Chu kỳ

Trứng Rụng Mấy Ngày? Cách Dự Đoán Ngày Trứng Rụng Đơn Giản

Trứng rụng mấy ngày? Cách dự đoán

 

Các cô nàng nên tìm hiểu trứng rụng mấy ngày để lên kế hoạch có em bé hoặc ngừa thai thành công. Rụng trứng là hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng tháng trong cơ thể người phụ nữ, có tính quyết định rất lớn đến khả năng thụ thai. Cùng Kotex đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này và cập nhật một số thông tin hữu ích liên quan nhé!

>> Tham khảo thêm:

Tìm hiểu trứng rụng mấy ngày

Tìm hiểu trứng rụng mấy ngày để lên kế hoạch tránh thai hoặc có thai theo ý muốn (Nguồn: Internet) 

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên trong chu kỳ hành kinh này đến ngày đầu tiên trong chu kỳ tiếp theo. Thông thường, chu kỳ thường kéo dài khoảng 28 ngày, có thể ngắn hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người, dao động từ 21 - 35 ngày. Trong đó, chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn tăng sinh

Vào cuối chu kỳ trước, nồng độ estrogen và progesterone bị suy giảm đột ngột, kích thích tuyến yên tăng sản xuất hormone FSH và LH. Trước tác động này, các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu phát triển, kích thước tăng lên sau vài ngày, đồng thời thúc đẩy tiết estrogen mạnh mẽ.

Tại cổ tử cung, sau khi hành kinh, biểu mô niêm mạc tử cung tiếp tục tăng sinh và dày lên. Các tuyến ở cơ quan này cũng tăng cường bài tiết dịch nhầy để tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển thuận lợi.

Tại buồng trứng, sau 7 - 8 ngày phát triển, chỉ có một nang trứng phát triển mạnh mẽ, số còn lại sẽ thoái hoá dần. Dưới tác động của hormone FSH và LH, nang sẽ tăng trưởng đến một kích thước nhất định, được gọi là nang chính. Đồng thời, nồng độ FSH tăng cao cũng khiến buồng trứng căng phồng, nang trứng mỏng dần rồi vỡ ra. Đây được gọi là hiện tượng phóng noãn (rụng trứng), thường xảy ra trước kỳ kinh nguyệt khoảng 13 - 14 ngày.

Giai đoạn bài tiết

Sau khi hiện tượng phóng noãn xảy ra, tuyến yên vẫn tiếp tục tăng tiết FSH và LH, khiến các vỏ nang trứng chuyển thành hoàng thể, tăng tiết lượng lớn progesterone cùng estrogen. Ở tử cung, khi nồng độ estrogen tăng cao, lớp niêm mạc đồng thời cũng được kích thích tăng sinh, dày lên và hình thành mạch máu xung quanh.

Vào 2 ngày cuối của chu kỳ, nếu thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ thoái hoá, dẫn đến giảm mạnh nồng độ estrogen và progesterone. Mạch máu tại tử cung cũng bắt đầu co thắt, xuất huyết để tống xuất niêm mạc ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là hành kinh.

>> Tham khảo thêm: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt để biết trứng rụng mấy ngày

Chu kỳ kinh nguyệt chia thành các giai đoạn khác nhau (Nguồn: Internet) 

Thời gian trứng rụng kéo dài bao lâu?

Trứng rụng mấy ngày? Kotex sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:

Thời gian trứng sống trong tử cung

Rụng trứng còn được gọi là hiện tượng phóng noãn từ buồng trứng vào vòi trứng. Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng từ 24 - 48 giờ. Đây là thời điểm dễ thụ thai nhất trong một chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn đang muốn có em bé, có thể tính toán thời điểm quan hệ tình dục và xuất tinh sao cho trùng với ngày rụng trứng.

Trứng rụng mấy ngày thì chết

Trứng rụng mấy ngày thì chết? Khoảng thời gian rụng trứng thường tương đối ngắn, nên rất dễ bỏ lỡ “thời điểm vàng” để thụ thai. Do đó, bạn cần biết được thời gian trứng và tinh trùng có thể sống trong tử cung để mở rộng cơ hội có thai.

Thông thường, các nang noãn được phóng ra khỏi buồng trứng nếu không thụ tinh sẽ bị thoái hoá trong vòng từ 24 - 48 giờ. Tuy nhiên, tinh trùng có thể tồn tại trong tử cung lên đến 5 - 6 ngày. Vì thế, nếu bạn đang canh ngày để mang thai, có thể chọn thời điểm quan hệ từ khoảng 5 - 6 ngày trước khi rụng trứng xảy ra hoặc 2 ngày sau khi trứng rụng. Thời gian này được gọi là cửa sổ thụ thai.

>> Tham khảo thêm: Hết Kinh Bao Nhiêu Ngày Thì Rụng Trứng? Cách Nhận Biết Chính Xác

Trứng rụng mấy ngày là thông tin quan trọng nàng cần nắm

Tính toán thời gian rụng trứng để lên kế hoạch ngừa thai hoặc có thai như mong đợi (Nguồn: Internet) 

Dấu hiệu rụng trứng đơn giản

Thông thường, hiện tượng rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa tháng với những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc cổ tử cung, nhiều, nhầy và dai hơn bình thường (có thể sử dụng hai ngón tay kéo giãn lớp dịch này để nhận biết).
  • Thân nhiệt tăng nhẹ.
  • Vùng bụng dưới nhói đau, cảm giác như chuột rút.
  • Tăng ham muốn tình dục.
  • Chướng bụng, đầy hơi, cảm giác rất khó chịu.

Thực tế, bạn rất khó để xác định chính xác ngày rụng trứng nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu trên hay tính toán chu kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó, phương pháp siêu âm canh trứng hoặc sử dụng que thử thường được khuyến khích hơn. Bạn có thể tham khảo thử để tính toán chính xác ngày rụng trứng, từ đó lên kế hoạch có thai hoặc tránh thai phù hợp.

>> Tham khảo thêm: Chậm Kinh 1 Tuần Có Thai Không? Nguyên Nhân & Cách Han Chế

Trứng rụng mấy ngày và dấu hiệu nhận biết rụng trứng

Tăng ham muốn tình dục trong những ngày rụng trứng (Nguồn: Internet)

Cách tính thời gian dễ thụ thai

Sau khi nắm được thông tin trứng rụng mấy ngày, các nàng có thể dễ dàng tính toán thời gian khoảng thời gian dễ thụ thai nhất trong thai kỳ. Cụ thể như sau:

  • Dựa vào thời gian rụng trứng và thời gian tinh trùng tồn tại trong cơ thể người phụ nữ để xác định cửa sổ thụ thai, thường kéo dài khoảng 6 - 10 ngày.
  • Dựa vào các dấu hiệu và phương pháp xác định thời gian rụng trứng để tính cửa sổ thụ thai.

Thời điểm dễ thụ thai thường rơi vào trước ngày rụng trứng khoảng 5 ngày và sau khi rụng trứng khoảng 2 ngày. Quan hệ tình dục càng gần ngày rụng trứng, tỷ lệ mang thai càng cao.

 

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc trứng rụng mấy ngày, dấu hiệu nhận biết rụng trứng và cách tính thời gian dễ thụ thai nhất. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã cập nhật thêm nhiền kiến thức hữu ích để chuẩn bị kế hoạch tránh thai hoặc có thai theo ý muốn. Ngoài ra, nếu các nàng đang có nhu cầu mua sắm băng vệ sinh, đừng quên ghé ngay Kotex để có nhiều lựa chọn tuyệt vời nhé.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.