" "
Chu kỳ

Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?

tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt

Nếu phụ nữ chưa có kế hoạch mang thai thì việc sử dụng phương pháp tiêm thuốc là một trong những cách hiệu quả, được nhiều người lựa chọn nhờ đạt hiệu quả cao và không cần thực hiện nhiều thao tác. Tuy nhiên nhiều người đắn đo rằng tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Hay việc này có những tác động nào đến cơ thể không? Trong bài viết này, Kotex sẽ có câu trả lời thông qua các thông tin sau đây.

Xem thêm:

Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

Tampon là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng bạn nên biết

Có nên dùng băng vệ sinh hàng ngày không? Cách sử dụng đúng và an toàn

Thuốc tránh thai dạng tiêm có cơ chế hoạt động như thế nào?

Các phương pháp tránh thai trên phổ biến trên thị trường có thể kể đến như que cấy tránh thai, vòng tránh thai, viên uống tránh thai, vòng âm đạo,... Trong đó, thuốc tránh thai dạng tiêm progestin chính là một loại hormone có công dụng ngăn ngừa việc mang thai theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Ngăn ngừa quá trình rụng trứng.
  • Kích thích sản xuất chất nhầy trong nội mạc tử cung, ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
  • Ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung, là một lớp lót tử cung giúp tạo điều kiện cho việc nhúng vào ở phôi. Từ đó, niêm mạc trở nên mỏng dần và không còn thích hợp cho phôi phát triển.

tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt

Thuốc tránh thai dạng tiêm chứa hormone progestin giúp ngừa thai (Nguồn: Internet)

Thông thường, một lần tiêm tránh thai sẽ có tác dụng trong vòng ba tháng. Hiệu quả tránh thai của phương pháp này sẽ dao động từ 99,3% đến 100%. Sau khoảng 12 tuần, nếu muốn tiếp tục ngừa thai thì bạn nữ cần tiếp tục tiêm lại thuốc để duy trì tác dụng. Trong giai đoạn chưa tiêm lại thuốc, hãy tránh quan hệ hoặc dùng biện pháp phòng tránh thai khác. Sau khi đã hiểu rõ về công dụng, hãy cùng Kotex tìm hiểu tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?

Xem thêm:

Review 5 loại băng vệ sinh dạng quần cho bạn gái được yêu thích nhất hiện nay

11 cách làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh ngay tại nhà

Đau bụng kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm đau hiệu quả

Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?

Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Theo nhiều chuyên gia, sau khi tiêm thuốc tránh thai, cơ thể phụ nữ thường sẽ gặp một số tác dụng phụ, trong đó tắc kinh là trường hợp rất phổ biến. Thông thường, khoảng từ 6 - 12 tháng sau khi tiêm thuốc tránh thai, có khoảng 50% phụ nữ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe và kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai.

tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt 

Tiêm thuốc tránh thai làm mất kinh sau khoảng 6 đến 12 tháng (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân của hiện tượng trên bắt nguồn từ việc trong loại thuốc có chứa thành phần progestin, lượng hormone này tăng cao trong cơ thể nhiều hơn so với estrogen. Dẫn đến tình trạng lớp niêm mạc tử cung không phát triển một cách bình thường, không bị bong ra và cũng không dày lên. Chính vì vậy, việc tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Kinh nguyệt ở phụ nữ đã tiêm thuốc tránh thai sẽ ít dần hoặc không có, đôi khi ở một số trường hợp sẽ bị ra nhiều máu và kéo dài thời gian qua các chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm:

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra

7 loại thuốc uống làm giảm đau bụng kinh tốt và an toàn khi dùng

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không và cách để kinh nguyệt ổn định

Những tác dụng phụ khi tiêm thuốc tránh thai

Chắc hẳn bạn đã biết tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không, ngoài ra do thuốc tránh thai được xem là một phương pháp tránh thai nội tiết tố. Vì vậy, phương pháp này có khả năng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau khi tiêm, ngày hành kinh có thể diễn ra thường xuyên, bất thường, hoặc thậm chí không có. Khi đến ngày đèn đỏ, lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn, theo một số thống kê có khoảng 70% phụ nữ sau khi tiêm thuốc tránh thai ra nhiều máu kinh hơn thường ngày trong vài tháng đầu sau tiêm.

Không những thế, đôi khi nhiều bạn nữ còn mắc phải hiện tượng cường kinh, khiến lượng máu trong cơ thể mất đi rất cao và kéo dài hơn một tuần, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sức khỏe cơ thể. Rong kinh cũng là một tình trạng thường xảy ra và xuất hiện khi tiêm mũi đầu tiên, sau khi cơ thể dần ổn định thì hiện tượng này sẽ không còn nữa.

tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt

Tiêm thuốc tránh thai gây ra hiện tượng rong kinh (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Top 9 thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất giúp chu kỳ kinh đều đặn

Kinh nguyệt màu đen: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Kinh nguyệt ra ít có làm sao không? Cách để kinh nguyệt ra đều

Tăng cân bất thường, nguyên nhân do trong thuốc tránh thai có chứa hormone progesterone gây kích thích sự thèm ăn, nhiều phụ nữ tăng đến 5% trọng lượng trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày được tiêm thuốc. Tuy nhiên, nếu cơ thể vẫn kéo dài việc tăng cân và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và thay đổi phương pháp ngừa thai nếu cần thiết.

Một trong các tác dụng phụ khác khi tiêm thuốc tránh thai là loãng xương, giảm độ kết dính của xương. Tác dụng phụ này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng chỉ mắc phải với người sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm trên 2 năm, nếu dùng dưới 2 năm, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra.

Ngoài ra, tâm trạng của nữ giới sau khi được tiêm thuốc sẽ dần trở nên mệt mỏi, chán nản, buồn giận vô cớ, cảm xúc có nhiều thay đổi,... Tình trạng này tương tự như phụ nữ đang trong thai kỳ nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, cơ thể cũng đi kèm với các triệu chứng đau nhức đầu, đau bụng dưới, buồn nôn, cương vú,...

Mặc dù phương pháp tiêm thuốc tránh thai gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể của nữ giới. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ này thường không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, khi lựa chọn bất kỳ loại phương pháp tránh thai nào, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu rõ thông tin để có lựa chọn phù hợp nhất với sức khỏe cơ thể.

Với những thông tin trên, Kotex đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về câu hỏi tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Và những thông tin liên quan đến cơ chế hoạt động và tác dụng phụ khi tiêm thuốc tránh thai. Nhìn chung, phương pháp này không có tác dụng phụ nghiêm trọng đến cơ thể, nhưng nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.

Xem thêm:

Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng

Cách tính ngày rụng trứng

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.