Chu kỳ

Căng tức, khó chịu bụng dưới là bệnh gì, có phải mang thai không?

Khó chịu bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở nữ giới, có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến tiêu hoá, cơ quan sinh sản, tiết niệu,... Trong mọi trường hợp, các nàng nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau. Cùng Kotex tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cách kiểm soát cơn đau tạm thời trong mỗi trường hợp để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thế nào là đau bụng dưới?

Đau bụng dưới là triệu chứng đau, khó chịu xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn, cảm giác đau quặn từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài. Mức độ và tính chất cơn đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Cụ thể, ở phụ nữ, vùng bụng dưới là khu vực có chứa nhiều cơ quan quan trọng, đặc biệt là ruột già, buồng trứng,... Cơn đau xuất hiện tại đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tiêu hoá, đường tiết niệu, hệ sinh sản,...

Khó chịu bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở nữ

Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở nữ giới (Nguồn: Internet) 

Khó chịu bụng dưới có phải mang thai không?

Bụng dưới căng tức, khó chịu có phải có thai? Kotex sẽ giải đáp chi tiết cho bạn ngay sau đây:

Dấu hiệu nhận biết cơn đau bụng dưới do mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị đau bụng dưới với các triệu chứng rõ rệt như:

  • Đau nhẹ, âm ỉ ở vùng bụng dưới.
  • Bụng dưới phình to, căng cứng, căng tức trong những tuần đầu thai kỳ.
  • Cơn đau bụng dưới thường xuất hiện khi ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.

Nguyên nhân gây đau bụng, khó chịu

Cơn đau, khó chịu bụng dướixuất hiện trong giai đoạn mang thai có thể do táo bón, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu, thai nhi làm tổ,... Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, chẳng hạn như: Mang thai ngoài tử cung, sảy thai, doạ sinh non,... Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Cách làm giảm cơn khó chịu bụng dưới do mang thai

Để làm giảm cơn khó chịu bụng dưới do mang thai, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng, đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Bổ sung thêm khoáng chất với liều lượng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vận động nhẹ nhàng.
  • Massage cơ thể.
  • Tắm nước nóng.
  • Kiêng ăn đồ ăn chế biến sẵn, chứa nhiều tinh bột.
  • Kê một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không đứng lâu.
  • Ăn nhiều chuối, nho khô để bổ sung đủ nước, canxi, kali.

Phụ nữ mang thai có thể bị khó chịu bụng dưới

Khó chịu bụng dưới là triệu chứng thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Nữ giới có kinh nguyệt có phẫu thuật được không? Cần lưu ý điều gì?

Khó chịu đau bụng do kinh nguyệt

Trong giai đoạn hành kinh, nữ giới cũng có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới, cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết cơn đau bụng dưới do kinh nguyệt

  • Cơn đau bụng dưới xảy ra liên tục, âm ỉ, co thắt, thường xuất hiện trước kỳ kinh 1 - 3 ngày.
  • Đau đỉnh điểm trong ngày đầu chu kỳ sau đó giảm dần.
  • Cơn đau có thể lan đến lưng, đùi.
  • Đau bụng dưới đi kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn, chuột rút,...

Nguyên nhân gây đau bụng, khó chịu

Trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để tống khử chất thải ra ngoài. Hormone prostaglandin gây ra những cơn co thắt cơ tử cung, gây đau vùng bụng dưới. Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể do bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,...

Cách làm giảm cơn khó chịu bụng dưới do kinh nguyệt

Để làm giảm cơn đau bụng kinh, bạn gái có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Tắm, ngâm mình bằng nước nóng hoặc chườm ấm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, B1, B6, omega-3,magie.
  • Không uống rượu bia, sử dụng thuốc lá để tránh triệu chứng đau bụng trở nên nghiêm trọng.
  • Kiểm soát cảm xúc, giữ tinh thần luôn thư giãn.

Chườm ấm để giảm triệu chứng khó chịu bụng dưới trong ngày hành kinh

Chườm ấm cũng là biện pháp giúp giảm khó chịu bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn

Một số trường hợp khó chịu bụng dưới khác do bệnh lý

Dưới đây là một số trường hợp đau bụng dưới do bệnh lý, bạn nên lưu ý:

Ruột bị kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn tiêu hoá mạn tính. Triệu chứng thường gặp là đau âm ỉ bụng dưới, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,... Tình trạng này thường xuất hiện khi căng thẳng kéo dài hoặc đột ngột thay đổi chế độ ăn uống.

U xơ tử cung

Đây là hiện tượng khối u phát triển ở thành tử cung nhưng không phải ung thư. Đối tượng thường mắc bệnh là phụ nữ trong giai đoạn từ 30 - 40 tuổi. Bên cạnh đau bụng dưới, bạn có thể bị đau lưng, đau khi quan hệ tình dục và khó mang thai.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển bất thường ở buồng trứng, bàng quang, ruột, ống dẫn trứng hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng thường gặp là khó chịu bụng dưới, đau mạn tính vùng lưng, xương chậu, đau ruột,... Đây là căn nguyên dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới.

Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng chính xác để thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành do sự tích tụ của khoáng chất và muối trong nước tiểu, với kích thước vô cùng đa dạng. Sỏi có thể di chuyển đến bàng quang, gây đau bụng dưới và vùng xương chậu. Nước tiểu cũng có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, chẳng hạn như: Niệu quản, niệu đạo, bàng quang,... Nhiễm trùng thường gây khó chịu bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu. Bệnh có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn cùng nhiều biến chứng đáng lo ngại khác nếu không điều trị kịp thời.

Các bệnh lây lan qua đường tình dục

Đau buốt bụng dưới, vùng chậu là một trong những dấu hiệu thường gặp của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình là Chlamydia và bệnh lậu. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám và điều trị sớm để tránh lây lan cho đối tác của mình.

Đau do sa tạng

Đau do sa tạng thường xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi. Bộ phận dễ tổn thương nhất là bàng quang và tử cung.

Khó chịu bụng dưới có thể cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý đáng lo ngại

Khó chịu bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác (Nguồn: Internet) 

Khó chịu bụng dưới ở nữ giới: Khi nào cần đến bác sĩ

Nếu bạn nhận thấy triệu chứng khó chịu bụng dưới, hãy theo dõi sát sao và đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu đáng lo ngại sau đây:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội.
  • Cơn đau không cải thiện mà trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bụng bị căng cứng hoặc mềm khi chạm vào.
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Sốt dai dẳng, kèm nôn, buồn nôn.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Không ăn trong nhiều ngày.
  • Không thể đi đại tiện trong nhiều ngày.
  • Đang mang thai.

Thông qua bài viết trên, Kotex đã chia sẻ đến bạn các nguyên nhân chủ yếu gây khó chịu bụng dưới. Hy vọng nàng đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi sức khoẻ, thăm khám kịp thời để ngăn chặn sớm các biến chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.