Chu kỳ

Rách màng trinh có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt không?

rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Màng trinh của phái nữ là một tấm màng mỏng nằm tại vị trí cửa âm đạo, có tác dụng giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hay những bệnh lý nguy hiểm khác. Tuy nhiên, vì tấm màng này khá mỏng nên rất dễ rách do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, rách màng trinh có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt hay không? Thông qua bài viết này, Kotex sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

>> Tham khảo thêm: Cấu Tạo Màng Trinh Và Vị Trí Màng Trinh Của Con Gái

Dấu hiệu rách màng trinh

Trước tiên, để biết được rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu của tình trạng rách màng trinh. 

Chảy máu

Chảy máu tại âm đạo là một trong những dấu hiệu thường thấy khi màng trinh bị rách. Tuy nhiên, đây không phải là biểu hiện điển hình nhất của hiện tượng này, vì rất dễ bị nhầm lẫn với những hiện tượng khác như chảy máu do tới chu kỳ kinh nguyệt. Khi rách màng trinh, máu thường chảy khá ít, có thể dính một ít ở ga giường hoặc quần lót. Để phân biệt với các tình trạng khác, bạn có thể quan sát kỹ màu sắc máu chảy ra. Thông thường, lượng máu chảy ra khi mất trinh có màu đỏ tươi hơn màu đỏ thẫm của kinh nguyệt. 

>> Tham khảo thêm: Chưa Mất Trinh Có Thai Được Không? Biện Pháp Quan Hệ An Toàn

 Dấu hiệu của rách màng trinh là gì

Chảy máu vùng kín là dấu hiệu thường thấy khi bị rách màng trinh (Nguồn: Sưu tầm) 

Đau rát vùng kín

Một trong những dấu hiệu của tình trạng rách màng trinh mà bạn nữ có thể nhận biết dễ dàng đó là đau rát vùng kín. Trên thực tế, màng trinh được cấu tạo từ những nếp gấp và có sự liên kết rất chặt chẽ với vị trí ống âm đạo nhờ hệ thống mạch máu và tế bào. Do đó, khi quan hệ hoặc bị tác động bằng lực đủ mạnh thì mạch máu này sẽ bị giãn ra và đứt gãy, gây cảm giác đau đớn.

Mức độ đau rát sẽ phụ thuộc vào cấu tạo của màng trinh và cơ địa của bạn nữ. Cụ thể, nếu màng trinh mỏng thì chị em chỉ sẽ đau nhói một chút, sau đó sẽ bình thường trở lại. Trong trường hợp màng trinh dày thì có thể chị em sẽ phải chịu nhiều đau đớn hơn. 

>> Tham khảo thêm: Thủ dâm có mất trinh không? Những lưu ý khi thủ dâm

Mức độ đau rát khi rách màng trinh sẽ phụ thuộc vào cấu tạo của màng trinh và cơ địa của bạn nữ

Mức độ đau rát khi rách màng trinh sẽ phụ thuộc vào cấu tạo của màng trinh và cơ địa của bạn nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không là một trong những vấn đề được các bạn nữ quan tâm. Thực tế, hiện tượng hành kinh phụ thuộc vào lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể của nữ giới. Do vậy, việc màng trinh bị rách không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ. Tuy nhiên, khi màng trinh bị rách, vùng kín mất đi lớp màng bảo vệ nên rất dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, lúc này, bạn cần cẩn thận và kỹ càng hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín. 

>> Tham khảo thêm: Cách Nhận Biết Màng Trinh Còn Hay Rách

Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không

Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không là thắc mắc chung của nhiều bạn nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Cần làm gì sau khi rách màng trinh?

Như đã đề cập, việc màng trinh bị rách khiến vùng kín không được bảo vệ tốt như trước, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây nên các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm nhiễm vòi trứng. Thậm chí, nếu kéo dài các triệu chứng nhẹ và chăm sóc không đúng cách thì có thể phát triển thành khối u, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Vì thế, khi phát hiện tình trạng rách màng trinh, bạn cần thực hiện một số điều như sau:

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ là điều cần thiết mà các bạn nữ cần thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, khi vùng kín bị mất đi lớp màng bảo vệ thì vấn đề này cần được chú trọng hơn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không chứa chất tạo hương để tránh gây kích ứng cho âm đạo. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung những thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua hay thức uống có chứa men vi sinh. Hơn thế nữa, việc thay quần lót thường xuyên trong ngày cũng là điều mà chị em cần làm để đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ. 

>> Tham khảo thêm: Quan hệ bằng tay có mất trinh không? Lưu ý quan trọng

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ là điều cần thiết

Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để vệ sinh vùng kín (Nguồn: Sưu tầm)

Đến bác sĩ thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường

Rách màng trinh không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, thế nhưng nếu bạn gái quá lo lắng hoặc nhận thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay bệnh viện. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, tư vấn và đưa ra hướng xử trí phù hợp, tránh để các tình trạng bất thường kéo dài.

>> Tham khảo thêm: Một số dấu hiệu ra máu bất thường trước kỳ kinh

Đến ngay cơ sở y tế nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi rách màng trinh

Chị em cần đến ngay cơ sở y tế nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi rách màng trinh (Nguồn: Sưu tầm)

 

Trên đây là các thông tin về vấn đề rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, cùng những dấu hiệu để nhận biết hiện tượng này. Ngoài ra, để tìm hiểu một số vấn đề khác liên quan đến sức khỏe sinh lý, phụ khoa cũng như chọn mua các sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng cho kỳ kinh nguyệt, bạn có thể truy cập ngay vào website của Kotex để “chốt đơn” nhanh chóng và khám phá các chia sẻ hữu ích khác. 

>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.