Hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt có sao không?
Chúng ta đều biết rằng, khi mang thai việc có kinh nguyệt là điều không thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thường gặp phải tình trạng có thai nhưng vẫn có kinh. Hiện tượng này khiến nữ giới vô cùng hoang mang khi không nắm được tình trạng chính xác. Trong bài viết dưới đây, Kotex sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân chảy máu trong giai đoạn mang thai, cách phân biệt với hành kinh thông thường để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý. Cùng tham khảo ngay!
Tham khảo thêm:
Mang thai có thể có kinh nguyệt không?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, thường xảy ra vào mỗi tháng. Lúc này, lượng máu và màng trong cửa tử cung được đào thải ra ngoài thông qua âm đạo. Một chu kỳ chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh này đến ngày đến tiên của kỳ kế tiếp. Thời gian trung bình khoảng 28 ngày nhưng cũng có thể từ 21 - 35 ngày tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Máu kinh nguyệt ban đầu thường có màu nhạt, sau đó chuyển dần sang đỏ tươi hoặc sẫm, và ít dần, nhạt hơn về cuối chu kỳ.
Quá trình thụ tinh chỉ diễn ra khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ trong tử cung. Đây là thời điểm lớp niêm mạc dày lên, không xuất hiện kinh nguyệt trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phụ nữ có thể thấy máu kinh xuất hiện ở tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn trong âm đạo phân huỷ lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng. Rụng trứng xảy ra trước khi mang thai, cùng lúc với thời điểm thụ tinh khiến nữ giới lầm tưởng với hiện tượng kinh nguyệt. Đây không hẳn là dấu hiệu xấu, mẹ vẫn có thể sinh em bé khỏe mạnh sau khi ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Máu xuất hiện trong kỳ mang thai thường dễ gây nhầm lẫn với kinh nguyệt thông thường (Nguồn: Internet)
>> Tham khảo thêm: Kinh Nguyệt Khi Mang Thai - Điều Không Bao Giờ Xảy Ra
Tình trạng “có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt” ở mẹ bầu
Hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinhthường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:
Nhầm lẫn giữa kinh nguyệt và máu báo thai
Nữ giới thường không phân biệt được máu kinh nguyệt và máu báo thai, dẫn đến nhầm lẫn có thai nhưng vẫn có kinh. Dưới đây là một số đặc điểm điển hình giúp bạn nhận biết dễ dàng hơn:
- Máu kinh nguyệt: Thường có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, xuất hiện kéo dài từ 3 - 7 ngày.
- Máu báo thai: Thường có màu hồng hoặc màu đỏ tươi, thường xuất hiện khá ngắn, chỉ từ 1 - 2 ngày.
Mẹ bầu cần phân biệt được máu bào thai và kinh nguyệt thông thường để tránh hoang mang (Nguồn: Internet)
>> Tham khảo: Phân Biệt Có Kinh Trễ Và Mang Thai, Các Dấu Hiệu Nhận Biết
Thời gian thụ thai khớp với thời gian xuất hiện kinh nguyệt
Máu xuất hiện ở thời điểm mang thai có thể do thời điểm thụ thai vô tình trùng với thời điểm có kinh. Lúc này, túi thai vẫn còn nhỏ, chưa có khả năng thoát hết toàn bộ buồng tử cung, dẫn đến hình thành khoảng trống vùng giữa niêm mạc tử cung và túi ối.
Đến khi lớp niêm mạc bắt đầu bong tróc, máu có thể xuất hiện với lượng nhiều hoặc ít, thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết đều chỉ xảy ra khoảng đầu thai kỳ. Máu sẽ ngừng chảy khi túi ối phát triển với kích thước lớn hơn.
Có thai nhưng vẫn có kinh là dấu hiệu của sảy thai?
Có thai nhưng vẫn có kinh đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Để chắc chắn, bạn nên đi khám bác sĩ từ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đối với tình trạng mang thai ngoài tử cung, lượng máu chảy ra tương đối ít, sẫm màu, đen hoặc không đông. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị đúng cách ngay từ sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Có thai nhưng vẫn có kinh có thể là dấu hiệu sảy thai (Nguồn: Internet)
>> Tham khảo thêm: Vừa Quan Hệ Xong Có Kinh Nguyệt Có Thai Không?
Nhầm lẫn có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt do đâu?
Nhầm lẫn có thai nhưng vẫn có kinh nguyệtcó thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Tam cá nguyệt đầu tiên
m đạo chảy máu là hiện tượng rất phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tình trạng này dễ gây nhầm lẫn cho nữ giới khi cho rằng có kinh trong lúc mang thai. Đây thực chất là máu bào thai, thường có lốm đốm do nhau thai đã bám thành công vào tử cung. Một số vấn đề khác cũng có nguy cơ xảy ra bao gồm:
- Thai chết lưu.
- Thai ở bên ngoài tử cung.
- Sảy thai.
- Xuất huyết ở bên dưới màng đệm.
Hiện tượng chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20
Một số nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu âm đạo ở giai đoạn tuần thứ 20 của thai kỳ gồm:
- Viêm cổ tử cung hoặc polyp cổ tử cung: Tử cung bị viêm nhiễm hoặc hình thành polyp cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu âm đạo.
- Nhau tiền đạo: Trạng thái khi nhau thai bám sát gần cổ tử cung hoặc cổ tử cung đã bị che lấp.
- Sinh non hoặc chuyển dạ: Xuất hiện máu có lẫn chất nhầy ở âm đạo, được gọi là sinh non nếu xảy ra trước tuần 37 và là dấu hiệu sinh lý báo chuyển dạ nếu xảy ra sau tuần 37.
- Vỡ tử cung: Vùng tử cung bị vỡ gây đau đột ngột, hình dạng ban đầu bị phá vỡ, làm âm đạo chảy máu, đi kèm triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt,... cần điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tử vong.
- Nhau thai bong non: Đây là hiện tượng nhau thai bong sớm trước khi sổ thai.
Nữ giới thường nhầm lẫn chảy máu âm đạo tuần thứ 20 với kinh nguyệt thông thường (Nguồn: internet)
>> Tham khảo thêm: Bao Nhiêu Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu, Phổ Biến Nhất
Khi có thai nhưng vẫn có kinh cần làm gì?
Nữ giới thường rất lo lắng khi nhận thấy có thai nhưng vẫn có kinh. Để xác định nguyên nhân chính xác và ổn định tâm lý, ngay khi phát hiệu dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. Dưới đây là một số trường hợp khẩn cấp tuyệt đối không được trì hoãn việc thăm khám:
- Đau bụng dữ dội.
- Đau vùng xương chậu.
- Chóng mặt.
- Ngất xỉu, mệt mỏi.
- Chảy quá nhiều máu.
- Xuất hiện cục máu đông.
- Âm đạo xuất hiện dịch màu đỏ tươi, phải dùng đến băng vệ sinh.
Nữ giới nên đi khám bác sĩ khi nhận thấy có thai nhưng vẫn có kinh (Nguồn: Internet)
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc có thai nhưng vẫn có kinh là do đâu, một số nguyên nhân thường gặp và các trường hợp khẩn cấp cần điều trị sớm. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này, bạn đã cập nhật thêm nhiền kiến thức hữu ích để chuẩn bị tâm lý thật tốt. Ngoài ra, nếu các nàng đang có nhu cầu mua sắm băng vệ sinh chất lượng tốt, đừng quên ghé ngay Kotex để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé!
>> Tham khảo thêm:
Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.
Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:
Xem thêm tất cả danh mục sản phẩm Kotex
Băng vệ sinh ban đêm
Siêu Ban Đêm 28cm 4 miếng > Siêu Ban Đêm 35cm 3 miếng > Siêu Ban Đêm 35cm 8 miếng > Kotex Siêu Ban Đêm 42cm 3 miếng
Băng vệ sinh hàng ngày
Max Cool French Spa 20 miếng > Max Cool French Spa 20 miếng > Kháng Khuẩn 40 miếng > Kháng Khuẩn 20 miếng
Băng vệ sinh ban ngày
Kotex Khô Thoáng Bảo Vệ Toàn Diện Dày Không Cánh 8 miếng > Mini Meow > Max Cool French Spa Siêu Mỏng Cánh Ngày nhiều & Đêm 6 miếng > Kotex Pro Siêu Mỏng Cánh 8 miếng > Kotex Freedom Mặt Bông Mềm Mại, Maxi Cánh 8 miếng
Băng vệ sinh dạng quần