Bệnh huyết trắng là gì và 4 cách trị bệnh huyết trắng tại nhà
Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở phái nữ, có khả năng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý của con gái. Vậy bệnh huyết trắng là gì? Liệu có cách trị bệnh huyết trắng tại nhà? Kotex sẽ mách các cô gái một số cách hiệu quả nhất để phòng ngừa và chữa trị bệnh huyết trắng nhé!
>> Tham khảo:
Huyết trắng là gì?
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Nữ giới có thể thông qua khí hư để kiểm tra trình trạng sức khỏe của các chức năng sinh sản của bản thân. Ở trạng thái bình thường, khỏe mạnh, dịch âm đạo sẽ có các biểu hiện sau:
-
Có tính axit nhẹ, độ PH dao động từ 3.5-3.8.
-
Màu trắng, trong, mỏng, ít hoặc dày và dính, không mùi
-
Mỗi ngày, lượng dịch tiết ra khoảng 1 – 4 ml, có thể nhiều hơn khi nữ giới ở các độ tuổi khác nhau, khi mang thai, trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi có các kích thích tình dục.
-
Chú ý: Các đặc điểm về lượng tiết, màu sắc, mùi, kết cấu, độ mỏng - đặc… của khí hư có thể khác nhau và thay đổi tùy theo các giai đoạn của chu kỳ hành kinh, nồng độ nội tiết tố nữ, các kích thích tình dục, bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn phụ khoa, các yếu tố di truyền, điều kiện ăn uống và sử dụng thuốc.
>> Tham khảo: Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có Kinh? Cần Lưu Ý Gì?
Hình ảnh huyết trắng bình thường (Nguồn: Sưu tầm)
Bệnh huyết trắng là gì? Biểu hiện của bệnh huyết trắng
Huyết trắng chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường, tuy nhiên, cần phải thực hiện chữa trị ngay nếu các bạn gái gặp các triệu chứng huyết trắng có mùi hay ra nhiều gây viêm ngứa hoặc gây các triệu chứng đau đầu, đau lưng, rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh huyết trắng mà chị em cần lưu ý để sớm thăm khác bác sĩ và điều trị dứt điểm:
-
Âm đạo tiết ra nhiều khí hư và ngứa, khí hư có màu bất thường như đen, nâu, đỏ, xanh,…. thay vì màu trắng trong như lòng trứng.
-
Huyết trắng sủi bọt, ra nhiều khiến ‘cô bé’ luôn ẩm ướt khó chịu dù không gần ngày rụng trứng hay ngày ‘đèn đỏ’.
-
m đạo ngứa rát, ra dịch nhầy trắng lợn cợn hoặc bột trắng như sữa chua.
-
Huyết trắng tiết ra nhiều, sủi bọt và đóng cặn bã như bã đậu
-
Khí hư có mùi hôi tanh như cá ươn hoặc mùi chua
-
Dịch khí hư ra ít nhưng lại có màu khác thường kèm các triệu chứng như mùi hôi khó chịu, ngứa rát ‘cô bé’,…
-
Huyết trắng ra nhiều như nước, vượt kiểm soát khiến vùng kín của bạn gái luôn ở trạng thái ẩm ướt kèm theo cảm giác ngứa rát.
-
Vừa ra huyết trắng đặc quánh vừa bị đau, rát khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới dù không trong chu kỳ, âm đạo ngứa rát châm chích, và đau khi giao hợp.
-
Dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu kèm theo hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều,…
-
Ra huyết trắng kèm theo cảm giác ẩm ướt, ngứa rát quanh vùng kín.
>> Tham khảo: Ra Huyết Trắng Nhiều Có Phải Có Thai Không? Cách Nhận Biết
Những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh huyết trắng (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân bị bệnh huyết trắng
Những nguyên nhân gây bệnh huyết trắng thường gặp bao gồm:
Nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo Candida albicans là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Biểu hiện nhiễm nấm Candida dễ nhận biết là huyết trắng có màu trắng đục, vón cục hoặc dính thành từng mảng như phô mai, ngứa rát âm hộ, thường không có mùi hôi. Bạn gái dễ mắc bệnh này khi có thai, suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài.
>> Tham khảo: Máu Kinh Nguyệt Nhớt: Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
Nhiễm nấm âm đạo là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh huyết trắng (Nguồn: Sưu tầm)
Tạp trùng
Khi "cô bé" của bạn bị tấn công bị tạp trùng thì huyết trắng thường chuyển sang màu xám hoặc vàng, loãng, kèm mùi hôi tanh. Đây là bệnh thường gặp sau quan hệ tình dục hay khi bạn gái thụt rửa âm đạo quá sâu. Vùng kín của bạn gái thường có nhiều vi khuẩn tồn tại bao gồm những vi khuẩn có lợi. Trong trường hợp bạn dùng kháng sinh gây chết vi khuẩn hoặc đưa những vi khuẩn bên ngoài vào khi thụt rửa quá sâu thì môi trường vi khuẩn bên trong âm đạo sẽ mất cân bằng, gây bệnh huyết trắng.
>> Tham khảo: Khí Hư Màu Trắng Đục Như Bột Là Hiện Tượng Gì?
Nhiễm Trichomonas
Một trong những tác nhân gây bệnh huyết trắng phổ biến nhất là trùng roi Trichomonas. Khi nhiễm Trichomonas, huyết trắng của bạn gái thường có những biểu hiện như ra nhiều hơn, màu xanh, vàng, loãng, có bọt và âm đạo bị ngứa rát.
>> Tham khảo: Xuất Hiện Huyết Trắng Tuổi Dậy Thì
Trùng roi Trichomonas là tác nhân gây nên bệnh huyết trắng phổ biến nhất (Nguồn: Internet)
Bệnh lý liên quan tử cung
Những bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh huyết trắng. Nếu bạn gái bị viêm lộ tuyến tử cung, huyết trắng thường có màu sữa đục, mùi hôi, dính thành mảng, ngứa ngáy khó chịu. Dấu hiệu nhận biết kèm theo của bệnh này là chảy máu khi quan hệ tình dục. Trong trường hợp bạn gái bị u xơ tử cung, biểu hiện thường gặp là rối loạn kinh nguyệt, âm đạo ra máu bất thường, huyết trắng ra nhiều và có thể lẫn máu hoặc mủ nếu kèm theo nhiễm khuẩn.
>> Tham khảo: Khí Hư Đặc Quánh Như Keo Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mắc bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
Bệnh huyết trắng tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không trị dứt điểm, để bệnh phát triển hoặc lây lan, tái phát nhiều lần thì có nguy cơ dẫn đến vô sinh, ung thư cổ tư cung và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.
Dù bệnh chưa trở nặng, hiện tượng ra huyết trắng nhiều vẫn gây phiền toái và khó chịu cho chị em trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là sinh hoạt vợ chồng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình của người bệnh.
Đối với phụ nữ có thai, bệnh được chữa sớm ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngược lại, nếu bệnh gây ra bởi nhiễm nấm kéo dài, không điều trị kịp thời sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non, rất nguy hiểm.
Nói chung, nếu hiện tượng huyết trắng bất thường nhưng không được thăm khám và chữa trị kịp thời thì viêm nhiễm sẽ phát triển, lan rộng và làm suy yếu chức năng sinh sản và sức khỏe của chị em.
>> Tham khảo: Khí Hư Màu Nâu Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý?
Cách chữa trị bệnh huyết trắng hiệu quả
Cách trị huyết trắng bằng thuốc Tây Y
Phương pháp và quy trình điều trị huyết trắng phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh và tình trạng sức khỏe, cơ thể của người bệnh. Thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng bôi, uống, đặt âm đạo có thể trị khỏi hầu hết các trường hợp bị huyết trắng do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hoặc tạp trùng. Bên cạnh việc dùng thuốc, người phụ nữ cũng cần vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn để bệnh không tái phát. với các trường hợp bị các bệnh phụ khoa về tử cung, buồng trứng, người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.
Dùng thuốc đặt âm đạo để chữa bệnh huyết trắng hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Có thể kể đến một số phương pháp trị bệnh khí hư ra nhiều bất thường theo y học phương Tây cho từng trường hợp như sau:
-
Nhiễm nấm vùng kín: Dùng thuốc đặt huyết trắng chống nấm chứa Metronidazol, Neomycin, Nystatin như Neo-Tergynan, Polygynax, Canesten… kết hợp cùng thuốc uống và dung dịch vệ sinh âm đạo. Điều trị nhiễm nấm âm đạo cần được tiến hành cùng lúc với điều trị tạp trùng trong huyết trắng. Sau đó, điều trị dự phòng nhiễm nấm và tái phát nấm cho bạn đời hoặc người yêu của người bệnh.
-
Bệnh lậu: Kết hợp điều trị lậu cầu khuẩn bằng kháng sinh nhóm Quinolon và chữa trị dự phòng nhiễm nấm Chlamydia bằng kháng sinh nhóm Macrolid, Tetracyclin (Azithromycin, Doxycycline…).
-
Bệnh sùi mào gà: Đến nay, bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị là dùng thuốc bôi ngoài như Imiquimod, Sinecatechin, Podophyllin và podofilox… để tăng khả năng miễn dịch và loại bỏ các mô sùi mào gà. Với các sùi mào gà lớn, bệnh nhân có thẻ được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp đốt điện, áp lạnh, laser,…
-
Bệnh Herpes: Chữa bằng cách dùng thuốc kháng virus RSV như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir kết hợp với các loại thuốc điều trị triệu chứng khác.
-
Các bệnh khác: Các trường hợp như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… cần được điều trị bằng thuốc, hóa chất hoặc can thiệp phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh.
Đa số các trường hợp bị ra dịch tiết âm đạo quá nhiều bởi viêm nhiễm phụ khoa thì triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc này ngoài việc có thể khiến môi trường vi sinh trong âm đạo trở nên mất cân bằng, làm bệnh dễ tái phát hơn thì còn các tác dụng phụ khác nếu thường xuyên sử dụng. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
>> Tham khảo: Ra nhiều khí hư màu trắng đục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Mẹo dân gian trị huyết trắng tại nhà
Uống gì để hết bệnh huyết trắng? Làm thế nào để chữa trị dứt điểm tình trạng này? Có nhiều cách chữa huyết trắng dân gian đơn giản, chi phí thấp mà chị em có thể thực hiện tại nhà để đẩy lùi triệu chứng này khi tình trạng bệnh còn nhẹ.
-
Chữa huyết trắng bằng dâu tây Ấn Độ: Là một phương thuốc vừa ngon, vừa an toàn. Chị em mang dâu tây đi phơi khô rồi nghiền nhỏ, trộn với mật ong thành hỗn hợp, mỗi ngày uống đều đặn 2 lần để chấm dứt hiện tượng ra huyết trắng.
-
Cây rau mùi: Ngâm hạt của chúng vào một ly nước ấm, để qua đêm. Sáng hôm sau, lọc lấy nước từ hỗn hợp này và uống trước khi ăn sáng, khi bụng còn đói.
-
Nước ép lựu: Lựu là một loại trái cây vừa thơm ngon vừa đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ, trong đó có trị bệnh huyết trắng. Bạn nữ hãy uống nước lựu vào mỗi buổi sáng hoặc ăn trực tiếp để thuyên giảm tình trạng bị ra huyết trắng quá nhiều.
-
Trị bệnh huyết trắng tại nhà với lá húng quế: Pha mật ong với nước ép húng quế rồi uống hai lần mỗi ngày, các vấn đề về khí hư sẽ bị đánh bay ngay. Nếu không thích mật ong, chị em có thể dùng sữa hoặc đường để thay thế cho phù hợp với khẩu vị.
-
Tinh bột gạo: Đun sôi tinh bột này với nước rồi uống mỗi ngày cho đến khi thấy vùng kín không còn tiết dịch bất thường nữa.
>> Tham khảo: TOP 10 Cách Chữa Khí Hư Có Mùi Hôi Tại Nhà Hiệu Quả, Đơn Giản
Một số mẹo đơn giản giúp trị bệnh lý về huyết trắng tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Cách phòng tránh bệnh huyết trắng
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh huyết trắng và chữa trị huyết trắng bởi chế độ ăn uống cân bằng với ít tinh bột, và bổ sung protein từ các loại thịt, cá và tăng cường chất xơ từ rau xanh, các khoáng chất và vitamin từ trái cây đồng thời hạn chế dầu mỡ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất phòng ngừa các chứng rối loạn kinh nguyệt và bệnh phụ khoa như bệnh huyết trắng,…
>> Tham khảo: Cửa mình là gì? Có khác âm đạo không?
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để phòng ngừa bệnh huyết trắng (Nguồn: Sưu tầm)
Hạn chế thức khuya
Để ngừa bệnh huyết trắng, ngoài một chế độ ăn uống khoa học nên có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí. Bên cạnh những tác hại có thể thấy rõ của việc thức khuya như tinh thần mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, giảm trí nhớ, thức khuya còn có thể gây ra rối loạn nội tiết tố - nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa trong đó có u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, bệnh huyết trắng vì thế các cô gái cần ngủ sớm trước 11h và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để cơ thể có thời gian thải độc và cân bằng nội tiết tố.
Vệ sinh vùng V-zone thường xuyên
Đây là một trong những bước quan trọng giữ vệ sinh cho vùng kín phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Con gái nhớ nhé, vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh, hoặc muối sinh lí, tránh sử dụng sữa tắm, xà bông,… tối thiểu 1 lần/ngày.
Ngoài ra, vệ sinh vùng kín đúng cách, chỉ vệ sinh bên ngoài, tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Dùng giấy vệ sinh lau khô "cô bé" sau mỗi lần vệ sinh để tránh huyết trắng ra nhiều.
>> Tham khảo: Bắt bệnh phụ khoa dựa vào tình trạng huyết trắng
Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa (Nguồn: Sưu tầm)
Quan hệ an toàn
Để bảo vệ sức khỏe vùng kín, các nàng hãy nhớ quan hệ an toàn và vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Đế phòng tránh các bệnh phụ khoa, các bạn gái có thể sử dụng băng vệ sinh Kotex để giữ vệ sinh trong ngày thường cũng như kháng khuẩn, khử mùi trong ngày ấy. Ngoài ra, nếu có bất kì vấn đề bất thường nào, các nàng nhớ thăm khám kịp thời và hỏi ý kiến của bác sỹ nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan: