Chu kỳ

Góc giải đáp: Ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh?

Nhiều bạn gái phân vân rằng ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh, tại sao luôn thèm đồ ăn này mỗi khi tới tháng. Ngược lại với lầm tưởng của nhiều người, thực phẩm nhiều đường gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là nữ giới trong kỳ kinh. Không chỉ không giúp giảm đau bụng, đồ ngọt còn khiến triệu chứng ngày đèn đỏ thêm trầm trọng và đi kèm với nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng Kotex đi tìm câu giải đáp chi tiết cho thắc mắc này bạn nhé!

Đôi nét về đau bụng kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau xuất hiện trước và trong giai đoạn hành kinh. Triệu chứng dễ nhận thấy là đau co thắt vùng bụng dưới, quặn từng cơn, có thể nhẹ hoặc trung bình tùy vào cơ địa của từng người. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, dữ dội và kéo dài, bạn gái nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý đáng lo ngại như: Hội chứng tiền kinh nguyệt, hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, bệnh phụ khoa (u xơ tử cung, u nang buồng trứng,...).

ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh

 

Đau bụng kinh là triệu chứng khó chịu thường gặp trước và trong ngày đèn đỏ (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Cách pha trà gừng giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất

Vì sao con gái đến tháng thường thèm đồ ngọt?

Tại sao đến tháng lại thèm đồ ngọt? Về mặt sinh lý, cảm giác thèm đồ ngọt khi đến tháng xuất phát từ sự thay đổi của hormone trong cơ thể nữ giới. Trước giai đoạn hành kinh, nồng độ progesterone sụt giảm nghiêm trọng, trong khi đó estrogen tăng lên đáng kể. Điều này khiến lượng đường trong máu giảm xuống, kích thích não gửi tín hiệu cần bổ sung đường cho cơ thể, gây cảm giác thèm đồ ngọt.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể liên quan đến sự thay đổi hormone serotonin. Nữ giới mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thường có nồng độ serotonin thấp hơn mức cần thiết, gây cảm giác thèm đường mỗi khi tới tháng.

ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh

 

Hormone thay đổi khiến nữ giới thèm đồ ngọt khi đến tháng (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: 10+ loại nước ép giảm đau bụng kinh hiệu quả khi “mùa dâu” ghé thăm

Ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh?

Ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh? Không chỉ không giúp giảm đau, thói quen ăn nhiều đường trong ngày đèn đỏ còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như sau:

Làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh

Khi bắt đầu kỳ hành kinh, các tế bào nội mạc tử cung sẽ hình thành nên lớp niêm mạc tử cung, từ đó sản xuất hàm lượng hoạt chất Prostaglandin. Đây là một trong những chất trung gian cực mạnh, gây tăng lưu lượng máu, làm co thắt mạch máu, đông máu, điều hòa hóa học (tín hiệu triệu tập các tế bào bạch cầu) và rối loạn các mô, cơ quan.

Khi lớp niêm mạc tử cung bị phá vỡ, Prostaglandin sẽ được giải phóng, làm co mạch máu tử cung, cơ trơn tử cung, gây ra những cơn đau quặn thắt. Hoạt chất này đồng thời cũng đi vào máu, gây nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức cơ bắp và tiêu chảy. Tất cả các triệu chứng tiền kinh nguyệt dường như đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất quả mức Prostaglandin.

Khi ăn nhiều đồ ngọt, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các hóa chất gây viêm, bao gồm cả Prostaglandin, như một phản ứng tự nhiên. Do đó, bạn nên cân nhắc hạn chế ăn thực phẩm này trước và trong giai đoạn hành kinh.

Xem thêm: Ăn socola có giảm đau bụng kinh?

Gây rối loạn nội tiết tố

Trong thời kỳ hành kinh, nữ giới rất thèm ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm soát tốt cảm giác này, ăn quá nhiều đường có thể làm rối loạn nồng độ progesterone và estrogen. Đây là yếu tố gián tiếp dẫn đến việc hình thành các cơn đau bụng kinh cùng hàng loạt vấn đề đáng lo ngại khác.

Làm tăng các triệu chứng đi kèm với đau bụng kinh

Ăn nhiều thực phẩm có đường như bánh ngọt, kẹo ngọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin. Sau vài giờ, hàm lượng đường trong máu lại bắt đầu giảm nhanh chóng, khiến cơ thể cáu kỉnh, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và mất ngủ.

Giảm cảm giác thèm ăn

Khi ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu tăng cao sẽ kích thích cơ thể truyền các chất dẫn truyền thần kinh đến não với thông tin “đã no”, không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Do đó, bạn sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi.

ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh

 

Ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh không hay ngược lại sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Ăn sữa chua có giảm đau bụng kinh?

Một số biện pháp giảm đau bụng kinh an toàn

Ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh? Nên ăn gì khi đến tháng? Đây là thói quen có hại, không những không giúp giảm đau mà còn gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe. Vậy nên làm gì, ăn gì giảm đau bụng kinh an toàn? Các bạn gái có thể thử áp dụng một số phương pháp an toàn như sau:

  • Chườm ấm vùng bụng dưới.
  • Massage bụng.
  • Uống trà gừng ấm.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu để tránh tình trạng đầy bụng, chướng bụng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn hoặc uống nước canh từ rau ngải cứu.

ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh

Thử ngay một số phương pháp giảm đau bụng kinh an toàn thay vì ăn đồ ngọt (Nguồn: Internet) 

Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh hay không, các tác hại nghiêm trọng của thói quen ăn thực phẩm nhiều đường. Kotex cũng giới thiệu đến bạn một số phương pháp thay thế an toàn hơn, hy vọng sẽ giúp nàng vượt qua ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng nhất.

Tham khảo thêm:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.