Vì Sao Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ngắn & Phải Làm Sao?
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt có thể tiết lộ nhiều điều hơn bạn nghĩ. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 15 ngày, 26 ngày báo hiệu điều? Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe sinh sản? Hãy cùng Kotex tìm hiểu về hiện tượng vòng kinh ngắn qua bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: Nếu có thai thì có kinh nguyệt không?
1. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Một chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày có kinh của tháng tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình phổ biến là 28 ngày, và dao động trong khoảng từ 21 đến 35 ngày tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Số ngày hành kinh thường kéo dài là 2 - 6 ngày.
Vậy chu kỳ kinh nguyệt ngắn là gì? Dựa theo chu kỳ bình thường nêu trên thì chu kỳ kinh nguyệt ngắn có độ dài dưới ngưỡng trung bình. Khoảng cách từ ngày đầu của lần hành kinh này đến ngày đầu của lần hành kinh tiếp theo dưới 21 ngày. >> Tham khảo:
TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Và Cách Dùng
Mách bạn cách dùng băng vệ sinh không bị tràn trong ngày đèn đỏ
2. Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến vòng kinh ngắn.
- Độ tuổi: Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Với bạn gái ở tuổi mới lớn, các nang trứng sinh trưởng quá nhanh khiến chu kỳ kinh bị ngắn lại, không đều và chưa ổn định. Đến độ tuổi trưởng thành, kinh nguyệt của bạn sẽ dần dần đi vào ổn định và đều đặn hơn do các tuyến nội tiết đã hoàn thiện. Lúc này nếu hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt ngắn vẫn diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám phụ khoa sớm để kiểm tra sức khỏe sinh sản có vấn đề gì không nhé!
- Do di truyền: Vòng kinh ngắn có thể do di truyền từ người mẹ. Thời điểm có kinh lần đầu tiên, vòng kinh, lượng máu kinh, thời gian diễn ra hành kinh, có bị hội chứng tiền kinh nguyệt hay không… của mẹ và con gái sẽ có nét tương đồng.
- Yếu tố tâm lý: Nếu bạn thường xuyên bị stress, mệt mỏi lo âu hoặc rối loạn tâm lý thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt liên tục dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn.
- Thay đổi các hormone nội tiết: Mất cân bằng các hormone nội tiết gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Có nhiều nguyên nhân khiến mất cân bằng tuyến nội tiết như: dùng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao, dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính, béo phì, luyện tập hoặc làm việc quá sức…
Tham khảo: Uống thuốc tránh thai khẩncấp sau bao lâu thì có kinh trở lại?
3. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có nguy hiểm không?
Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn gái. Nếu bạn có số ngày chu kỳ trong phạm vi từ 28-35 ngày thì hoàn toàn bình thường. Còn những ai có kỳ kinh ngắn cần thận trọng theo dõi và có phương pháp điều hòa kinh nguyệt.
Kinh nguyệt quá ngắn gây xáo trộn chức năng buồng trứng, nang trứng chín và rụng liên tục, từ đó làm giảm khả năng thụ thai.
Kinh nguyệt ngắn ngày do tuyến nội tiết mất cân bằng gây ảnh hưởng đến các hormone sinh dục, từ đó đời sống tình dục bị suy giảm như giảm ham muốn, âm đạo khô…
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn cũng tiềm ẩn nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm hoặc là dấu hiệu của các bệnh về tuyến yên, tuyến giáp hoặc do tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể. Tham khảo: Những ứng dụng, phần mềm tính ngày rụng trứng tốt nhất
>> Tham khảo: Tắc kinh có nguy hiểm gì không? Cách chữa tắc kinh đơn giản tại nhà4. Khi nào cần điều trị?
Kinh nguyệt ngắn ngày là dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề, do đó nếu thuộc trong các trường hợp dưới đây, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay:
- Nếu bạn đã qua tuổi dậy thì nhưng kinh nguyệt vẫn chưa có dấu hiệu ổn định, chu kỳ kinh nguyệt lúc ngắn lúc dài.
- Với những bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt (trước đó kinh nguyệt bình thường) dẫn đến chu kỳ kinh bị rút ngắn và tình trạng này kéo dài nhiều tháng liên tục, cơ thể mệt mỏi, suy nhược do việc mất lượng máu diễn ra nhanh.
- Kinh nguyệt ngắn ngày kèm theo các triệu chứng đau vùng chậu, đau co thắt bụng dưới…
5. Cách khắc phục kinh nguyệt ngắn ngày
Chu kỳ kinh ngắn ngày cũng là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc uống hoặc điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
5.1 Các loại thuốc uống
- Thuốc chứa metformin có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng.
- Thuốc nội tiết tố nữ kết hợp estrogen cùng với progesterone: Thuốc nội tiết có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ giúp bạn cải thiện các vấn đề rối loạn kinh nguyệt do thiếu hụt nội tiết gây ra. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có tác dụng phụ, do đó bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng vì khi quá liều sẽ dẫn tới những nguy hại khôn lường đối với sức khỏe như rối loạn nội tiết tố, teo buồng trứng, rong kinh, thậm chí vô sinh.
Thuốc nội tiết không nên sử dụng cho những trường hợp bệnh gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch,… hay phụ nữ nghi ngờ mang thai, đang cho con bú,…
Tham khảo: Chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?
5.2 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Một chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập tuân theo nhịp sinh học của cơ thể giúp bạn bớt mệt mỏi, stress. Cụ thể là ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức.
- Áp dụng chế độ ăn khoa học: bổ sung nhiều trái cây, rau quả để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, đồng thời hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên vận động bằng các bộ môn thể dục phổ biến như đi bộ, tập yoga…
- Dành thời gian thư giãn, giải trí để xua tan muộn phiền, mệt mỏi.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, trong gian đoạn kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ.
Tuy chu kỳ kinh nguyệt ngắn không phải dấu hiệu tốt cho sức khỏe, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục được bằng nhiều cách. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường không chỉ giúp bạn gái tăng chất lượng cuộc sống mà còn tránh ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày rồi nhé! Các bạn gái có thể tham khảo thêm một số thông tin khác về sản phẩm băng vệ sinh Kotex để đảm bảo chất lượng kỳ nguyệt san cho mình nhé!
>> Tham khảo thêm: U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị