Chu kỳ

Ra nhiều khí hư màu trắng đục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Ra nhiều khí hư màu trắng đục có sao không?

Khí hư là gì? Khí hư màu trắng đục có phải dấu hiệu của bệnh lý? Cùng Kotex tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao khí hư có màu trắng đục và cách điều trị tình trạng này.

>> Tham khảo thêm:

Khí hư màu trắng đục là gì?

Khí hư là một chất dịch tiết ra từ âm đạo, nhằm giữ độ ẩm cho âm đạo. Trong thời kỳ rụng trứng, khí hư sẽ đóng vai trò giúp cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập và tử cung. Trường hợp không phải trong chu kỳ rụng trứng thì khí hư sẽ cản trở tinh trùng vào tử cung. Vì vậy, khi “cô bé” xuất hiện khi hư là một hiện tượng sinh lý bình thường.

Khí hư bình thường có màu trắng trong (có thể hơi ngả vàng) trông giống như lòng trắng trứng (trong thời kỳ rụng trứng khí hư sẽ tiết ra nhiều, dai và đặc hơn). Đặc biệt, khí hư sẽ xuất hiện nhiều hơn khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai và khi quan hệ vợ chồng. Bên cạnh đó, thông qua màu sắc, đặc điểm của khí hư cũng có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn nữ.

>> Tham khảo: Khí hư màu trắng đục như bột là hiện tượng gì?

Xuất hiện khí hư màu trắng đục là do tình trạng mất cân bằng nội tiết tố

Xuất hiện khí hư màu trắng đục là do tình trạng mất cân bằng nội tiết tố (Nguồn: Sưu tầm)

Ra nhiều khí hư màu trắng đục báo hiệu điều gì?

Khí hư xuất hiện là một biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng ra nhiều khí hư màu trắng đục có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,...

Viêm âm đạo

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm âm đạo là do nấm Candida albicans hay một số loại vi khuẩn, tạp khuẩn, trùng roi. Một số biểu hiện thường thấy khi bị viêm âm đạo là khí hư ra nhiều bất thường, khí hư có màu trắng sữa, trắng đục, hoặc màu lạ, kèm theo mùi khó chịu.

>> Tham khảo: Khí Hư Bã Đậu Là Tình Trạng Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung là tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, do các loại nấm, vi khuẩn và tạp khuẩn tấn công gây nên. Biểu hiện của bệnh là khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng đục và mùi hôi khó chịu (Bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng nếu khí hư có màu xanh nhạt, vàng hoặc nâu).

>> Tham khảo: Chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa có sao không? Cách khắc phục

Khí hư bất thường, có màu trắng đục có thể do viêm cổ tử cung

Khí hư bất thường, có màu trắng đục có thể do viêm cổ tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng bị tổn thương ở cổ tử cung. Khi khí hư của bạn màu trắng đục (đôi khi có màu vàng xanh, lẫn máu), kèm mùi khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Viêm phần phụ

Phần phụ là bao gồm buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phần phụ là do các loại ký sinh trùng, nấm, virus tấn công ngược đến phần phụ. Những dấu hiệu của khí hư để nhận biết bạn đang bị viêm phần phụ là: Khí hư ra nhiều, khí hư có màu trắng đục và có mùi khó chịu, có khi khí hư chuyển sang màu vàng, màu xanh đậm.

>> Tham khảo: Gợi ý các mẹo chữa khí hư ra nhiều bằng các bài thuốc dân gian

Viêm phần phụ là do các loại ký sinh trùng, nấm, virus gây nên

Viêm phần phụ là do các loại ký sinh trùng, nấm, virus gây nên (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chữa khí hư màu trắng đục tại nhà hiệu quả

Bạn có thể áp dụng một số cách điều trị khí hư màu trắng đục tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn như: Lá trà xanh, gừng, rau diếp cá, lô hội,... Cách thực hiện cũng tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian.

Sử dụng lá trà xanh

Bạn có thể điều trị khí hư màu trắng đục bằng cách sử dụng lá trà xanh. Trong lá trà chứa hàm lượng lớn Epigallocatechin-3-gallate có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn ở vùng kín. Mặt khác, lá trà xanh còn lành tính và an toàn với cả phụ nữ sau sinh và phụ nữ mang thai.

Chuẩn bị: một nắm trà xanh.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch lá trà xanh, dùng tay vò nhàu lá trà.

  • Cho lá trà vào nồi, đổ vào khoảng 1 lít nước, rồi đặt nồi lên bếp đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.

  • Đổ nước trà vừa đun xong ra chậu/ thau để một vài phút cho nguội bớt, sau đó ngồi vào xông.

  • Xông khoảng 15 - 20 phút, sau đó rửa lại vùng kín với nước sạch.

Lưu ý: Không nên lạm dụng phương pháp này, và chỉ nên dùng từ 2 - 3 lần/tuần.

>> Tham khảo: Hiện tượng khí hư màu vàng là gì? Có đáng lo ngại không?

Sử dụng lá trà xanh để điều trị khí hư màu trắng đục

Sử dụng lá trà xanh để điều trị khí hư màu trắng đục (Nguồn: Sưu tầm)

Gừng

Gừng có vị cay, tính ấm nên tác dụng chính là để làm ấm cơ thể, giải độc. Nhờ đó mà gừng cũng được dùng để điều trị khí hư màu trắng đục, giúp cải thiện tình trạng khí hư và mùi ở vùng kín.

Chuẩn bị: 40g gừng tươi và 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ và giã nát.

  • Đun sôi nước, bỏ gừng vừa giã nát vào rồi đun sôi thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.

  • Pha thêm chút nước lạnh vào để nước vừa ấm. Sau đó ngâm vùng kín trong vòng 15 - 20 phút.

  • Sau khi ngâm dùng khăn bông mềm lau sạch.

Lưu ý:
  • Trước khi ngâm, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

  • Nên thực hiện ngâm vào buổi tối trước khi ngủ.

  • Không nên đun gừng quá lâu vì sẽ làm tinh dầu quý trong gừng bốc hơi và giảm hiệu quả điều trị.

>> Tham khảo: Máu kinh nguyệt có những màu nào?

Quả đậu bắp

Quả đậu bắp có tính mát, vị chua dịu và chứa nhiều thành phần khoáng chất đặc biệt. Ngoài ra, đậu bắp còn có tác dụng loại bỏ viêm nhiễm ở âm đạo, đồng thời giúp điều trị tình trạng khí hư màu trắng đục.

Chuẩn bị: 100g đậu bắp và 1 lít nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Đậu bắp đem rửa sạch, cắt cuống và để thật ráo.

  • Đun nước sôi già rồi sau đó cho đậu bắp vào đun trong vòng 30 phút thì tắt bếp.

  • Để nước nguội hẳn rồi chắt ra bát để uống trong ngày.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng nước đậu bắp vào buổi sáng vì cơ thể lúc này hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất.

  • Nên dùng nước đậu bắp hàng ngày.

>> Tham khảo: Khí hư màu xanh là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Nước đậu bắp giúp cải thiện tình trạng khí hư màu trắng đục

Nước đậu bắp giúp cải thiện tình trạng khí hư màu trắng đục (Nguồn: Sưu tầm)

Lô hội

Lô hội (còn được gọi là nha đam) được nhiều người biết đến với công dụng làm đẹp, trị mụn. Tuy nhiên, lô hội cũng là một là một trong những nguyên liệu dùng để điều trị khí hư màu trắng đục, các bệnh lý về huyết trắng.

Chuẩn bị: 2-3 lá nha đam còn tươi, mọng nước.

Cách thực hiện:

  • Lá nha đam đem rửa sạch, lột bỏ vỏ rồi ngâm với nước muối để loại bỏ nhựa, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.

  • Cho nha đam vào nồi, đổ vào 1 lít nước và đun trong 15 phút thì tắt bếp.

  • Dùng nước nha đam vừa đun để rửa vùng kín.

Lưu ý: Chia nước nha đam thành hai phần để rửa trong ngày (buổi sáng + buổi tối), bạn nên kiên trì thực hiện trong 1 tuần để thấy rõ hiệu quả.

>> Tham khảo: TOP 10 cách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà hiệu quả, đơn giản

Rau diếp cá

Một nguyên liệu nữa cũng thường được dùng để điều trị các bệnh lý về khí hư là rau diếp cá. Rau diếp cá có tác dụng chống viêm, men nấm và diệt khuẩn rất tốt nên dùng để điều trị khí hư màu trắng đục, khí hư dạng bọt khá hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 nắm rau diếp cá. Cách thực hiện:
  • Rau diếp cá đem rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại.

  • Dùng rau diếp cá để luộc ăn hàng ngày hoặc nấu canh.

Lưu ý: Có thể dùng rau diếp cá ăn sống nhưng cần đảm bảo rau đã rửa sạch, không còn vi khuẩn và các chất độc hại.

>> Tham khảo: Khí Hư Đặc Quánh Như Keo Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Lá trầu không

Lá trầu không được nhiều người dùng để điều trị tình trạng khí hư màu trắng đục. Phương pháp này cũng giúp cải thiện tình trạng viêm âm đạo, âm hộ, loại bỏ tình trạng khí hư ra nhiều, khí hư màu trắng đục.

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không và một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu đem rửa sạch.

  • Cho lá trầu vào nồi và đổ thêm 1 lít nước sạch, thêm một vài hạt muối tinh, đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp.

  • Để nước lá trầu nguội rồi chắt nước ra chậu/ thau dùng rửa ngoài vùng kín.

>> Tham khảo: Khí hư có mùi hôi là gì? Nguyên nhân do đâu?

Đun nước lá trầu rửa vùng kín sẽ giúp cải thiện khí hư màu trắng đục

Đun nước lá trầu rửa vùng kín sẽ giúp cải thiện khí hư màu trắng đục (Nguồn: Sưu tầm)

Cách phòng tránh ra nhiều khí hư màu trắng đục

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng khí hư màu trắng đục. Sau đây là một số cách giúp bạn phòng tránh ra nhiều khí hư màu trắng đục.

Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ

Một trong những cách phòng tránh tình trạng khí hư màu trắng đục là vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách, sạch sẽ. Việc làm này sẽ giúp bạn tăng cường hàng rào bảo vệ cho vùng kín, tránh sự xâm nhập của những loại vi khuẩn có hại.

>> Tham khảo: Những lý do nên thay băng vệ sinh thường xuyên

Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa có độ pH cao

Bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh chất lượng, có độ pH phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy hạn chế dùng các dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa có độ pH cao. Trong những ngày của kỳ kinh nguyệt, bạn nên vệ sinh đúng cách, khoảng 4 tiếng thay băng vệ sinh một lần và không nên để quá lâu.

>> Tham khảo: Đối tượng sử dụng Tampon: Độ tuổi nào phù hợp nhất?

Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp để phòng tránh ra khí hư màu trắng đục

Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp để phòng tránh ra khí hư màu trắng đục (Nguồn: Sưu tầm)

Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ

Bạn nên quan hệ tình dục một cách an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục nhằm giúp ngăn chặn các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Lựa chọn các loại quần lót có chất liệu thoáng mát

Lựa chọn các loại quần lót vừa với cơ thể, được làm bằng chất liệu thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt như cotton.

Kotex hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc, cũng như trang bị thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ bản thân tốt hơn. Đặc biệt, sản phẩm băng vệ sinh Kotex kháng khuẩn và mềm mịn sẽ giúp bạn luôn tự tin, mang lại cảm giác êm ái và khô thoáng trong những ngày đèn đỏ.

>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.