Khí hư là gì? Cách nhận biết khí hư bất thường và bình thường [Có hình ảnh]
Khí hư hay còn gọi là huyết trắng không chỉ là biểu hiện bình thường của tuổi dậy thì mà còn là cách để bạn theo dõi tình trạng sức khỏe vùng kín của mình. Vậy khí hư bình thường và khí hư bệnh lý khác nhau thế nào? Cách phòng ngừa bệnh lý khí hư bất thường là gì? Hãy cùng Kotex tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo: Khí hư màu trắng đục như bột là hiện tượng gì?
Khí hư là gì?
Khí hư (còn gọi là huyết trắng) là dịch âm đạo xuất hiện từ tuổi dậy thì và giảm dần vào thời kỳ mãn kinh. Khí hư xuất hiện để đánh dấu sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ.
Khí hư là dịch âm đạo xuất hiện từ tuổi dậy thì và giảm dần vào thời kỳ mãn kinh. (Nguồn: Sưu tầm)
Thành phần và tính chất của khí hư
Khí hư thường có màu trắng trong và dai, gần giống lòng trắng trứng. Độ kết dính và màu sắc của khí hư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, chu kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn uống, cách vệ sinh vùng kín và bệnh lý phụ khoa của nàng.
Thành phần của khí hư là nước, acetic acid, hỗn hợp các alcohol và accs glycol, pyridine, lactic acid, urea, squalene, aldehyde và ketone.
Vai trò của khí hư
-
Giúp dưỡng ẩm, làm sạch và cân bằng môi trường âm đạo. Vì thế, khí hư sẽ giúp hạn chế vi khuẩn, nấm gây bệnh cho vùng kín.
-
Là chất bôi trơn giúp dễ dàng quan hệ tình dục hơn. Đồng thời, khí hư cũng giúp tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng khỏe mạnh dễ dàng di chuyển vào vòi trứng để thụ thai.
-
Báo hiệu tình trạng sức khỏe vùng kín của các bạn nữ thông qua màu sắc và lượng khí hư.
Như thế nào là khí hư sinh lý bình thường?
Khí hư bình thường sẽ có màu trắng đục, một số trường hợp sẽ ngả vàng, không gây ngứa và không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Khí hư bình thường sẽ ra nhiều, loãng và dai vào thời điểm rụng trứng. Ngược lại, khí hư sẽ ra ít và không dai trong thời điểm trước và sau khi rụng trứng. Trong thời gian diễn ra kỳ nguyệt san, khí hư sẽ tiết ra nhiều làm cho các bạn nữ cảm thấy khó chịu và ẩm ướt ở âm đạo. Lượng estrogen suy giảm và lượng progesterone tăng sau khi hết kỳ kinh nguyệt làm cho lượng khí hư ra ít hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề ra huyết trắng bao lâu có kinh để tìm hiểu thêm chi tiết.
Các giai đoạn phát triển của khí hư
Khí hư chịu sự ảnh hưởng từ nội tiết tố Estrogen trong cơ thể nên sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong cơ thể người phụ nữ, khí hư ra rất ít hoặc khí hư ra nhiều và giảm dần theo thời gian. Cụ thể:
-
Trước tuổi dậy thì: Hầu hết bạn nữ không có huyết trắng.
-
Từ khi bắt đầu dậy thì đến lúc kết thúc thời niên thiếu: Do sự phát triển của buồng trứng và nồng độ tiết tố nữ, khí hư xuất hiện kèm theo chu kỳ kinh nguyệt.
-
Giai đoạn trưởng thành (20-30 tuổi): Khí hư ra nhiều và trở nên ổn định vì nồng độ nội tiết tố đã đạt mức cao nhất, buồng trứng cũng đã hoàn thiện.
-
Thời kỳ tiền và mãn kinh: Theo sự suy giảm của buồng trứng và nồng độ estrogen, dịch âm đạo giảm dần.
-
Giai đoạn hậu mãn kinh: Estrogen giảm mạnh dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng của khí hư, khiến âm đạo dễ bị khô.
Bên cạnh đó, khí hư cũng sẽ thay đổi tùy theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như một dấu hiệu báo trước thời điểm ‘bà dì’ sẽ ghé thăm:
-
Thời kỳ nang noãn: Dịch âm đạo sệt, màu nâu hoặc sẫm vì lẫn với máu kinh. Sau đó chuyển sang dạng lỏng và lượng dịch giảm.
-
Thời điểm rụng trứng: Khí hư ra nhiều, màu trắng trong như lòng trắng trứng, không có mùi, đôi khi lẫn với máu.
-
Giai đoạn sau rụng trứng đến lúc hành kinh: Lượng khí hư giảm, đặc như keo, hơi khô. Nguyên nhân của tình trạng này là hàm lượng progesterone tăng lên còn nồng độ estrogen thì giảm.
Những thông tin giúp các bạn nữ phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý để không còn lo lắng quá nhiều khi khí hư xuất hiện ở ‘cô bé’.
Hình ảnh khí hư bình thường (Nguồn: Sưu tầm)
Các loại khí hư bệnh lý (khí hư bất thường) và cách phân biệt bằng hình ảnh
1. Khí hư màu nâu
-
Khí hư màu nâu kéo dài là triệu chứng của viêm âm đạo.
-
Viêm loét cổ tử cung sẽ khiến khí hư có màu nâu, tiết nhiều, đặc và có mùi hôi.
-
Khí hư màu nâu do có lẫn máu, tiết ra nhiều và thường bị chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt có thể là triệu chứng của viêm nội mạc tử cung.
-
Ngoài ra, khí hư màu nâu và tiết ra với lượng nhiều cũng là một trong các biểu hiện điển hình của ung thư cổ tử cung.
>> Tham khảo: Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt
Hình ảnh khí hư màu nâu (Nguồn: Sưu tầm)
2. Khí hư màu vàng
-
Nếu khí hư có màu vàng, đặc như mủ, bám khô vào quần chip hoặc khí hư có dạng bột, có mùi hôi đi kèm triệu chứng ngứa rát âm hộ, âm đạo và đi tiểu khó hoặc buốt thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo.
-
Nếu khí hư có màu vàng xanh cùng mùi hôi nồng nặc đi kèm với sốt cao, rối loạn kinh nguyệt và âm đạo chảy máu bất thường thì có khả năng bạn gái đã bị viêm vùng chậu.
-
Nếu khí hư có màu vàng, có mủ và mùi khó chịu đi kèm với đi tiểu nhiều lần và đau buốt thì có khả năng bạn bị viêm cổ tử cung.
>> Tham khảo: Khí hư có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì?
Hình ảnh khí hư màu vàng (Nguồn: Sưu tầm)
3. Khí hư màu xanh
-
Khí hư màu xanh đi kèm mùi hôi và hiện tượng ngứa rát vùng kín có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nấm candida, ký sinh trùng roi Trichomonas,…
-
Khí hư màu xanh đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới, đau khi quan hệ, xuất huyết âm đạo thì bạn có thể bị viêm vùng chậu.
-
Nếu triệu chứng đi kèm khí hư màu xanh là tăng tiết dịch âm đạo, khí hư hôi, âm đạo ngứa và tiểu buốt thì bạn có thể bị viêm đường sinh dục do lậu cầu cấp.
>> Tham khảo: Khí Hư Bã Đậu Là Tình Trạng Bệnh Lý Gì?
Hình ảnh khí hư màu xanh (Nguồn: Sưu tầm)
4. Khí hư màu trắng đục
-
Khí hư có màu trắng đục, tiết ra nhiều và có mùi hôi tanh là triệu chứng của viêm âm đạo.
-
Khi bạn bị khí hư màu trắng đục và dính từng mảng, có mùi hôi và bị ngứa rát ở âm hộ là triệu chứng của nhiễm nấm Candida albicans.
-
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis cũng gây ra tình trạng khí hư màu trắng đục, đặc quánh hoặc có bọt, để lâu sẽ bị khô cứng vào tạo thành mảng dưới đáy quần lót.
-
Khí hư màu trắng đục, có mùi hôi và dính thành từng mảng gây ngứa ngáy âm đạo hoặc đi kèm chảy máu khi quan hệ tình dục là triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung mà bạn cần lưu ý.
-
Nếu bạn bị khí hư màu trắng đục, vón cục, hôi và các triệu chứng đi kèm là xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới, bị đau rát khi quan hệ thì có thể bạn đã bị viêm vùng chậu.
>> Tham khảo: Khí hư màu trắng đục như bột là hiện tượng gì?
Hình ảnh khí hư màu trắng đục (Nguồn: Sưu tầm)
5. Khí hư màu đen
-
Khí hư có màu đen đi kèm hiện tượng xuất huyết âm đạo, có mùi hôi khó chịu và bị sưng đỏ, ngứa rát ở âm đạo là biểu hiện của viêm âm đạo.
-
Khí hư màu đen lẫn máu, có mùi hôi, bị đau ở bụng dưới/ xương chậu hoặc thường mệt mỏi, sốt cao, suy nhược,... là dấu hiệu của viêm nội mạc cổ tử cung.
-
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến khí hư có màu đen đi kèm, mùi hôi, bị đau bụng kinh dữ dội, chảy máu khi quan hệ tình dục, tiểu rát buốt và tiểu nhiều lần trong ngày.
>> Tham khảo: Khí hư có máu do nguyên nhân nào?
Hình ảnh khí hư màu đen (Nguồn: Sưu tầm)
6. Khí hư bã đậu hay khí hư bị vón cục
-
Tình trạng khí hư vón cục có màu trắng sữa như bã đậu, kèm mùi hôi và hiện tượng sủi bọt là dấu hiệu của viêm âm đạo. Nguyên nhân chính là do nấm Candida, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý khí hư màu trắng sữa và khí hư ra nhiều nêu trên.
-
Để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh viêm âm đạo, bạn có thể nhận biết bằng hiện tượng khí hư bã đậu đi kèm với triệu chứng tiểu khó, sưng hoặc ngứa rát âm đạo.
-
Nếu ra khí hư bã đậu đi kèm với triệu chứng đau thắt lưng, đau vùng bụng dưới thì có thể báo hiệu bệnh viêm cổ tử cung.
-
Trường hợp khí hư bã đậu đi kèm chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, đau bụng dưới thì có thể đây là biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu.
7. Khí hư ra nhiều
-
Khí hư ra nhiều có màu trắng đặc và vón cục, có mùi hôi thì có thể nàng đã bị nhiễm nấm men.
-
Khí hư ra nhiều kèm màu xanh, vàng hoặc xám, có bọt và có mùi hôi nồng là triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng Trichomonas.
-
Khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh và màu xanh hoặc vàng là triệu chứng của viêm âm đạo.
8. Khí hư có mùi hôi hay mùi tanh
-
Khí hư có mùi hôi, màu trắng đặc và lợn cợn đi kèm tình trạng ngứa âm đạo là triệu chứng của nấm âm đạo do nấm Candida.
-
Khí hư có mùi hôi màu trắng hoặc vàng, có bọt, loãng và gây khó chịu vùng kín thì bạn có thể đã bị viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas.
-
Khí hư có mùi hôi, tiết ra nhiều và có màu trắng xám là triệu chứng của viêm âm đạo do tạp khuẩn.
-
Nếu khí hư của bạn có màu vàng, hôi tanh với triệu chứng âm đạo ngứa hoặc đau khi quan hệ thì có thể bạn đã bị một trong các bệnh sau: viêm ống dẫn trứng, viêm âm đạo cấp tính, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung.
-
Những nàng sử dụng thuốc nội tiết tố khiến khí hư có mùi hôi tanh, màu nâu và tiết dịch nhiều.
-
Nếu bạn không phải trong chu kỳ kinh nguyệt mà lại có khí hư có mùi hôi và có lẫn máu, đi kèm triệu chứng đau bụng âm ỉ không rõ nguyên nhân thì bạn nên lập tức đi khám. Bởi vì đó là triệu chứng của u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc polyp cổ tử cung.
9. Khí hư loãng như nước
-
Khí hư loãng như nước là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm âm đạo do trùng roi Trichonomas.
-
Nếu khí hư có màu xám hoặc vàng loãng như nước và có kèm máu hoặc mủ là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh viêm cổ tử cung.
-
Hiện tượng ra khí hư loãng như nước, đau lưng, sa bụng dưới và chảy máu âm đạo kèm theo sốt có thể đã bị nhiễm viêm vùng chậu.
-
Ngoài ra, khí hư loãng như nước còn báo trước nhiều căn bệnh phụ khoa phức tạp cần sự can thiệp chuyên môn để chẩn đoán chính xác nhất.
Cách nhận biết khí hư khi mang thai
Trong thời gian mang thai, sự phát triển của hormone progesterone sẽ làm tử cung tiết khí hư nhiều hơn bình thường. Sau khi thụ thai 1 đến 2 tuần, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu có dấu hiệu mang thai sớm, trong đó kèm theo ra khí hư. Khí hư ra nhiều nhất trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 và ra nhiều vào tháng cuối trước khi sinh vì sự lớn lên của kích thước thai làm vùng xương chậu của người mẹ bị chèn ép.
Khí hư khi mang thai thường có màu trắng sữa, đặc như lòng trắng trứng và thường có độ dính cao. Khí hư của phụ nữ mang thai thường không mùi hoặc có mùi rất nhẹ nên không làm mẹ bầu khó chịu. Tử cung tiết ra khí hư nhưng không rát hay ngứa. Khi đến những tháng cuối của thai kỳ, khí hư thường loãng do sự rò rỉ của nước ối, đây là dấu hiệu sắp sinh sớm.
Nếu khí hư tháng cuối đặc dính, có kèm máu hồng là dấu hiệu nút nhầy tử cung bong ra chào đón em bé ra đời. Trong suốt quá trình thai kỳ thì ra khí hư nhiều là hiện tượng tự nhiên và giúp mẹ bầu ngăn ngừa được các bệnh có khả năng truyền nhiễm từ âm đạo sang tử cung.
Khí hư như thế nào thì cần đi thăm khám?
Do cơ địa và sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và các yếu tố khác, khí hư sinh lý của mỗi bạn nữ sẽ không giống nhau. Vì vậy, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra xem tình trạng huyết trắng của mình có dấu hiệu nào bất thường không. Nếu khí hư khác lạ (mùi, màu, độ lỏng - đặc,...) kèm theo các triệu chứng khác như âm đạo đau rát, ngứa, tiêu buốt,... thì cần sớm thăm khác bác sĩ để được tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
>> Tham khảo: Chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa có sao không?
Cần đi khám cùng bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường cùng khí hư bệnh lý (Nguồn: Sưu tầm)
Cách điều trị khí hư bệnh lý
Chữa khí hư bệnh lý bằng thuốc tây
Bệnh nhân bị ra khí hư bất thường do mắc phải các bệnh lý phụ khoa gây ra bởi vi khuẩn, nấm men, trùng roi,... sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tây để điều trị. Có thể kể đến một số loại thuốc thông dụng thường được chỉ định như:
-
Thuốc đặt âm đạo: Dùng để điều trị tại chỗ, loại bỏ ngay hiện tượng huyết trắng ra nhiều bất thường, vùng kín có mùi hôi,... Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm men xâm nhập âm đạo. Chị em có thể mua các loại thuốc đặt ở hiệu thuốc tây mà không cần theo kê đơn của bác sĩ.
-
Thuốc kháng sinh: Chủ yếu là thuốc uống, giúp tiêu diệt và ức chế sự bành trướng của nấm men, vi khuẩn, trùng roi. Loại thuốc này cần được sử dụng theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
-
Thuốc bôi vùng kín: Là thuốc dạng bôi có một số thành phần kháng sinh như canesten, monistat… được dùng để phòng tránh sự tăng trưởng của vi khuẩn, nấm men ở ‘cô bé’.
-
Thuốc diệt nấm: Một số loại thuốc như Isoprinosine, Tinidazole, Metronidazole,... được chỉ định để hạn chế sự phát triển của nấm trong vùng kícủa nữ giới.
>> Tham khảo: Khí Hư Loãng Như Nước Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
Phương pháp chữa khí hư bệnh lý tại nhà hiệu quả từ dân gian
Ngày nay, nhiều bạn nữ chọn áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh huyết trắng tại nhà vì phương pháp này không chỉ dễ thực hiện mà còn lành tính, hiệu quả tương đối cao. Có một số phương thuốc phổ biến như sau:
1. Điều trị khí hư bằng lá trầu không
Lá trầu không là phương pháp dân gian được áp dụng từ xa xưa cho đến hiện nay nhờ công dụng vệ sinh, trị các bệnh về vùng kín cực kỳ hiệu quả. Thành phần trong lá trầu không gồm tannin, caryophylen, chavibetol, chiết suất vitamin và khoáng chất giúp làm dịu vết ngứa, khử mùi hôi và kháng viêm hiệu quả cho vùng da nhạy cảm nhất. Đối với các loại viêm vùng kín nhẹ thì lá trầu không phát huy công dụng cực tốt một cách khoa học.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị một nắm lá trầu không, lấy lá sạch, nguyên vẹn, mang đi rửa sạch.
-
Vò nát lá trầu không, đun sôi cùng 400ml nước.
-
Để nguội, chắt lấy phần nước lá trầu rồi dùng xông, rửa âm đạo mỗi ngày.
2. Trị khí hư và viêm vùng kín với lá trà xanh
Loại lá này có khả năng kháng khuẩn tốt nên thường được sử dụng để chữa trị và ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa. Lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm giúp phòng chống và ngăn ngừa nấm da và nhiều loại vi khuẩn gây viêm da. Ngoài ra, vì rất lành tính nên trà xanh được xem là phương pháp dân gian điều trị khí hư và vệ sinh vùng kín hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Chị em rửa sạch một nắm lá trà xanh, cho vào nồi nước đun sôi.
-
Sau khi sôi đun thêm khoảng 3-5 phút để dược tính của lá ra hết.
-
Lấy phần nước lá trà đã được chắt đi xông, rửa vùng kín, mỗi tuần làm khoảng 2-3 lần.
3. Chữa khí hư với gừng tươi
Gừng có tính ấm và phát tán phong hàn, giải độc, là nguyên liệu tự nhiên phổ biến được áp dụng để cải thiện mùi khí hư bị hôi hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Sơ chế một củ gừng to, gọt vỏ rồi rửa sạch, thái lát.
-
Sau đó, mang các lát gừng đi đun với nước, bỏ thêm một ít muối trắng.
-
Đun đến lúc gừng ra hết dược tính, chắt lấy phần nước đem đi rửa ‘cô bé’.
-
Áp dụng phương pháp này hàng ngày để giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
Những cách tự nhiên ở trên tuy được áp dụng rộng rãi nhưng chỉ hiệu quả trên những bệnh lý nhẹ, kết hợp với phương pháp y khoa để tăng hiệu quả chữa trị hoặc để vệ sinh, khử mùi vùng kín thông thường. Ngoài ra, vùng da ở “cô bé” rất nhạy cảm nên nếu có bất kỳ dấu hiệu khí hư bất thường thì bạn cũng nên đi chẩn đoán ở cơ sở y tế trước và cần được các bác sĩ hướng dẫn cách chữa trị hiệu quả nhất.
>> Tham khảo:
Sử dụng lá trầu, lá trà xanh hoặc dùng gừng tươi để chữa khí hư bệnh lý (Nguồn: Sưu tầm)
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh lý khí hư bất thường
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách
-
Bạn gái nên lựa chọn quần lót không quá chật, có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi hiệu quả. Đồng thời, bạn không nên mặc quần ngoài bó sát.
-
Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh vùng kín hàng ngày nhằm giữ vùng kín luôn khô ráo. Đồng thời, bạn gái nên vệ sinh vùng kín đúng cách như không thụt rửa, không vệ sinh nhiều lần trong ngày và không thường xuyên ngâm bồn.
-
Vệ sinh vùng kín cẩn thận vào những thời điểm nhạy cảm như kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục,...
-
Thay quần lót tối thiểu 1 lần/ngày.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách để phòng ngừa bệnh lý khí hư bất thường. (Nguồn: Sưu tầm)
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
-
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều hoa quả, rau xanh, sữa chua.
-
Ăn uống điều độ, không bỏ bữa.
-
Nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế thức khuya.
-
Tránh stress.
Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn
-
Không nên quan hệ tình dục quá nhiều khi bạn thực hiện đặt thuốc để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
-
Sau thời gian đặt thuốc, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ.
>> Tham khảo: Khí hư đặc quánh như keo là gì? Cách điều trị hiệu quả
Thăm khám bác sĩ khi tình trạng bệnh lý trở nặng
-
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể và khí hư, bạn nên cẩn thận theo dõi tình trạng của bản thân để thăm khám bác sĩ nhanh nhất.
-
Nên thăm khám bác sĩ định kỳ mỗi 1-2 lần/năm để đảm bảo sức khỏe của bản thân và có biện pháp điều trị sớm nhất khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Khí hư là biểu hiện bình thường của các bạn nữ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý và theo dõi khí hư của mình thường xuyên để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất. Từ đó, bạn gái chúng mình sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp và đem đến hiệu quả cao hơn. Hãy sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex và vệ sinh cẩn thận trong thời kỳ kinh nguyệt để ngăn ngừa bệnh lý khí hư bất thường nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan chủ đề Chu kỳ:
Nguồn tham khảo:
Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.
Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: