên tục bị mất kinh như vậy thì nó có thể liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Còn nếu trước giờ có kinh đều và chỉ mới lần đầu bị mất kinh 3 tháng thì có thể là có thai, rối loạn nội tiết hoặc mắc các bệnh liên quan đến tử cung. Vì vậy, để chắc chắn về tình trạng của bản thân, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Tham khảo: TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Và Cách Dùng
Mất kinh 3 tháng có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm (Nguồn: Sưu tầm)
3 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Đầu tiên, bạn gái cần xác định được nguyên nhân khiến mình 3 tháng không có kinh nguyệt là gì. Sau đó, bạn mới có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu tình trạng quá nặng thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị. Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau đây:
-
Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao vừa phải.
-
Hạn chế để bản thân bị căng thẳng liên tục trong thời gian dài.
-
Không nên dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
>> Tham khảo: Bị Trễ Kinh Uống Gì Cho Máu Ra Nhanh, Điều Hòa Kinh Nguyệt
Làm thế nào để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn có lẽ là điều mong muốn của hầu hết chị em phụ nữ. Vậy thì ngay sau đây, Kotex sẽ chia sẻ một số “tip hay” giúp chị em “dâu rụng đúng mùa:
-
Vệ sinh vùng kín đúng cách (không nên thụt rửa sâu bên trong vì nó có thể làm thay đổi độ pH và gây viêm nhiễm).
-
Có thói quen sinh hoạt lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ví dụ như: ngủ nghỉ đúng giờ, ăn nhiều rau củ quả, thịt, trứng và hạn chế dùng thức ăn có nhiều chất béo.
-
Uống nhiều nước và không nên dùng quá nhiều sản phẩm có chất kích thích như: cà phê, trà, rượu, bia, thuốc lá,...
>> Tham khảo: Máu Kinh Nguyệt Màu Nâu Có Bị Sao Không?
Các câu hỏi thường gặp
Trễ kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?
Trong vài năm đầu có kinh nguyệt, bạn gái ở tuổi dậy thì nếu chậm kinh 2 tháng thì bình thường còn 3 tháng thì nên đi khám bác sĩ. Vì nếu tình trạng này kéo dài thì bạn gái dễ bị stress, rối loạn tâm sinh lý hoặc trầm cảm. Ngoài ra, bạn gái 3 tháng không có kinh nguyệt cũng có thể do mắc một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng khiến cơ quan sinh dục bị teo nhỏ, máu kinh bị ứ đọng không thoát ra được sẽ phá hủy niêm mạc tử cung.
>> Tham khảo: Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì? Công Dụng Và Liều Dùng
Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?
Tùy theo tình trạng của bản thân mà bạn sẽ có cách giải quyết sao cho phù hợp. Bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ điều trị ổn định các nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tốt hơn. Kotex sẽ gợi ý cho chị em một số loại thực phẩm giàu sắt nên bổ sung như: ngải cứu, tinh bột nghệ, quế, đu đủ xanh và các loại rau củ quả (súp lơ, cà rốt, bí đỏ,...).
>> Tham khảo: 15 Nguyên Nhân Chậm Kinh, Trễ Kinh Thường Gặp Ở Nữ Giới
Kotex chia sẻ cho chị em phụ nữ cách để kinh nguyệt đều trở lại (Nguồn: Sưu tầm)
Hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu là hiện tượng gì?
Có thể nói, đây là một tình trạng ra máu bất thường. Các nguy cơ có thể xảy ra là: mang thai, mắc bệnh phụ khoa (viêm vòi trứng, u nang tử cung, viêm cổ tử cung,...), dấu hiệu tiền mãn kinh, tác dụng phụ do cấy que tránh thai,... Tuy nhiên, để chắc chắn nhất thì bạn vẫn nên đi thăm khám bác sĩ để kịp thời chữa trị.
>> Tham khảo: Máu Kinh Màu Nâu Cảnh Báo Điều Gì?
1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?
Câu trả lời là tùy trường hợp. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái là 21 ngày và đột ngột “dâu rụng” sớm hơn 5 ngày gây hiện tượng có kinh 2 lần trong 1 tháng thì đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xảy ra và chu kỳ hành kinh thất thường thì chị em cần lưu ý. Vì đó có thể là bệnh lý hoặc do lối sống chưa lành mạnh.
Ngoài ra, khi người phụ nữ phải trải qua một cú shock lớn trong đời hoặc có tin vui mừng quá mức thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Lúc này, buồng trứng có thể phóng noãn 2 lần và chị em có kinh 2 lần trong một tháng. Nếu nguyên nhân là do tâm trạng chi phối thì tình trạng này không nguy hiểm.
Với bài viết trên, Kotex đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi 3 tháng không có kinh nguyệt nguy hiểm không đồng thời chia sẻ một số nguyên nhân và cách phòng ngừa rất hay. Hy vọng sẽ giúp chị em hiểu thêm về cơ thể của mình để có biện pháp chữa trị kịp thời. Nếu chị em phụ nữ có nhu cầu bảo vệ “vùng kín” khỏi viêm nhiễm vào ngày “đèn đỏ” thì có thể tham khảo mua những sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng nhé!
>> Tham khảo thêm: