Chu kỳ

Bế kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bế kinh

Bế kinh là gì, cách điều trị

Nữ giới nên tìm hiểu bế kinh là gì để nhận biết triệu chứng, phát hiện và thăm khám kịp thời, từ đó áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, nhằm hạn chế biến chứng nghiêm trọng về sau. Theo bác cáo, tình trạng này xảy ra rất phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Cùng Kotex cập nhật thêm thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé!

>>Tham khảo thêm:

bé gái bao nhiều tuổi thì có kinh nguyệt

Nữ giới cần biết bế kinh là gì để chủ động phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời (Nguồn: Internet)

Bế kinh là gì?

Bế kinh là gì? Bế kinh, còn được gọi là vô kinh hoặc tắc kinh, là một hiện tượng phụ nữ có kinh trong một khoảng thời gian nhất định nhưng sau đó kinh biến mất. Khi mất kinh kéo dài trong 3 tháng liên tiếp trở lên, chúng ta gọi đó là bế kinh. Thời gian bế kinh có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Bế kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp, xảy ra khi máu kinh nguyệt hàng tháng vẫn bài xuất nhưng không thể thoát ra ngoài do những cản trở mang tính giải phẫu, chẳng hạn như:

  • Màng trinh không thủng: Bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không thể thoát ra ngoài.
  • Âm đạo có vách ngăn: Âm đạo xuất hiện vách ngăn ngang hoặc không phát triển ở đoạn dưới, khiến máu kinh thông thể thoát ra ngoài.
  • Không có âm đạo: Bộ phận sinh dục chỉ có tử cung, buồng trứng, không có âm đạo khiến huyết kinh bị ứ đọng lại, tràn lên vòi tử cung.

Phân loại bế kinh là gì? Căn cứ vào yếu tố nguyên nhân, bệnh lý này được chia thành 2 nhóm điển hình như sau:

Bế kinh nguyên phát

Bế kinh nguyên phát là tình trạng nữ giới chưa có kinh nguyệt lần đầu dù đã trải qua độ tuổi dậy thì (từ 14 - 16 tuổi). Một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi, còn lại phải can thiệp điều trị y khoa.

>> Xem thêm: Thống kinh là gì, có nguy hiểm không?

Bế kinh thứ phát

Bế kinh thứ phát là tình trạng nữ giới vẫn có kinh nguyệt như bình thường nhưng đột nhiên lại biến mất. Vấn đề này có thể tái phát nhiều lần, thậm chí kéo dài đến giai đoạn mãn kinh.

bế kinh là gì

Bế kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp và phân chia thành hai dạng khác nhau (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây bế kinh là gì?

Nguyên nhân bế kinh là gì? Mỗi dạng bế kinh đều xuất phát từ những yếu tố nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với bế kinh nguyên phát

Nguyên nhân gây ra bế kinh nguyên phát bao gồm:

  • Không có tử cung hoặc tử cung nhi hoá.
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Thể trạng thấp bé hoặc bị suy dinh dưỡng bẩm sinh.
  • Buồng trứng, tuyến yên và tuyến giáp mắc chứng thiểu năng hoạt động nội tiết.

Đối với bế kinh thứ phát

Bế kinh thứ phát có thể xuất phát từ việc:

  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục cấp tính hoặc mãn tính.
  • Suy giảm chức năng nội tiết ở buồng trứng.
  • Tuyến yên và tuyến giáp bị rối loạn chức năng.
  • Khối u xuất hiện ở tuyến yên làm ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ.
  • Rối loạn dinh dưỡng.
  • Sức khỏe tinh thần gặp vấn đề.
  • Niêm mạc tử cung bị suy giảm chức năng.

>> Tham khảo thêm:

bế kinh là gì

Buồng trứng đa nang cũng có thể là nguyên nhân gây bế kinh (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của hiện tượng bế kinh

Nữ giới nên biết triệu chứng của bế kinh là gì để nhận biết ngay từ sớm. Một số dấu hiệu điển hình bạn có thể quan sát thấy như:

  • Đau bụng dưới, có thể đau căng, quằn quại mỗi lần đau kéo dài từ 3 - 4 ngày, sau đó trở lại trạng thái bình thường.
  • Mỗi lần đau bụng sẽ đi kèm khối u trên xương mu.
  • Suy giảm ham muốn tình dục.
  • Rụng lông mu, lông nách.
  • Teo vú.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, chán ăn, tụt huyết áp, nhịp tim chậm.
  • Sụt cân bất thường.
  • Suy giảm trí nhớ.

Với trường hợp bị bế kinh do khối u tuyến giáp, bạn có thể thấy huyết áp tăng cao, lông mọc rậm rạp, tăng cân bất thường, da thô ráp,...

>> Tìm hiểu thêm:

bế kinh là gì

Bế kinh có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau (Nguồn: Internet)

Tác hại của bế kinh

Nhiều người luôn lo lắng liệu tác hại của bế kinh là gì. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sức khoẻ và khả năng sinh sản ở nữ, bao gồm:

  • Gây vô sinh: Bế kinh có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, ung thư cổ tử cung,... từ đó làm tăng nguy cơ bị vô sinh.
  • Teo bộ phận sinh dục: Nếu bế kinh xảy do suy buồng trứng sớm, khả năng cao bộ phận sinh dục sẽ bị teo, tình dục rối loạn, lão hoá sớm, thậm chí gây ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,... đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Trầm cảm: Khi bị bế kinh do rối loạn tinh thần, nữ giới thường xuyên có cảm giác bất an, lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản,.. nên rất dễ rơi vào trầm cảm.
  • Hội chứng Galactorrhea: Tử cung có thể bị teo nhỏ, dẫn đến chứng khô máu, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu bế kinh kéo dài và không được điều trị

Có thể nói, bế kinh có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt, nữ giới nên đi khám bác sĩ ngay từ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Tắc kinh có nguy hiểm gì không? 6 cách chữa tắc kinh đơn giản tại nhà

bế kinh là gì

Bế kinh có thể gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại nếu không được điều trị kịp thời (Nguồn: Internet)

Các phương pháp chữa trị bế kinh

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được chỉ định đối với tình trạng bế kinh, bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây để chữa bế kinh

Nếu nguyên nhân bế kinh được chẩn đoán do các bệnh lý phụ khoa, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị. Đối với các trường hợp do rối loạn, thiếu hụt nội tiết tố nữ, phương pháp tối ưu nhất là bổ sung hormone.

>>Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng 7 Loại Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh An Toàn Và Hiệu Quả

Can thiệp ngoại khoa để điều trị bế kinh

Nếu nguyên nhân bế kinh là do dị tật bẩm sinh hoặc cấu trúc giải phẫu bất thường của cơ quan sinh sản nữ, người bệnh có thể phải áp dụng một số phương pháp điều trị ngoại khoa như: Hút điều hoà kinh nguyệt, phẫu thuật mở màng trinh, phẫu thuật cắt bỏ khối u tử cung,...

Dùng thuốc Đông y để chữa trị bế kinh

Theo nguyên lý Đông y, bế kinh chủ yếu xảy ra do huyết ứ, can thận bị suy yếu, khí huyết suy giảm,... Những yếu tố này khiến máu kinh không thể thoát ra ngoài, ứ đọng lại ở tử cung gây đau, chướng bụng dưới. Nữ giới cần sử dụng một số bài thuốc tác động vào khí huyết để tăng cường khả năng lưu thông, từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng huyết ứ, huyết hư,...

Thay đổi chế độ sinh hoạt để chữa bế kinh

Nếu bế kinh xảy ra do chế độ sinh hoạt và vệ sinh sai cách, bạn có thể khắc phục bằng các giải pháp sau đây:

  • Giữ bộ phận sinh dục luôn trong trạng thái sạch sẽ, luôn vệ sinh sau khi quan hệ tình dục để ngăn viêm nhiễm.
  • Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Tránh căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái,
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện các tình trạng bất thường, từ đó áp dụng phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

bế kinh là gì

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để cải thiện hiệu quả tình trạng bế kinh (Nguồn:Internet)

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc bế kinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bế kinh và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này, bạn đã cập nhật thêm nhiền kiến thức hữu ích để phát hiện bệnh và thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Ngoài ra, nếu các nàng đang có nhu cầu mua sắm băng vệ sinh chất lượng, đừng quên ghé ngay Kotex để có nhiều lựa chọn tuyệt vời nhé.

>> Các bài viết cùng chủ đề:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

 

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.