Mụn Rộp Sinh Dục Và Những Điều Cần Biết
Đối với một số bạn nữ, mụn rộp sinh dục có thể là căn bệnh khá xa lạ. Vậy mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và cách điều trị mụn rộp sinh dục? Mụn rộp sinh dục có tự khỏi? Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: Bệnh Lậu Là Gì Và Những Điều Cần Biết
Mụn rộp sinh dục là gì?
Mụn rộp sinh dục là bệnh phổ biến lây nhiễm qua đường sinh dục. Có tên tiếng Anh là Herpes, là nhóm virus gây ra mụn nước và vết loét đau đớn. Virus phổ biến nhất là Herpes simplex (HSV) loại 1 và loại 2. Virus này gây ra vết loét hoặc mụn nước quanh miệng và vết loét trên cơ quan sinh dục.
Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, tốc độ lây lan nhanh với tỷ lệ người mắc bệnh mụn rộp sinh dục ngày càng cao. Một khi bạn bị nhiễm bệnh, virus tồn tại trong cơ thể bạn cả đời. Thật nguy hiểm đúng không, các bạn!
Tham khảo: Những Bệnh Lây Qua Đường Tình Dục Phổ Biến Nhất
Các loại virus Herpes khác
Mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không? Ngoài HSV-1 và HSV-2 đã nêu ở trên, một số loại virus Herpes khác có thể gây các ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ như sau:
Virus Varicella-zoster (HSV-3)
Đây là virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona. Nhiễm thủy đậu là triệu chứng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, virus có thể tiến triển và gây ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng như viêm phổi hoặc hội chứng sốc độc ở những người có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, virus zona có thể biến chứng gây viêm não nếu để lâu không được điều trị.
Virus Epstein-Barr (HSV-4)
Còn được gọi là herpesvirus 4 (HHV-4) của con người, đây là một trong tám loại virus gây bệnh herpes của con người trong họ herpes và là một trong những loại virus phổ biến nhất ở người. Nó là nguyên nhân gây bệnh mononucleosis truyền nhiễm (sốt tuyến huyết).
Ở những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể dẫn đến viêm não hoặc viêm cơ tim. Và virus cũng có thể biến thể gây ung thư hạch.
Cytomegalovirus (CMV) (HSV-5)
Cytomegalovirus (gọi tắt là CMV, cyto tiếng Hylạp là tế bào và megalo là lớn) là một loại virus herpes thuộc họ Herpesviridae. CMV ở người là loại Human Herpesvirus 5. Virus này thường không thể tác động đến những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn có một hệ thống miễn dịch bị tổn thương thì virus này có thể thừa cơ gây viêm não và viêm phổi.
Tham khảo: Quan hệ tình dục an toàn là gì? 7 điều các cặp đôi cần biết
Triệu chứng mụn rộp sinh dục
Ở nữ giới, thời gian ủ bệnh thường ngắn, từ 2-10 ngày. Sau đó, sẽ xuất hiện các vết loét, cảm thấy đau và ngứa, chảy dịch, chảy máu. Sau khoảng thời gian 3-4 ngày, các vết loét bắt đầu đóng vảy và kèm theo các triệu chứng như:
-Khí hư ở âm đạo ra nhiều bất thường .
-Cơn đau ở vùng xương chậu, các hạch bạch huyết bị sưng lên khiến cho đi tiêu có cảm giác nóng.
Thông thường, các bạn gái mắc bệnh sẽ nhìn thấy mụn rộp xuất hiện ở âm đạo, hậu môn, miệng.
Tham khảo: Phân biệt sùi mào gà và gai sinh dục điểm giống và khác nhau
Các giai đoạn nhiễm trùng
Khi nhiễm virus, bạn sẽ trải qua các giai đoạn lây nhiễm khác nhau:
Giai đoạn đầu
Giai đoạn này thường bắt đầu sau 2 đến 8 ngày từ khi bạn nhiễm bệnh. Thông thường, nhiễm trùng gây ra các nhóm mụn nước nhỏ, gây đau đớn. Chất lỏng trong mụn nước có màu trắng đục, xung quanh da có màu đỏ. Các mụn nước vỡ ra và trở thành vết thương loét hở. Bạn có thể cảm thấy đau khi tiểu tiện trong giai đoạn này. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khác bao gồm: sốt, đau, mệt mỏi.
Hầu hết người bị nhiễm trùng giai đoạn đầu đều không cảm thấy đau đớn và không có triệu chứng khác lạ nào. Vì thế, bệnh nhân thường không biết mình bị nhiễm bệnh.
Tham khảo: Bệnh Huyết Trắng Là Gì: Triệu Chứng & Cách Trị Tại Nhà
Giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn này, không còn xuất hiện các mụn nước, vết loét hoặc các triệu chứng khác. Virus đang bắt đầu di chuyển từ da vào các dây thần kinh gần cột sống của bạn.
Giai đoạn bộc phát
Trong giai đoạn bộc phát, virus bắt đầu thâm nhập vào trong các đầu dây thần kinh. Nếu các đầu dây thần kinh này nằm trong khu vực tạo ra hoặc tiếp xúc với chất lỏng cơ thể, virus có thể xâm nhập vào các chất lỏng cơ thể đó. Các chất lỏng này có thể bao gồm nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo. Tuy không xuất hiện dấu hiệu nhận biết nào nhưng virus vẫn liên tục nhân rộng trong thời gian này.
Tái phát
Nhiều người vẫn bị mụn nước và vết loét trở lại sau khi đã điều trị hết mụn rộp sinh dục một thời gian. Các triệu chứng trong đợt tái phát này cũng nghiêm trọng như trong lần bệnh trước.
Căng thẳng, ốm yếu hoặc mệt mỏi,… là những yếu tố giúp các virus có thể tấn công trở lại. Thường xuyên tiếp xúc với nắng cũng có thể khiến bệnh tái phát. Khi cảm thấy ngứa ran hoặc đau ở những nơi đã từng nhiễm bệnh, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.
Tham khảo: Uống thuốc tránh thai như thế nào an toàn và hiệu quả?
Điều gì gây ra mụn rộp sinh dục?
Virus gây ra mụn rộp sinh dục thường lây từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Virus xâm nhập qua da miệng, dương vật, âm đạo, đường tiết niệu hoặc hậu môn. Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc với các vết thương hở ở da của bạn. Thường bạn dễ bị lây bệnh khi tiếp xúc với các mụn rộp sinh dục hoặc vết loét trên da người bị nhiễm bệnh. Bạn vẫn có thể bị lây bệnh ngay cả khi người lây nhiễm không có biểu hiện bị bệnh cụ thể.
Mụn rộp sinh dục cũng có thể lây lan từ nơi này sang nơi khác trên cơ thể bạn. Nếu bạn chạm vào vết loét trên bộ phận sinh dục, virus ẩn nấp trên ngón tay. Sau đó, bạn có thể truyền nó đến các bộ phận khác, bao gồm cả miệng hoặc mắt.
Phụ nữ mang thai bị mụn rộp sinh dục hoặc từng quan hệ tình dục với người đã mắc bệnh này thì nên nói trước với bác sĩ. Nếu bà bầu bị nhiễm mụn rộp sinh dục tại hoặc gần thời điểm sinh sẽ có thể truyền bệnh sang cho em bé. Em bé khi đi qua âm đạo sẽ tiếp xúc với vết loét và bị lây nhiễm virus. Điều này có thể gây tổn thương não, mù hoặc thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.
Nếu bà bầu bị tái phát mụn rộp sinh dục khi sắp chuyển dạ, bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy thai. Để tránh việc em bé phải đi qua âm đạo và bị lây nhiễm bệnh.
Điều trị các triệu chứng của mụn rộp
Mụn rộp sinh dục có tự khỏi? Điều đáng buồn là mụn rộp sinh dục không thể trị khỏi hoàn toàn. Do đó, cũng không có cách điều trị mụn rộp sinh dục triệt để mà chỉ có các liệu pháp ức chế nhằm ngăn chặn sự bùng phát trong một thời gian dài. Điều này cũng làm giảm nguy cơ truyền mụn rộp sinh dục từ người bệnh cho người khác.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm tại nhà trong thời kỳ bùng phát:
-Tránh tiếp xúc da hoặc chia sẻ vật dụng cá nhân cho đến khi các tổn thương được chữa lành hoàn toàn.
-Tránh chạm vào các vết thương và thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ.
-Giữ cho toàn bộ khu vực nhiễm bệnh sạch sẽ và khô ráo. Nếu bạn bị nhiễm bệnh ở bộ phận sinh dục, tuyệt đối không tắm bồn.
-Mặc đồ lót rộng, thoáng khí trong thời gian bị bệnh.
-Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
Bài viết trên là những thông tin khái quát về mụn rộp sinh dục.
>> Tham khảo thêm: