Màng Trinh Là Gì? Cách Nhận Biết Màng Trinh Còn Hay Rách
Màng trinh là một lớp màng mỏng thuộc bộ phận sinh dục của nữ giới, thường được mọi người xem như tiêu chuẩn để đánh giá trinh tiết của một người con gái theo quan niệm xưa. Tuy nhiên, những gì bạn biết về màng trinh có thật sự đúng? Cụ thể màng trinh là gì, nó được hình thành như thế nào? Màng trinh và “trinh tiết” có giống nhau? Hãy cùng Kotex tìm hiểu các sự thật về màng trinh qua bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm: Quan niệm về trinh tiết, Trinh tiết có còn quan trọng ngày nay không?
Màng trinh là gì?
Màng trinh là một mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo, thuộc bộ phận sinh dục nữ. Cấu tạo của màng trinh mềm mại, có khả năng gấp nếp hoặc co giãn, hầu như không có dây thần kinh. Chính giữa màng trinh có một, hai hoặc nhiều lỗ nhỏ giúp máu kinh nguyệt thoát ra khỏi cơ thể nàng mỗi tháng. Hình dạng, kích thước và độ dày của màng trinh khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người như màng trinh hình lá, màng trinh hình khuyên, màng trinh hình tròn,... Trong đó, màng trinh hình tròn dễ rách nhất.
Vị trí màng trinh
Theo các chuyên gia, màng trinh là lớp màng mỏng chắn ngang cửa âm đạo, thường có màu hồng nhạt và cách cửa âm đạo khoảng 2 - 3 cm. Bên cạnh đó, màng trinh còn là ranh giới giữa âm hộ và âm đạo.
>> Tham khảo thêm: Cảm giác khi chạm vào màng trinh như thế nào?
Chức năng của màng trinh
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chức năng của màng trinh nên có thể nói màng trinh không giữ bất kỳ vai trò nào trong cơ thể cũng như hệ sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng màng trinh có thể giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào bên trong âm đạo.
>> Tham khảo: Cách nhận biết màng trinh còn hay rách
Cấu tạo màng trinh (Nguồn: Sưu tầm)
Màng trinh hình thành như thế nào?
Bên cạnh vấn đề màng trinh nằm ở đâu, màng trinh có tác dụng gì, chắc hẳn nhiều chị em cũng quan tâm màng trinh có từ khi nào và màng trinh được hình thành ra sao. Dưới đây là quá trình hình thành màng trinh ở nữ giới.
-
Trong quá trình hình thành phôi thai từ tuần thứ 3 đến quý thứ 2 của thai kỳ, đường sinh dục bắt đầu phát triển và màng trinh được hình thành sau âm đạo.
-
Đến tuần thứ 7, vách ngăn niệu đạo hình thành và ngăn cách trực tràng với xoang niệu sinh dục.
-
Vào tuần thứ 9, các ống dẫn di chuyển xuống dưới đến xoang niệu sinh dục, tạo thành ống tử cung và chèn vào xoang niệu sinh dục.
-
Đến tuần thứ 12, các ống dẫn trứng hợp nhất để tạo ra một ống âm đạo tử cung nguyên thủy.
-
Tới tháng thứ năm, quá trình tạo ống âm đạo hoàn tất, màng trinh của thai nhi được hình thành và thường bị thủng trước hoặc ngay sau khi sinh.
Màng trinh là một mô đàn hồi có thể co giãn khi chúng ta di chuyển. Lớp màng này khi mới sinh thường dày hơn và sẽ mỏng dần theo thời gian.
>> Tham khảo: Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Cảm giác khi chạm vào màng trinh
Bạn có thể chạm vào màng trinh khi đưa tay vào trong âm đạo khoảng 2 đến 3 cm. Tuy nhiên, bạn sẽ không có cảm giác gì khi sờ thấy màng trinh. Bởi vì màng trinh rất mỏng và mềm nên khá khó cảm nhận.
Mặt khác, các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên chạm vào lớp màng này. Bởi vì bạn có thể vô tình làm rách màng trinh gây đau đớn và chảy máu. Bên cạnh đó, vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập làm viêm nhiễm âm đạo.
Các loại màng trinh và một số dị tật màng trinh
Có nhiều loại màng trinh khác nhau, phân loại dựa trên hình dạng màng trinh đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ. Sau đây là chi tiết về 5 loại màng trinh có thể bạn quan tâm:
Màng trinh bình thường
Có 2 trường hợp màng trinh bình thường, gồm: Màng trinh hình khuyên với lỗ ở giữa vừa đủ lớn và màng trinh hình trăng khuyết với lỗ nhỏ ở phía trên. Khi còn bé, màng trinh của bạn thường có hình khuyên, với lớp màng mỏng. Trải qua từng giai đoạn phát triển, hình dạng của màng trinh cũng có phần thay đổi, chúng thường có hình trăng khuyết, hay còn được gọi là hình lưỡi liềm.
>> Tham khảo thêm: Tại sao quan hệ lần đầu quan hệ không ra máu
Màng trinh dạng sàng
Màng trinh có độ bao phủ toàn bộ cửa âm đạo thì được gọi là màng trinh dạng sàng. Ở bề mặt màng trinh sẽ xuất hiện nhiều lỗ nhỏ để giúp cho kinh nguyệt thoát ra ngoài. Tuy nhiên, với những người có màng trinh dạng sàng, bạn sẽ không thuận lợi trong việc sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon để thay thế băng vệ sinh.
Màng trinh không thủng
Màng trinh không thủng có độ bao phủ kín hết toàn bộ cửa âm đạo của bạn. Bởi vì độ bao phủ cao, nên kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài. Điều này làm cho phần máu kinh sẽ luôn bị ứ đọng trong âm đạo, gây nên tình trạng khó đi tiểu, đi nặng, đau bụng và đau lưng. Tuy nhiên, màng trinh không thủng thuộc dạng hiếm xảy ra, thông thường xác suất chỉ gặp ở 1/1000 bé gái.
>> Tham khảo thêm: Máu Trinh Là Gì? Máu Trinh Khác Máu Kinh Như Thế Nào?
Màng trinh có lỗ thủng nhỏ
Ngoại trừ một lỗ nhỏ trong màng trinh, phần còn lại của cửa âm đạo sẽ bị bao phủ hoàn toàn. Từ lỗ nhỏ đó, máu kinh có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vì hình dạng màng trinh khá đặc biệt, nên việc sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san để thay thế băng vệ sinh sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn.
>> Tham khảo thêm: Cách nhận biết con gái còn trinh
Màng trinh có vách ngăn
Đây là dạng màng trinh được cấu tạo bởi một lớp mô thừa ở giữa, hai bên là 2 lỗ nhỏ. Cũng giống với màng trinh có lỗ thủng nhỏ, các cô nàng sẽ khó khăn trong việc dùng tampon và cốc nguyệt san. Để chữa trị tình trạng dị dạng này, các nàng cần đến bác sĩ để thăm khám và thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ lớp mô thừa, đưa âm đạo trở về kích thước bình thường.
>> Tham khảo thêm: Phá Trinh: Không Thể Quan Hệ Được, Phải Nhờ Bác Sĩ!
Hình dạng các loại màng trinh (Nguồn: Sưu tầm)
Rách màng trinh là gì?
Làm thế nào để các cô nàng có thể biết màng trinh bị rách khi nào? Nên hiểu thế nào là rách màng trinh? Rách màng trinh có phải mất trinh không?
Rách màng trinh là hiện tượng âm đạo không còn ở kích thước bình thường, mà chúng có thể bị tách rộng ra và thay đổi hình dạng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến màng trinh của nữ giới bị rách. Cụ thể rách màng trinh do quan hệ tình dục, do tai nạn, do thủ dâm hoặc sử dụng cốc nguyệt san, tampon trong ngày đèn đỏ cũng có thể gây rách màng trinh.
>> Tham khảo thêm: Dùng Cốc Nguyệt San Có Mất Trinh Không?
Những hoạt động có thể khiến màng trinh bị rách
Từ cấu tạo và tính chất màng trinh đã nêu ở trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu được việc quan hệ tình dục không phải là hoạt động duy nhất gây rách màng trinh ở nữ giới. Trên thực tế, màng trinh cũng có thể bị rách trước khi “yêu” do các hoạt động như:
-
Đi xe đạp, tập thể dục dụng cụ
-
Vận động mạnh
-
Cưỡi ngựa, leo trèo
-
Thủ dâm
-
Sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon khi có kinh
-
Khám phụ khoa
Nhìn chung thì bất cứ hoạt động mạnh nào tác động đến vùng âm đạo đều khiến màng trinh bị rách. Hình dạng và kích màng trinh của mỗi người là khác nhau nên có thể chính bạn cũng không biết màng trinh của mình bị rách khi nào. Và không phải ai cũng bị chảy máu trong lần quan hệ đầu tiên.
>> Tham khảo: Rách Màng Trinh Có Chảy Nhiều Máu Không?
Sử dụng cốc nguyệt san hay tampon khi có kinh có thể gây rách màng trinh (Nguồn: Sưu tầm)
Cách kiểm tra màng trinh còn hay rách?
Bạn có thể tự kiểm tra màng trinh còn hay rách tại nhà nhưng kết quả sẽ không chính xác như khi đến bệnh viện. Những yếu tố như: tư thế ngồi, độ sáng, góc nhìn có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả. Bạn cần hết sức cẩn thận trong quá trình thao tác để không làm rách màng trinh và gây viêm nhiễm âm đạo.
Bạn cần chuẩn bị một chiếc gương soi lớn và làm theo các bước sau:
-
Đặt gương soi ở vị trí 45 độ
-
Ngồi trên giường, ghế hoặc thành bồn tắm, bồn cầu, chân đặt xuống đất, xoạc rộng. Chọn hướng ngồi để khi nhìn vào gương có thể quan sát lỗ âm đạo rõ ràng.
-
Dùng ngón tay vạch vành môi âm đạo nhẹ nhàng để cổ tử cung mở rộng, dễ dàng cho việc quan sát.
-
Nhìn vào lỗ âm đạo trong gương. Nếu chưa rách màng trinh, bạn sẽ thấy có một mô mỏng hình lưỡi liềm hoặc hình bầu dục. Nếu màng trinh đã bị rách thì tấm màng này sẽ bị cuộn về thành âm đạo hoặc chỉ thấy lỗ tròn giữa tấm màng trinh.
Trong trường hợp đã áp dụng cách kiểm tra màng trinh còn hay rách như trên mà vẫn không nhìn thấy được thì hãy đến bác sĩ sản khoa để kiểm tra chính xác.
Dấu hiệu rách màng trinh
Trong trường hợp bạn gái đã quan hệ tình dục lần đầu thì dấu hiệu rách màng trinh dễ thấy là: chảy máu hồng tươi và có cảm giác đau rát. Cảm giác đau được tạo ra do âm đạo quá nhỏ so với dương vật hoặc do các cơ âm đạo chưa quen với việc kéo căng do sự xâm nhập của dương vật. Cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian.
>> Tham khảo thêm: Những thay đổi sau khi mất trinh ở cơ thể con gái
Chứng màng trinh không thủng
Chứng màng trinh không thủng là tình trạng màng trinh không có lỗ nhỏ. Khi hành kinh, các cô gái mắc chứng màng trinh không thủng sẽ cảm thấy đau đớn và sưng to bụng dưới bất thường. Nguyên nhân của triệu chứng này là do máu kinh bị tắc và ứ đọng trong âm đạo.
Chứng màng trinh không thủng là một trường hợp ít gặp ở các bé gái. Bởi vì theo thống kê chỉ có khoảng 1/1000 bé gái được phát hiện mắc trường hợp này. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của chứng màng trinh không thủng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở khám phụ khoa uy tín để làm thủ thuật tạo lỗ màng trinh.
Hiện tượng phụ nữ không có màng trinh
Không có màng trinh là một hiện tượng bình thường ở nữ giới. Những bạn gái có hiện tượng này sẽ có màng trinh rất nhỏ hoặc không hề có màng trinh kể từ khi được sinh ra.
Một người phụ nữ không có màng trinh vẫn hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần bất cứ sự can thiệp y tế nào. Do đó, bạn cũng không cần lo lắng khi lần đầu quan hệ mà không thấy màng trinh bị rách.
Ngoài nguyên nhân bẩm sinh, các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng phụ nữ không có màng trinh bao gồm:
-
Âm đạo bị dị tật, do đó màng trinh cũng không có.
-
Màng trinh bị rách từ khi còn nhỏ do tai nạn.
-
Người chơi thể thao vận động mạnh dẫn đến rách màng trinh.
Do đó, không một ai có thể đánh giá trinh tiết của bạn qua một lớp màng trinh. Bởi vì không phải bạn nữ nào cũng có màng trinh và màng trinh có thể bị rách do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phân biệt màng trinh và “trinh tiết”, màng trinh có phải là tiêu chuẩn đánh giá trinh tiết phụ nữ?
Cần hiểu rõ những đặc điểm cũng như cấu tạo của màng trinh để tránh những lầm lẫn và lo lắng không đáng có về “màng trinh” và “trinh tiết”. “Màng trinh” là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ còn “trinh tiết” ý chỉ một tiêu chuẩn xã hội. Ngày nay, việc còn hay mất màng trinh trong lần đầu quan hệ không còn là tiêu chí để đánh giá “trinh tiết” của người phụ nữ. Vì thực tế, dù còn trinh nhưng vẫn có nhiều cô gái không bị chảy máu trong lần giao hợp đầu tiên. Có thể màng trinh đã bị rách trước đó do các sự cố không mong muốn hoặc do các yếu tố tự nhiên khác như:
-
Màng trinh có kích thước lỗ lớn
-
Lượng máu khi màng trinh bị rách tiết ra quá ít đến mức không thể nhìn thấy (màu máu nhạt)
-
Màng trinh có độ co giãn, đàn hồi tốt nên không bị rách
-
Một số người không có màng trinh bẩm sinh.
>>Tham khảo thêm: Cấu Tạo Và Vị Trí Màng Trinh Của Con Gái
Những câu hỏi thường gặp
Quan hệ bằng tay có bị rách màng trinh không?
Quan hệ bằng tay vẫn có khả năng làm rách màng trinh. Bởi vì màng trinh rất mỏng và nằm cách cửa âm đạo chỉ 2 đến 3 cm. Vì vậy, khi bạn trai đưa tay vào sâu bên trong âm đạo có thể làm màng trinh bị tổn thương. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau đớn và có máu tươi chảy ra.
Màng trinh không hoàn toàn che phủ âm đạo?
Màng trinh bình thường nhất là một màng mỏng nằm ở đáy âm đạo, không hoàn toàn che phủ âm đạo. Nếu bạn gái nào có màng trinh che phủ toàn bộ âm đạo thì đó gọi là màng bít kín âm đạo. Một số ít người có những biến thể khác, với những lỗ nhỏ ti li trên màng trinh.
Màng trinh bất thường có thể cần đến phẫu thuật?
Nếu màng trinh của bạn bít kín âm đạo hoặc có vách ngăn thì đây là dấu hiệu bất thường và bạn có thể cần một cuộc tiểu phẫu. Trên thực tế, màng trinh bịt kín âm đạo sẽ khiến máu kinh nguyệt không thể đi ra ngoài được. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì một cuộc tiểu phẫu sẽ giải quyết được vấn đề.
>> Tham khảo thêm: Thủ Dâm Có Mất Trinh Không?
Rách màng trinh có đau không?
Màng trinh là một bộ phận của cơ quan sinh sản nữ nên bất cứ tác động mạnh nào cũng sẽ gây đau nhiều hoặc ít.
Khi bị rách màng trinh do lần đầu có sự xâm nhập của dương vật thì chị em sẽ có cảm giác đau đớn nhưng sẽ chóng hết. Tùy vào hình dạng màng trinh dày hay mỏng mà chị em có cảm giác đau khác nhau.
Màng trinh có thể tự lành sau khi bị rách không?
Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia y tế và tài liệu y khoa, màng trinh không thể tự lành sau khi bị rách.
Nếu chưa rách màng trinh thì có thai không?
Trong quá trình quan hệ, trước khi người đàn ông xuất tinh sẽ tiết ra một chất lỏng gọi là pre-ejaculate (dịch trước khi xuất tinh) chứa hàng ngàn tinh trùng. Tinh trùng của đàn ông nếu đi qua âm đạo sau đó qua cổ tử cung đến ống dẫn trứng thì trứng sẽ được thụ tinh. Do đó chị em vẫn có thể mang thai nếu không quan hệ tình dục, đó là các trường hợp:
-
Tinh trùng đi vào âm đạo, ngón tay dính tinh dịch hoặc pre-ejaculate rồi chạm vào âm đạo.
-
Người nam xuất tinh gần âm đạo.
-
Dương vật đã cương cứng tiếp xúc gần âm đạo.
Tuy nhiên, nguy cơ mang thai này rất thấp bởi tinh trùng chỉ có thể sống bên ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn.
Có thể vá màng trinh được hay không?
Câu trả lời là có thể. Vá màng trinh là thủ thuật ngoại khoa làm lành lớp da niêm mạc trong âm đạo. Tiểu phẫu không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Lưu ý, phụ nữ mang thai không thể thực hiện vá màng trinh. Phụ nữ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chỉ có thể thực hiện tiểu phẫu khi đã điều trị khỏi bệnh. Thời điểm sạch kinh ít nhất 3 ngày là thời gian vàng để thực hiện vá màng trinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết và hướng dẫn cho cuộc tiểu phẫu.
Trên đây là những thông tin hữu ích về màng trinh m&agrve; bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu rõ được màng trinh là gì, cấu tạo cũng như chức năng của màng trinh, cách nhận biết màng trinh còn hay rách. Trong trường hợp bạn gái e ngại sử dụng cốc nguyệt san hay tampon sẽ gây ảnh hưởng đến màng trinh thì những sản phẩm băng vệ sinh Kotex là một lựa chọn tốt. Kotex khô thoáng, chống tràn giúp bạn tự tin năng động cả ngày dài.
>> Tham khảo thêm:
Nguồn tham khảo: