Chu kỳ

Trễ Kinh 1 Năm Ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không?

Có kinh nguyệt thì là cột mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của khả năng sinh sản và trưởng thành của bạn gái. Đặc biệt là trong vài năm đầu tiên, cơ thể bé gái có sự thay đổi đáng kể về hình thể đồng thời dễ mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Vậy trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chậm kinh của các nàng là gì? Hãy cùng Kotex tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

>>Tham khảo: 

Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì

Đa phần các bé gái đều có kinh trong khoảng độ tuổi dậy thì (từ 12 đến 14). Độ tuổi này được cho là bình thường nhưng trong một số trường hợp kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn. Do đó, cơ thể của bạn nữ có thể phát triển không đồng đều so với hầu hết bạn bè cùng trang lứa.

Thông thường, giai đoạn hành kinh diễn ra trong vòng 3-5 ngày. Tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể kéo dài lâu hơn hoặc nhanh hơn và không giống nhau ở mỗi tháng. Bạn gái sẽ dễ dàng biết rằng mình sắp có kinh bằng một số dấu hiệu của cơ thể như: đau bụng, tức ngực, nhức lưng, nổi mụn,...

Khoảng thời gian từ ngày hành kinh đầu tiên đến khi bắt đầu có kinh lần tiếp theo được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ thường là 28 ngày, đây là con số trung bình để các bác sĩ sử dụng. Mỗi cô gái dễ dàng nhận ra rằng mỗi tháng chu kỳ kinh nguyệt lại có độ dài khác nhau, có lúc chỉ 21 ngày và đôi lúc lên đến 35 ngày.

Trong 2 năm đầu tiên, nàng thường gặp phải chứng rối loạn kinh nguyệt như kinh ítvô kinh, băng kinh, màu máu kinh không bình thườngthống kinh,... Vậy 1 năm trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

>>Tham khảo: Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?

Chu kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì

Chu kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

Trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt hay trễ kinh là một hiện tượng sinh lý bất thường và khiến cho nhiều bạn nữ “đứng ngồi không yên”. Nếu chậm kinh ở mức độ nhẹ bạn có thể tự cải thiện bằng cách chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho bản thân.

Còn ở tuổi dậy thì, các bạn gái đang trong quá trình phát triển và thay đổi về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý nên thường hay gặp rối loạn chức năng phóng noãn. Một vài trường hợp việc trễ kinh kéo dài còn bắt nguồn từ các bệnh lý hệ sinh sản. Nếu việc trễ kinh kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ làm các căn bệnh nặng hơn và suy giảm sức khỏe đáng kể.

Cho nên đừng lơ là việc trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của bạn gái. Bạn nên đến các cơ sở y tế hay bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị chính xác nhất.

>> Tham khảo: 3 Tháng Không Có Kinh Nguyệt Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Trễ kinh một năm ở tuổi dậy thì có sao không

Trễ kinh một năm ở tuổi dậy thì có sao không (Nguồn: Sưu tầm)

>>Tham khảo: 15 Nguyên Nhân Chậm Kinh, Trễ Kinh Thường Gặp Nhất

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn chức năng phóng noãn chỉ là một trong những lý do khiến bạn gái “mất ăn mất ngủ” vì trễ kinh 1 năm. Ngoài ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì còn là:

  • Stress, căng thẳng kéo dài: Áp lực từ học hành, thi cử hay chính vì trễ kinh càng làm cho bạn lo lắng, mất ổn định nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

  • Suy giảm chức năng tuyến yên: Trong đó tuyến yên trên não bộ không thể thực hiện tốt “nhiệm vụ” điều hòa chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến hiện tượng trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì.

  • Thói quen sinh hoạt: Giảm cân không đúng cách hay lạm dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia,... dễ làm suy nhược cơ thể và giảm bài tiết hormone.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì có thể bắt nguồn từ việc uống thuốc dài hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, tiểu đường,...

  • Mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt còn là triệu chứng của các bệnh đa nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung,... 

Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

>>Tham khảo: 8 dấu hiệu bất thường về kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì của bé

Những cách khắc phục vấn đề trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì

Khi gặp phải vấn đề trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì bạn gái cần đến ngay các bác sĩ chuyên khoa sản để xác định đúng nguyên nhân và can thiệp đúng lúc. Để giúp bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn này Kotex gửi đến bạn những bí quyết để điều hòa kinh nguyệt dưới đây:

  • Trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì - “chuyện nhỏ thôi”

Đối mặt với những thay đổi thất thường của cơ thể hay những áp lực từ việc học hành, mâu thuẫn với gia đình,... các bạn trẻ thường dễ rơi vào khủng hoảng. Kèm theo đó, nỗi lo trễ kinh dễ khiến tình trạng này thêm trầm trọng hơn.

Vì vậy, bạn hãy tìm sự cảm thông từ những người mình tin tưởng qua những buổi tâm sự nhẹ nhàng. Đồng thời, các quý cô phi thường nên yêu đời và giữ một tâm trạng thoải mái nhất để hạn chế những trạng thái mất cân bằng hormone trong cơ thể.

Những cách khắc phục trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì

Những cách khắc phục trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

  • Ăn uống “healthy” khỏi lo trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì

Giải quyết vấn đề trễ kinh, chậm kinh bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với thể trạng. Các nàng cần uống đủ nước, chọn thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất,... Để bảo vệ sức khỏe và “nâng cấp” làn da bạn nữ cũng nên tránh các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

  • Tập thể dục thường xuyên

Nếu không có nhiều thời gian để tham gia tập gym hay vũ đạo tại phòng tập cũng không sao. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Lưu ý rằng nên chọn thời gian và mức độ tập luyện hợp lý với tình trạng sức khỏe bạn nhé.

  • Bổ sung sắt

Các thực phẩm có nhiều sắt như thịt đỏ, socola, đậu phụ, rau bina,... có hiệu quả trong việc giảm đau bụng và rối loạn kinh nguyệt.

>> Xem thêm: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân, Cách xử lý

Câu hỏi thường gặp về trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì? 

Trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?

Trong giai đoạn đầu mới bắt đầu có kinh nguyệt, các dấu hiệu rối loạn như trễ kinh rất thường hay xảy ra với các bạn nữ. Việc trễ kinh 2 tháng được xem là khá bình thường nhưng khi sang tháng thứ 3 vẫn chưa có kinh thì các bạn nên đi thăm khám và điều trị tránh để tình hình trễ kinh kéo dài.

13 tuổi chưa có kinh nguyệt có sao không?

Độ tuổi có kinh bình thường ở các bạn nữ là từ 12 đến 14 tuổi, tuy nhiên do cơ địa của mỗi người là khác nhau nên có thể sớm hay trễ hơn. Nếu từ 13 đến 15 tuổi chưa có kinh thì nên xem lại các yếu tố như sức khỏe, dinh dưỡng, áp lực học tập,...Nhưng đối với trường hợp 18 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt, cần phải đến ngay bác sĩ thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.

Trễ kinh 1 năm ở tuổi dậy thì là một vấn đề đáng lưu tâm nên các quý phụ huynh cần đưa con em mình đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Đồng thời, mỗi bạn nữ cũng nên chủ động tự tìm hiểu thêm các kiến thức sức khỏe bản thân nhiều hơn đặc biệt là trong kinh nguyệt. Cuối cùng đừng quên trang bị sản phẩm Kotex tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong những “ngày dâu” nhé! 

Tham khảo thêm:

 
Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.