" "
Chu kỳ

Đau bụng khi đến tháng có nên truyền nước không?

đến tháng có truyền nước được không

Tiêm hoặc truyền dịch là một trong những phương pháp y tế thông dụng có thể đem lại hiệu quả chữa trị nhanh chóng. Phương pháp truyền dịch chỉ được thực hiện bởi những bác sĩ hoặc chuyên gia liên quan. Trong đó, nhiều bạn nữ thường dùng cách đi truyền nước để giảm tình trạng đau bụng kinh. Vậy đến tháng có truyền nước được không? Hãy cùng Kotex giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau.

Xem thêm:

Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

Tampon là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng bạn nên biết

Có nên dùng băng vệ sinh hàng ngày không? Cách sử dụng đúng và an toàn

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Hầu như 50% phụ nữ trên thế giới đều gặp phải thống kinh như đau bụng, đau lưng, mệt mỏi,... khi đến tháng. Đây là hiện tượng bình thường, bạn nữ không cần lo nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc đau bụng khi có kinh là:

  • Tử cung sẽ co thắt để các nội mạc bong ra, quá trình này diễn ra nhẹ nhàng thì chỉ khiến bị đầy hơi, nhưng khi nó diễn ra một cách mạnh hơn thì sẽ khiến vùng bụng của bạn đau thắt, khó chịu.
  • Cơ địa của nhiều bạn nữ thường dễ bị thiếu máu, đặc biệt là khi đến tháng, tình trạng thiếu oxy sẽ khiến vùng bụng đau nhức dữ dội hơn.
  • Cấu tạo cổ tử cung bất thường hoặc quá hẹp sẽ khiến cản trở sự lưu thông máu. Máu kinh bị dồn ứ, khó thoát ra ngoài và tạo nên tình trạng đau bụng kinh.
  • Ngoài ra, các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung,... cũng gây nên hiện tượng đau bụng mỗi kỳ kinh và kéo dài dai dẳng.

đến tháng có truyền nước được không

Nguyên nhân gây bụng kinh là co thắt tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nhưng đau bụng kinh vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Tùy vào cơ địa mà có bạn nữ chỉ đau râm rang, nhưng cũng có nhiều trường hợp cực kỳ đau nhức.

Nhiều phái nữ thường truyền tai nhau rằng truyền nước sẽ giảm đau rất tốt. Vậy đến tháng có truyền nước được không? Liệu điều này có chính xác?

Xem thêm:

Review 5 loại băng vệ sinh dạng quần cho bạn gái được yêu thích nhất hiện nay

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra

7 loại thuốc uống làm giảm đau bụng kinh tốt và an toàn khi dùng

Những trường hợp nào nên được truyền nước?

Truyền nước là phương pháp bổ sung chất dinh dưỡng trực tiếp vào tĩnh mạch để hỗ trợ quá trình chữa trị hoặc khôi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Để giải đáp câu hỏi đến tháng có truyền nước được không, bạn cần nắm các trường hợp sau:

  • Khi các chỉ số trong máu như chất điện giải, muối, đường,... bị tuột ở một mức độ nhất định thì sẽ được bác sĩ chỉ định truyền nước để bổ sung nhằm cân bằng giá trị huyết học.
  • Khi cơ thể bị mất nước, thiếu nước do vận động, ngộ độc hoặc các nguyên nhân khác khiến cơ thể suy nhược không thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn uống thì có thể tự ý truyền nước mà không cần thông qua sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân bị bệnh nặng đến mức các hình thức uống thuốc đều không khả quan thì có thể pha thuốc vào bình dịch và truyền nước.

đến tháng có truyền nước được không

Khi bạn nữ để tháng thì có truyền nước được không? (Nguồn: Sưu tầm)

Đến tháng có truyền nước được không? Đau bụng kinh cũng được đánh giá là suy nhược cơ thể nên có thể truyền nước được. Tuy nhiên, đau ở mức độ nào và khi nào nên truyền cần được thông qua sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý truyền nước rất dễ gây nên những hậu quả khôn lường nên nàng cần vô cùng thận trọng.

Xem thêm:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không và cách để kinh nguyệt ổn định

Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng

Có thể giảm đau bụng kinh bằng cách nào?

Hiểu được đến tháng có truyền nước được không sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, để giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên bạn cũng có thể sử dụng những cách sau:

  • Chườm nóng: Tác động nhiệt từ túi chườm sẽ khiến máu ở vùng bụng lưu thông tốt hơn, giảm ứ đọng và hỗ trợ hiệu quả cho việc giảm đau bụng kinh tức thì.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Khi đến tháng bạn cần kiêng khem những loại đồ chua, đồ lạnh, cay,... và bổ sung các loại trái cây, nước để cơ thể gia tăng đề kháng một cách tự nhiên, hạn chế tình trạng khó chịu khi đến tháng.
  • Tập yoga: Tập thể thao hoặc vận động mạnh có lẽ không phù hợp trong những ngày đèn đỏ, thế nhưng một số động tác yoga nhẹ nhàng vẫn là sự lựa chọn hợp lý. Tập yoga sẽ làm giảm căng thẳng, giãn cơ vùng bụng và giảm đau rất tốt.
  • Massage: Xoa bóp nhẹ vùng bụng dưới sẽ khiến cơ bắp được giãn ra, hỗ trợ lưu thông máu và giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Uống thuốc giảm đau: Nếu các biện pháp trên không quá hiệu quả thì bạn nữ cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau cấp tốc để xử lý tình trạng đau bụng khi đến tháng. Bạn cũng cần lưu ý về liều lượng phù hợp để giảm đau hiệu quả nhưng không bị quá liều.

đến tháng có truyền nước được không

Cơ thể khỏe mạnh thì sẽ hạn chế tình trạng bị đau bụng khi đến tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Với những thông tin được Kotex cung cấp bên trên, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đến tháng có truyền nước được không. Ngoài ra, đây chỉ là biện pháp trị ngọn không trị gốc. Để bảo vệ sức khỏe lâu dài và tự nhiên, bạn vẫn nên chủ động cân bằng đời sống của mình.

Tham khảo thêm:

Cách tính ngày rụng trứng

Top 9 thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất giúp chu kỳ kinh đều đặn

Kinh nguyệt màu đen: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.