Chu kỳ

Khí hư có máu do nguyên nhân nào? Nguy hiểm ra sao?

khí hư có máu

Khí hư là gì? Khí hư là một trong những biểu hiện giúp nhận biết tình trạng sức khỏe ở phụ nữ. Nếu một ngày bạn gặp tình trạng khí hư có máu thì không được chủ quan và phải đi khám ngay. Vậy khí hư kèm với màu nguyên nhân là do đâu? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này cùng Kotex nhé.

>> Tham khảo thêm: 

Đặc điểm của khí hư

Huyết trắng hay còn gọi là khí hư - chính xác là tiết dịch âm đạo. Khi bước vào tuổi dậy thì, khí hư sẽ xuất hiện và giảm dần cho đến giai đoạn mãn kinh. Khí hư xuất hiện với vai trò giúp giữ ẩm, bôi trơn âm đạo cũng như ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.

Đặc điểm của khí hư bình thường đó là chất dịch nhầy hơi dính, màu trắng và có mùi tanh hoặc hơi hôi. Ở mỗi người sẽ có tiết ra lượng khí hư khác nhau. Khí hư thay đổi phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen của chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường khí hư ra nhiều vào giai đoạn giữa của một chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là vào ngày rụng trứng.

>> Tham khảo thêm: Hiện tượng khí hư màu vàng, trắng đục cho biết gì về cô bé?

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng - là tiết dịch âm đạo

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng - là tiết dịch âm đạo (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân ra khí hư có máu

Khí hư có máu là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí hư kèm theo máu ở bạn gái. Sau đây là một số nguyên nhân khiến khí hư có máu thường gặp:

  • Do máu kinh nguyệt: Nếu bạn thấy khí hư có máu xuất hiện ở đầu hoặc cuối kỳ kinh nguyệt thì không có gì nguy hiểm. Vì có thể máu kinh ra chậm hoặc còn sót lại sau mỗi kỳ kinh.

  • Gặp vấn đề về nội tiết tố trong chu kỳ kinh: Mất cân bằng về nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc nội tử cung. Do đó, việc khí hư ra cùng với một ít máu là điều bình thường.

  • Ảnh hưởng của thuốc tránh thai: Trong những tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai, sẽ xuất hiện khí hư có máu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không kết thúc, kéo dài thường xuyên kèm theo những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

  • U nang buồng trứng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí hư ra máu ở bạn gái. Đi kèm với với tình trạng này là những triệu chứng khác như: Đau khi quan hệ, đau vùng ngực, đau vùng chậu,...

  • :Rụng trứng Đến ngày rụng trứng có thể kèm theo những đốm đỏ hoặc hồng nhạt trong tiết dịch âm đạo.

  • Lạc nội mạc tử cung: Bao gồm các triệu chứng như khí hư có máu, đau đớn, kinh nguyệt ra nhiều, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ,....

  • Buồng trứng đa nang: có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm xuất hiện khí hư có máu hoặc kinh nguyệt không đều. Triệu chứng nhận biết đa nang buồng trứng là đau đầu, rụng tóc, sạm da, tăng cân đột ngột, căng thẳng, trầm cảm,....

  • Có thai cũng là nguyên nhân của khí hư có máu. Thực chất tiết dịch có màu hồng hoặc đổ bạn nhìn thấy đó là máu báo thai.

  • Mang thai ngoài tử cung: Là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh thành công làm tổ ở buồng trứng, ống dẫn trứng, sừng tử cung, ổ bụng hoặc cổ tử cung. Khi có những triệu chứng như đau vùng chậu, ngất xỉu, áp lực trực tràng,... thì bạn nên đi khám ngay.

  • Sảy thai: Trong quá trình mang thai, nếu thấy huyết trắng có lẫn màu đỏ máu có thể là bạn đã bị sảy thai.

  • Sản dịch sau sinh: Đối với phụ nữ sau sinh khoảng 4-6 tuần sẽ thường gặp tình trạng ra sản dịch kèm theo máu và sau 10 ngày sẽ hết, dịch chuyển sang màu vàng.

  • Tiền mãn kinh: Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ không đều. Nồng độ hormone estrogen biến đổi có thể gây ra tình trạng huyết trắng có máu. Triệu chứng thường gặp của tiền mãn kinh: Giảm ham muốn, khô âm đạo, tiểu không kiểm soát, tâm trạng thay đổi,...

>> Tham khảo thêm: 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất

Nguyên nhân ra khí hư có máu là do đâu?

Nguyên nhân ra khí hư có máu là do đâu? (Nguồn: Sưu tầm)

Khí hư có máu là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào?

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý thường dễ xảy ra ở các chị em phụ nữ khi bước và giai đoạn 25 - 40 tuổi, do các vi khuẩn nấm và ký sinh trùng gây ra. Cụ thể tác nhân chính là Trichomonas vaginalis và Candida albicans. Ngoài ra khi bạn vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo. Những triệu chứng nhận biết viêm âm đạo: ngứa, đau khi tiểu tiện hoặc ra nhiều khí hư, khí hư có màu và có mùi hôi khó chịu.

>> Tham khảo thêm: Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có Kinh? Cần Lưu Ý Gì?

2. Bệnh lý ở tử cung

Những tổn thương ở tử cung cũng là nguyên nhân gây tình trạng khí hư có máu ở phụ nữ. Ví dụ như một vài bệnh lý như: Lạc nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung hoặc Polyp nội mạc tử cung,... Những vấn đề này có thể khiến bạn dễ ra khí hư kèm theo máu hoặc ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Đặc biệt, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.

>> Tham khảo thêm: Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có sao không?

3. Bệnh lý ở cổ tử cung

Khí hư có máu xuất hiện có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở cổ tử cung. Thường gặp đó các là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung và Polyp cổ tử cung (khối u lành tính ở cổ tử cung).

  • Viêm lộ tuyến: biểu hiện khí hư ra nhiều, có màu trắng hoặc vàng đôi khi có lẫn máu kèm theo triệu chứng đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng dưới, eo.

  • Polyp cổ tử cung: thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần. Bệnh có triệu chứng không rõ ràng, chủ yếu gây đau và ra khí hư lẫn máu.

 

>> Tham khảo: Khí Hư Màu Đen: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

 

4. Bệnh lý ung thư

Các tổn thương đường sinh dục nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn tới ung thư. Khí hư lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như:

  • Ung thư âm đạo: thường xảy ra với các phụ nữ đang trong độ tuổi mãn kinh. Máu âm đạo ra ít, khí hư ra nhiều có lẫn máu và mùi hôi

  • Ung thư cổ tử cung: có thể gặp ở phụ nữ nào khi đã quan hệ tình dục. Các dấu hiệu như đau lưng, đau vùng chậu, tiểu tiện khó khăn. Khí hư ra nhiều, có mùi hôi đôi khi đi kèm máu.

>> Tham khảo: Khí Hư Bã Đậu Là Tình Trạng Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không?

5. Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không lành mạnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dễ mắc nhiều bệnh phụ khoa khác như bệnh lậu, viêm vùng chậu,.... Những người mắc bệnh này thường có các triệu chứng như khí hư có máu, đau rát khi quan hệ, đau dữ dội vùng bụng dưới,...

6. Các bệnh lý toàn thân

Ngoài những nguyên nhân trên, thì các bệnh ký toàn thân khác cũng sẽ làm tác nhân gây ra tình trạng huyết trắng có máu ở phụ nữ. Một số bệnh lý thường gặp đó là: Bệnh xơ gan, bệnh về tuyến giáp, rối loạn máu,....

>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Màu máu kinh nguyệt tiết lộ điều gì về tình trạng sức khoẻ

Khí hư có máu là biểu hiện của bệnh lý gì?

Khí hư có máu là biểu hiện của bệnh lý gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Biện pháp phòng ngừa ra khí hư lẫn máu

Để phòng ngừa ra khí hư lẫn máu, điều quan trọng nhất là bạn chú trọng đến sức khỏe, chăm sóc bản thân thật tốt. Bên cạnh đó, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và thực hiện một số lưu ý sau:

  • Thường xuyên vệ sinh “vùng nhạy cảm”, vệ sinh nhẹ nhàng, đúng cách.

  • Chọn các sản phẩm băng vệ sinh cho ngày “đèn đỏ” một cách cẩn thận, không nên chọn các loại sản phẩm kém chất lượng.

  • Lựa chọn đồ lót phù hợp, chất liệu thoát mát, dễ thấm hút mồ hôi để “cô bé” luôn khô thoáng.

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.

  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa các chất tẩy mạnh như paraben hoặc glycerin.

  • Luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái.

Khí hư có máu nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ. Vậy nên, tốt nhất để phòng tránh tình trạng này ngay từ bây giờ hãy bảo vệ sức khỏe mình thật tốt, sống lành mạnh và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Đừng quên truy cập vào website của Kotex để chọn những sản phẩm băng vệ sinh của Kotex chất lượng, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn.

>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.