Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) có nghiêm trọng không?
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một hội chứng liên quan đến sức khỏe tinh thần ở phụ nữ phổ biến. Mặc dù các triệu chứng được coi như một phần của chu kỳ kinh nguyệt thông thường, nhưng trong một vài trường hợp chúng lại có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, hãy cùng Kotex tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau.
Xem thêm:
Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách
Tampon là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng bạn nên biết
11 cách làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh ngay tại nhà
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là hội chứng gì?
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 20-40% phụ nữ trải qua các triệu chứng của tiền kinh nguyệt (PMS) trong độ từ mức trung bình đến nặng. Có 3-8% trong số các triệu chứng này làm cho nữ giới không thể sinh hoạt một cách bình thường, hiện tượng này được gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).
Sự khác nhau giữa hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) chính là các biểu hiện của PMDD rất nghiêm trọng và dễ dàng làm cơ thể ngày càng suy nhược, PMS gây đầy hơi, đau đầu và căng tức vùng ngực trước ngày hành kinh khoảng 1-2 tuần, thì PMDD cũng có các triệu chứng tương tự đi cùng với tâm trạng cáu gắt, lo lắng hay trầm cảm.
Những triệu chứng này được cải thiện trong vài ngày sau khi đã rụng dâu, nhưng có thể xuất hiện với mức độ nghiêm trọng bao gồm cả các triệu chứng về thể chất lẫn tâm lý. Tất cả những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ở bạn nữ mắc phải, đồng thời còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Do đó, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt được xem là hội chứng mãn tính cần được điều trị ngay, phương pháp điều trị có thể áp dụng nhờ vào thay đổi thói mỗi ngày và dùng thuốc.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là bệnh mãn tính cần được điều trị (Nguồn: Internet)
Triệu chứng thường gặp của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Như đã nêu ở trên, các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt tương tự như rối loạn tiền kinh nguyệt nhưng lại có phần nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu nhận biết PMDD còn bao gồm các triệu chứng sau:
- Đau lưng.
- Đau đầu.
- Nóng trong người.
- Ngất xỉu.
- Mất ngủ trầm trọng.
- Hay quên.
- Chóng mặt.
- Cơ thể dễ bầm tím.
- Hay mệt mỏi.
- Tim đập nhanh.
- Giảm thị lực.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Hô hấp bị cản trở.
- Khó tập trung.
- Tê, ngứa ran hoặc co thắt cơ ở tứ chi.
- Có hoang tưởng, gặp vấn đề với hình ảnh của bản thân.
- Thèm ăn, đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Tâm trạng thay đổi như cáu gắt, lo lắng, hồi hộp và trầm cảm.
Đau đầu là một trong triệu chứng của rối loạn tâm thần kinh nguyệt (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Đau bụng kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
7 loại thuốc giảm đau bụng kinh và các cách sử dụng an toàn
Cách tính ngày rụng trứng là ngày nào chính xác, đơn giản
Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Do sự thay đổi của hormone
Các thay đổi ở hormone do chu kỳ kinh nguyệt gây ra như giảm nồng độ estrogen và tăng nồng độ progesterone đã dẫn đến rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Đồng thời, hormone estrogen và progesterone thay đổi còn gây ra tình trạng giữ dịch tạm thời, tương tự như việc thừa aldosterone hoặc ADH.
Hormone thay đổi gây ra tình trạng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Nguồn: Internet)
Thiếu hụt serotonin
Một vài tế bào ở não có sử dụng serotonin giúp kiểm soát tâm trạng, sự tập trung, giấc ngủ hay cơn đau. Theo một số nghiên cứu, sự thay đổi hormone ở nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến giảm lượng serotonin, làm cơ thể gặp phải hội chứng PMDD. Đôi khi việc sử dụng thuốc SSRI có khả năng làm tăng serotonin lại có thể giảm bớt triệu chứng của rối loạn tâm thần kinh nguyệt.
Cách điều trị chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Điều trị bằng thuốc
Các thuốc chống trầm cảm thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) thường được kê toa dành cho nữ giới mắc phải rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Đồng thời, được kê đơn thuốc giảm đau có thành phần ibuprofen, naproxen hoặc aspirin nhằm giúp giảm đau ngực, chuột rút hay các tình trạng khó chịu khác.
Tại thời điểm năm 2010, FDA đã phê duyệt cho việc dùng thuốc tránh thai có chứa thành phần drospirenone và ethinyl estradiol để điều trị PMDD. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định liệu lượng nếu dùng thuốc tránh thai này có phù hợp với cơ thể hay không, cách sử dụng nào đúng nhằm cải thiện triệu chứng của căn bệnh.
Điều trị PMDD bằng thuốc chống trầm cảm (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
11 cách làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh ngay tại nhà
Cách tính ngày rụng trứng là ngày nào chính xác, đơn giản
Làm phẫu thuật
Nếu phương pháp dùng thuốc không còn hiệu quả đối với cơ thể, việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể là một trong những cách điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, cắt bỏ buồng trứng đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng của PMDD, nhưng đây cũng là phương pháp khiến bạn nữ ngừng rụng trứng và bước vào giai đoạn mãn kinh sớm, đi kèm với các triệu chứng liên quan. Do đó, việc lựa chọn phẫu thuật để điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một quyết định quan trọng, cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Một số thực phẩm chức năng có chứa chất bổ sung được khuyến khích sử dụng nhằm điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt như:
- Magiê oxit (MgO).
- Chasteberry (Vitex agnus castus) - Trinh nữ châu u.
- Dầu hoa anh thảo.
- Vitamin E, Magiê, Canxi và vitamin B6.
Các cách điều trị khác
Một số biện pháp khác có thể thay thế giúp giảm hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) như:
- Tập yoga.
- Châm cứu, bấm huyệt.
- Kích thích thần kinh.
- Cắt giảm lượng đường, muối, caffeine và rượu.
- Tăng lượng đạm, tinh bột phúc cho cơ thể.
- Hoạt động nhẹ nhàng trước khi diễn ra kỳ hành kinh một vài ngày.
- Giữ cho tâm lý luôn ổn định, thư giãn giảm căng thẳng.
Tập yoga là một phương pháp giảm PMDD (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Băng Vệ Sinh Là Gì? Để Làm Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Băng Vệ Sinh
Các loại băng vệ sinh tốt, phổ biến nhất hiện nay và cách dùng của từng loại
Băng Vệ Sinh Ban Đêm Dùng Được Bao Lâu? Tip Dùng Giúp BVS Chống Tràn
Câu hỏi thường gặp về hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có liên quan đến sức khỏe tâm thần không?
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thường được coi là một dạng rối loạn nội tiết, đây là một rối loạn liên quan đến hormone. Nhưng cũng có liên quan đến các vấn đề về thể chất, tâm lý như trầm cảm, cảm giác lo lắng chỉ nghĩ đến tự tử. Do đó đây là hội chứng được liệt kê như một vấn đề sức khỏe tâm thần trong DSM-5, một dạng cẩm nang Chẩn đoán và Thống kêu rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một vấn đề sức khỏe tâm thần (Nguồn: Internet)
Sự khác nhau giữa rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?
Mặc dù có nhiều điểm tương tự nhau nhưng các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt lại nghiêm trọng hơn PMS rất nhiều, trong một vài trường hợp giống với triệu chứng của bệnh trầm cảm. Việc chẩn đoán được thực hiện dựa trên số lượng các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng hay thời gian có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc khám sức khỏe được thực hiện nhằm loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng, kiểm tra tâm lý cũng là cách để loại trừ sự tồn tại của các bệnh rối loạn tâm thần khác.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thường làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là các mối quan hệ gia đình và bạn bè. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, không chú ý đến các hoạt động thú vị trước đây, cảm thấy tuyệt vọng, khóc không lý do, thường xuyên nghĩ đến tự tử, lo lắng cao độ, cáu gắt, không thể tập trung, mất ngủ, thèm ăn… và có các biểu hiện về thể chất như chuột rút, đầy hơi, căng tức ngực. Những triệu chứng này xuất hiện trong khoảng 2 tuần trước khi rụng dâu và cải thiện sau khi đã đến chu kỳ kinh nguyệt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, Kotex hy vọng nội dung này đã có thể giúp ích được cho bạn. Nhìn chung lối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một triệu chứng mãn tính và cần được quan tâm và có sự can thiệp từ y khoa kịp thời. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có chẩn đoán và được điều trị đúng cách.
Xem thêm:
7 Nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh mà các bạn nữ nên lưu ý
Cách đeo và dán băng vệ sinh không bị tràn khi đi học hay đi ngủ
Review 5 loại băng vệ sinh dạng quần cho bạn gái được yêu thích nhất hiện nay
Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.
Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: