Cấu tạo màng trinh và vị trí màng trinh của con gái
Từ thời xưa, màng trinh luôn được xem như một yếu tố để biết được người phụ nữ có còn trinh tiết hay không nhưng thực chất, điều này không hoàn toàn đúng trong thời điểm hiện tại. Màng trinh là 1 lớp màng mỏng nằm trong bộ phận sinh dục nữ và sẽ có 1 hoặc vài lỗ nhỏ để kinh nguyệt thoát ra ngoài. Các chị em cùng Kotex tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo màng trinh cũng như những vấn đề liên quan đến màng trinh trong bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo thêm: Âm hộ hay cửa mình và âm đạo là gì?
1. Cấu tạo và vị trí của màng trinh trong âm đạo
Màng trinh là một phần của bộ phận sinh dục nữ và được cấu tạo từ tế bào niêm mạc, có hình dáng như 1 lớp màng mỏng bao quanh lỗ âm đạo. Vị trí chính xác của màng trinh là nằm sau môi lớn và môi bé, cách cửa âm đạo khoảng 2 cm, là ranh giới giữa bên trong và bên ngoài của “cô bé”. Tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng cá nhân mà màng trinh của mỗi người cũng sẽ có hình dáng, kích thước và độ dày khác nhau.
Màng trinh có đặc tính mềm mại, co giãn được và thường thì lớp màng này sẽ mỏng dần theo thời gian trưởng thành của chị em, tính từ lúc mới chào đời. Màng trinh bình thường sẽ có một hoặc vài lỗ nhỏ giúp cho máu kinh có thể thoát ra ngoài trong mỗi thời điểm hành kinh. Kích thước của các lỗ màng trinh của các chị em cũng sẽ khác nhau nên cũng có trường hợp màng trinh không có lỗ.
Theo các chuyên gia cho biết, vẫn chưa xác định được vai trò thực sự mà màng trinh mang lại đối với bộ phận sinh dục của các nàng. Tuy nhiên, có một vài nhận định cho rằng, màng trinh có khả năng góp phần vào việc ngăn chặn vi khuẩn và vật thể lạ xâm nhập vào “cô bé”.
Tham khảo: Mất Trinh Có Chảy Máu Không, Bao Lâu, Nhiều Hay Ít?
Cùng Kotex tìm hiểu cấu tạo và vị trí của màng trinh (Nguồn: Sưu tầm)
2. Các biến thể và cấu tạo khác nhau của màng trinh
Như Kotex đã đề cập trước đó, tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của các chị em khác nhau nên mỗi người cũng sẽ sở hữu màng trinh với hình dáng và cấu tạo khác nhau. Sau đây là các biến thể của màng trinh:
2.1 Màng trinh không thủng lỗ
Màng trinh không thủng lỗ được xem như một loại dị tật có khả năng gây ra nhiều biến chứng cho chị em ở độ tuổi dậy thì. Và theo thống kê của các chuyên gia, tỉ lệ mắc phải dị tật này là ở khoảng 1/1000 bé gái. Tình trạng này sẽ không hề có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết cho đến khi các nàng bước vào giai đoạn dậy thì.
Khi kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện, vì cấu tạo màng trinh không thủng lỗ nên sẽ hoàn toàn bao bọc hết lỗ âm đạo. Đến thời điểm hành kinh máu chảy ra nhưng lại bị ứ đọng lại bên trong tử cung và không thể thoát ra bên ngoài âm đạo. Việc này dẫn đến tình trạng đau đớn ở các vùng lưng, bụng của các bạn gái. Có trường hợp bụng sẽ sưng to hoặc gây ra khó khăn và đau nhói khi đang đi tiểu tiện.
Tham khảo: Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu? Có liên quan đến trinh tiết
2.2 Màng trinh có lỗ thủng siêu nhỏ
Khác với màng trinh không lỗ, màng trinh có lỗ thủng siêu nhỏ là dạng màng trinh bao bọc toàn bộ cửa âm đạo nhưng vẫn sẽ có các lỗ nhỏ để máu kinh thoát ra ngoài, điều này cũng sẽ gây ra khó khăn trong việc đưa cốc nguyệt san hoặc tampon vào bên trong cô bé.
2.3 Màng trinh có vách ngăn
Màng trinh có vách ngăn cũng có thể được xem như 1 loại dị tật với cấu tạo hai lỗ nhỏ được ngăn cách bởi một lớp mô ở giữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các chị em muốn sử dụng tampon và cốc nguyệt san gặp khó khăn trong việc đưa vào và lấy ra. Giống với màng trinh không lỗ, nếu các nàng sở hữu màng trinh có vách ngăn thì có thể đến những cơ sở uy tín để các bác sĩ sử dụng phương pháp xử lý để giúp cô bé trở về trạng thái bình thường.
Tham khảo: Các Giai Đoạn Cực Khoái Khi Quan Hệ Tình Dục - Những Tư Thế Quan Hệ Nóng Bỏng
Tuy vào cơ địa của mỗi người cấu tạo của màng trinh sẽ khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)
3. Cấu tạo màng trinh còn nguyên và sau khi bị rách như thế nào?
Màng trinh với hình dạng bình thường sẽ có lỗ ở giữa với kích thước lỗ vừa phải hoặc hình trăng khuyết với lỗ phía trên. Độ dày màng trinh khoảng tầm 1,5 mm, giống với các biến thể khác, màng trinh sẽ giữ nguyên được hình dạng khi chưa bị rách.
Khi màng trinh bị rách hoặc mất trinh đa số chị em sẽ cảm thấy đau đớn và chảy một ít máu. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp chị em không có cảm giác gì và không chảy máu. Thường thì những trường hợp này cũng dễ bị hiểu nhầm là đã bị rách trước đó hoặc không có màng trinh. Sau khi bị rách, chắc chắn màng trinh sẽ không còn giữ được hình dạng ban đầu mà là một vết rách hoặc những lỗ trên màng trinh mở rộng ra. Bên cạnh đó, màng trinh sau khi rách sẽ vẫn còn sót lại những mảng bám ở thành âm đạo.
Tham khảo: Thủ dâm có mất trinh không? Những lưu ý khi thủ dâm
4. Các nguy cơ tác động đến màng trinh
Vì cấu tạo màng trinh mỏng nên sẽ có rất nhiều nguy cơ tác động dẫn đến rách màng trinh mà các nàng dễ gặp phải. Quan hệ tình dục chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rách màng trinh. Chị em có thể nhận biết được màng trinh bị rách thông qua các dấu hiệu như đau vùng kín và chảy một ít máu. Sau đây sẽ là những hoạt động có khả năng làm màng trinh bị rách:
Thủ dâm
Đi xe đạp
Vận động mạnh
Sử dụng cốc nguyệt san và tampon trong thời điểm hành kinh
Các hoạt động leo trèo
Các loại hình thể dục dụng cụ
Cưỡi ngựa
Một số xét nghiệm trong việc khám phụ khoa
Vận động mạnh
Tham khảo thêm: Dùng cốc nguyệt san có bị rộng cô bé không? Nguyên nhân và tác hại
5. Khác biệt giữa màng trinh và trinh tiết
Khi đã nắm rõ được cấu tạo cũng như những vấn đề xoay quanh màng trinh, chị em cũng có thể dễ dàng hiểu được màng trinh và trinh tiết là 2 khái niệm hoàn toàn khác. Màng trinh là một phần của cơ quan sinh dục nữ, còn trinh tiết là một tiêu chuẩn xã hội.
Trên thực tế, trinh tiết của một người phụ nữ không hoàn toàn phụ thuộc vào màng trinh vì có những trường hợp được ghi nhận có nhiều chị em không hề chảy máu sau lần quan hệ tình dục đầu tiên. Vì vậy, cho dù sau khi quan hệ lần đầu có chảy máu hay không hoặc tình trạng của màng trinh có như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể dùng màng trinh để đánh giá trinh tiết của chị em được.
Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến trạng thái của màng trinh như không có màng trinh bẩm sinh, kích thước lỗ màng trinh lớn, độ đàn hồi co dãn của màng trinh quá tốt nên không bị rách hoặc máu quá ít đến nỗi không nhìn thấy.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cấu tạo màng trinh cũng như những vấn đề liên quan đến màng trinh mà chị em cần lưu ý. Suy cho cùng, màng trinh sẽ không phải là yếu tố phản ánh thực trạng của trinh tiết nên chị em cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé. Bên cạnh đó thì các nàng cũng nên đến những cơ sở y tế kiểm tra tình trạng màng trinh của mình để có thể tìm được những giải pháp kịp thời đối với những trường hợp dị tật nhé. Và đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để trải qua kỳ kinh thật thoải mái và nhẹ nhàng nhé!
>> Tham khảo thêm: