Niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt dày - mỏng thế nào?
Mỗi tháng, các bạn nữ sẽ có kinh nguyệt một lần với biểu hiện xuất huyết âm đạo do sự bong tróc niêm mạc tử cung gây ra. Tại sao lại có hiện tượng này? Lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò gì trong vấn đề sinh sản của phụ nữ? Cùng Kotex tìm hiểu những thay đổi của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt qua bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn trước rụng trứng (giai đoạn estrogen): là giai đoạn đầu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, niêm mạc tử cung chịu ảnh hưởng của hormone estrogen, được tính từ lúc bắt đầu hành kinh cho đến khi rụng trứng, thông thường là 14 ngày.
Giai đoạn sau rụng trứng (Giai đoạn hoàng thể hay progesteron): là nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, niêm mạc tử cung chịu ảnh hưởng của hormone Progesteron. Hoàng thể chính là phần còn lại sau khi rụng trứng. Giai đoạn hoàng thể được tính từ lúc trứng rụng và tự thoái hóa cho đến ngày hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
>> Tham khảo thêm: Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt do đâu?
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới chia làm 2 giai đoạn: trước và sau rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)
Niêm mạc tử cung thay đổi như thế nào trong chu kỳ kinh nguyệt?
Giai đoạn trước rụng trứng
Sau hành kinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra gần hết, chỉ còn lại một lớp mỏng ở mô đệm và một ít tế bào biểu mô ở đáy các tuyến. Sau đó, dưới tác động của hormone estrogen các thành phần này sẽ tăng sinh nhanh chóng và được biểu mô hóa lại trong 4 - 7 ngày. Niêm mạc tử cung sẽ dần dày lên, các tuyến sẽ dài ra cùng với sự phát triển của mạch máu. Cuối giai đoạn này, niêm mạc tử cung sẽ dày thêm khoảng 3 - 4 mm. Các tuyến của cổ tử cung sẽ bài tiết một lượng chất nhầy tạo thành kênh dẫn tinh trùng vào cổ tử cung. Vì vậy, quanh ngày rụng trứng người phụ nữ sẽ cảm nhận tăng tiết dịch nhầy ở âm đạo.
>> Tham khảo thêm: Tới tháng có tắm biển được không?
Giai đoạn sau rụng trứng
Ở giai đoạn sau rụng trứng, nội mạc tử cung dày lên nhanh chóng do chịu sự tác động của cả hormone estrogen và hormone progesteron. Các tuyến của cổ tử cung dài ra, cong và chứa đầy dịch tiết. Các mạch máu phát triển và xoắn lại để cung cấp máu cho niêm mạc tử cung phát triển. Sau quá trình phóng noãn, niêm mạc tử cung sẽ dày khoảng 6-8mm và tiếp tục tăng cho đến khi hành kinh tương đương 8-12mm. Niêm mạc tử cung lúc này chứa đầy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trứng đã được thụ tinh di chuyển vào làm tổ ở tử cung.
Khi không diễn ra quá trình thụ tinh của trứng, hoàng thể sẽ bị thoái hóa. Nồng độ estrogen và progesteron trong cơ thể sẽ sụt giảm một cách đột ngột đến mức rất thấp. Lượng máu cung cấp cho niêm mạc tử cung ngưng lại khiến nội mạc tử cung teo lại. Lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ dày khoảng 12 - 15mm. Một vài ngày sau, toàn bộ lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra.
Dưới sự co bóp của tử cung, lớp niêm mạc bong ra bị đẩy ra ngoài cùng với một ít dịch lẫn máu. Đây gọi là hiện tượng hành kinh, thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Lượng máu trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13 ± 24,76ml.
Sau khi hết ngày hành kinh, niêm mạc lại được tái tạo dưới tác dụng của Estrogen. Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai.
>> Tham khảo thêm: Phân biệt có kinh trễ và mang thai
Khi trứng không được thụ tinh, hoàng thể bị thoái hóa. Dưới sự co bóp của tử cung, lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài kèm theo máu (Nguồn: Sưu tầm)
Những bất thường của nội mạc tử cung
Bình thường, niêm mạc tử cung sẽ dày khoảng 7-8 mm, sau khi hành kinh là 3-4 mm, dày nhất khoảng 8-15 mm vào giữa và cuối chu kỳ kinh nguyệt. Dựa vào kích thước niêm mạc tử cung lúc bình thường và lúc biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt để có thể xác định tình trạng niêm mạc tử cung dày hay niêm mạc tử cung mỏng.
Niêm mạc tử cung mỏng
Lớp niêm mạc có độ dày dưới 6mm và không phải trong ngày hành kinh là niêm mạc tử cung mỏng. Khi đó, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn do phôi thai không thể bám vào lòng tử cung để làm tổ. Ở một số trường hợp niêm mạc tử cung mỏng, trứng vẫn có thể làm tổ và hình thành thai nhi, tuy nhiên do lớp niêm mạc quá mỏng nên không có đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi bào thai phát triển. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, có thể dẫn đến xảy thai, thai lưu.
Một số nguyên nhân khiến nội mạc tử cung mỏng như: Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung như u, viêm nhiễm,... Nạo thai nhiều lần, do nồng độ estrogen trong cơ thể thấp, do biến chứng từ các phẫu phuật ở tử cung dẫn tới dính niêm mạc tử cung.
>> Tham khảo thêm: Ăn gì để kinh nguyệt đều?
Niêm mạc tử cung dày là khi lớp niêm mạc dày trên 20mm (Nguồn: Sưu tầm)
Niêm mạc tử cung dày
Là khi lớp niêm mạc tử cung có độ dày trên 20mm. Những phụ nữ gặp phải tình trạng niêm mạc tử cung dày có thể sẽ bị rong kinh, vô kinh thứ phát, rối loạn phóng noãn. Nội mạc tử cung dày sẽ gây cản trở tinh trùng gặp trứng, khả năng thụ thai kém.
Nguyên nhân gây ra nội mạc tử cung dày chủ yếu do sự mất cân bằng nội tiết tố, hormone estrogen trong cơ thể tăng cao hơn so với progesteron dẫn tới tăng sinh niêm mạc tử cung. Người mắc bệnh buồng trứng đa nang, sử dụng thuốc có chứa estrogen liên tục không kèm progesterone cũng khiến cho niêm mạc tử cung dày.
Trên đây là những chia sẻ của Kotex về sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Việc niêm mạc tử cung dày hay mỏng quá mức có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai của phụ nữ. Vì vậy, nếu phát hiện sự thay đổi bất thường của niêm mạc tử cung, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín vào những ngày đèn đỏ, chị em có thể tham khảo những sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng, an toàn, bảo vệ toàn diện.
>> Tham khảo thêm: